Đối với nhiều người trong chúng ta, quá trình quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ có thể dẫn đến cảm giác hồi hộp hoặc lo lắng. Dưới đây là một số mẹo để giúp giải quyết vấn đề này.
1. “Nỗi lo tái hoà nhập” là gì?
Việc dỡ bỏ các hạn chế do COVID-19 sẽ là cơ hội để được kết nối lại với bạn bè và gia đình 'ngoài màn hình'. Chúng ta có thể thăm lại những địa điểm yêu thích, cho dù trong khu vực hay trên khắp đất nước.
Khái niệm "nỗi lo tái hoà nhập" đã được sử dụng gần đây để mô tả cảm giác lo âu khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ ở một số quốc gia, và cuộc sống quay trở lại bình thường. Trong những tháng gần đây, tất cả chúng ta đều phải nhanh chóng thích nghi với nhiều hạn chế khác nhau và thiết lập các thói quen mới cho bản thân và gia đình. Đây là thách thức đối với tất cả mọi người, nhưng cũng có thể mang lại cảm giác an toàn với thông điệp "stay home, stay safe". Giờ đây, thời gian ở bên cạnh gia đình giảm xuống, các cửa hàng đã mở cửa trở lại, và cuộc sống trở nên bận rộn hơn. Điều này có thể gây lo lắng cho nhiều người trong chúng ta.
Một lý do khác khiến mọi người cảm thấy lo lắng vào thời điểm cụ thể này có thể là do khả năng về gia tăng các hoạt động xã hội. Đặc biệt, đối với những người mắc chứng lo âu xã hội, việc phải tương tác xã hội nhiều hơn, cho dù thông qua công việc hay cách khác, có thể gây căng thẳng.
1. “Nỗi lo tái hoà nhập” là gì?
Việc dỡ bỏ các hạn chế do COVID-19 sẽ là cơ hội để được kết nối lại với bạn bè và gia đình 'ngoài màn hình'. Chúng ta có thể thăm lại những địa điểm yêu thích, cho dù trong khu vực hay trên khắp đất nước.
Khái niệm "nỗi lo tái hoà nhập" đã được sử dụng gần đây để mô tả cảm giác lo âu khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ ở một số quốc gia, và cuộc sống quay trở lại bình thường. Trong những tháng gần đây, tất cả chúng ta đều phải nhanh chóng thích nghi với nhiều hạn chế khác nhau và thiết lập các thói quen mới cho bản thân và gia đình. Đây là thách thức đối với tất cả mọi người, nhưng cũng có thể mang lại cảm giác an toàn với thông điệp "stay home, stay safe". Giờ đây, thời gian ở bên cạnh gia đình giảm xuống, các cửa hàng đã mở cửa trở lại, và cuộc sống trở nên bận rộn hơn. Điều này có thể gây lo lắng cho nhiều người trong chúng ta.
Một lý do khác khiến mọi người cảm thấy lo lắng vào thời điểm cụ thể này có thể là do khả năng về gia tăng các hoạt động xã hội. Đặc biệt, đối với những người mắc chứng lo âu xã hội, việc phải tương tác xã hội nhiều hơn, cho dù thông qua công việc hay cách khác, có thể gây căng thẳng.
2. Sự lo lắng này có bình thường không?
Mặc dù những gì đang xảy ra trên khắp thế giới do đại dịch là bất thường, nhưng cảm giác lo lắng ở một mức độ nào đó là hoàn toàn bình thường - và điều này vẫn đúng khi chúng ta chuyển sang giai đoạn mới này. May thay, nguy cơ nhiễm và lây lan COVID đã giảm xuống rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn cần phải cảnh giác. Trên thực tế, căng thẳng hay lo lắng về dịch bệnh có thể hữu ích, vì nó có thể khiến chúng ta tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, như đeo khẩu trang khi đi mua sắm.
Lo lắng ở một mức độ nào đó là điều đương nhiên trong những thời điểm khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên, nó có thể trở thành vấn đề, nếu lo lắng đến mức có tác động tiêu cực đến cuộc sống hoặc sức khỏe của chúng ta, hoặc khi chúng ta nhận thấy nỗi lo thường xuyên cản trở chúng ta làm những việc quan trọng.
3. Vậy bạn có thể làm gì?
Luôn cập nhật thông tin và tiếp nhận thông tin đó từ những nguồn đáng tin cậy. Bạn có thể yên tâm hơn khi tìm thấy thông tin và lời khuyên đáng tin cậy, vì nó có thể giúp ứng phó với sự lo lắng hoặc những suy nghĩ tiêu cực có thể bắt nguồn từ nỗi sợ hãi.
Thực hành chánh niệm (mindfulness), tiếp đất (grounding) hoặc các bài tập thở.
Trò chuyện với gia đình và bạn bè về cảm giác của bạn. Bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi gặp gỡ gia đình hay bạn bè trong không gian ngoài trời vào thời điểm ít bận rộn khi việc duy trì khoảng cách dễ dàng hơn.
Làm mọi việc theo tốc độ của bạn. Đặt ra các nhiệm vụ có thể đạt được cho bản thân mỗi tuần để điều chỉnh thói quen của bạn. Điều có thể giúp bạn loại bỏ sự lo lắng và xây dựng sự tự tin khi ở bên ngoài hoặc xung quanh người khác. Nếu chứng lo âu xã hội là điều bạn đã từng trải qua trước đây, hãy nghĩ về những việc bạn đã kiểm soát được trước đây.
Giữ kết nối với những người khác. Mặc dù các cửa hàng cà phê, phòng gym và rạp chiếu phim đang chuẩn bị mở cửa trở lại, nhưng nếu việc đơn giản hóa mọi thứ có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn thì điều đó là hoàn toàn bình thường. Giữ liên lạc bằng cách gọi điện hoặc gọi video, gặp gỡ ngoài trời trong khu vườn hoặc công viên, hay đi dạo ở một nơi yên tĩnh với một người bạn cũng là những hoạt động vô cùng giá trị.
Thông cảm với chính mình. Nói chung, thích nghi với nhiều thay đổi thường mệt mỏi, và những tháng gần đây là điều chưa từng xảy ra và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách khác nhau. Nhiều người có thể cảm thấy làm việc kém hiệu quả hơn bình thường và có lẽ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng. Mặc dù trong những tuần tới, bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để làm nhiều việc và đi nhiều nơi, nhưng điều quan trọng không kém là nhắc nhở bản thân tự chăm sóc và nghỉ ngơi trong khoảng thời gian đầy thử thách này. Đừng cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian hoặc ưu tiên bản thân.
Hỗ trợ những người trẻ tuổi. Trẻ em trở lại nhà trẻ hay trường học có thể gặp phải một số lo lắng ban đầu. Hãy nhớ rằng, điều này là hoàn toàn tự nhiên sau một thời gian dài ở nhà.
Nguồn: Looking after your mental health as lockdown lifts - St. Patrick’s Mental Health Services
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn