Work place : Viện Tâm lý Việt - Pháp
1. Thông tin cá nhân
Họ và tên: Trần Văn Công
Học hàm: Phó Giáo Sư
Học vị: Tiến sĩ
2. Vị trí công tác:
Tháng 12/2019 đến nay Phó chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tháng 4/2018 đến tháng 12/2019 Kiêm nhiệm Phó trưởng Phòng khoa học và hợp tác phát triển, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tháng 1/2018 đến nay Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận và phương pháp nghiên cứu trong giáo dục, Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ tháng 11/2014 đến năm 2018 Chủ nhiệm Bộ môn Tư vấn học đường, thuộc Khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Quá trình công tác:
Từ 1/1/2014 đến nay Giảng viên tại Khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2010 đến nay Cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng tâm lý – Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2008 đến nay Thành viên chương trình Chương trình Tâm lý lâm sàng, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
09/2017-02/2018 Học giả của chương trình giao lưu học thuật quốc tế của Quỹ giáo dục cao học Hàn Quốc (KFAS) tại Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc
2007 - 2008 Cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.Quá trình đào tạo:
2002 - 2006 Cử nhân tâm lý học, định hướng tâm lý học lâm sàng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lớp Tâm lý học Lâm sàng Pháp ngữ
2008 - 2010 Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Tâm lý lâm sàng, Đại học Vanderbilt, bang Tennessee, Hoa Kỳ
2008 - 2013 Tiến sĩ Tâm lý lâm sàng, Trường đại học Peabody, Đại học Vanderbilt, bang Tennessee, Hoa Kỳ
5. Nghiên cứu khoa học:
2017 – nay Chủ trì nghiên cứu đề tài của Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia (NAFOSTED) Bắt nạt trực tuyến ở học sinh Việt Nam: Nghiên cứu thực tiễn, và xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp hiệu quả. Mã số 501.99-2015.02
2017-2019 Đồng chủ trì đề tài cấp Trường Đại học Giáo dục Xây dựng phần mềm điện thoại đánh giá xu hướng nghề nghiệp. Mã số QS.17.04.
2017-2018 Thư ký đề tài cấp Trường Đại học Giáo dục Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho chương trình cử nhân tham vấn học đường do TS. Nguyễn Hồng Kiên, ĐHGD chủ trì. Mã số QS.17.11
2017-2019 Chủ trì nghiên cứu đề tài cấp ĐHQGHN Xây dựng tiêu chuẩn cho các cơ sở can thiệp trẻ tự kỷ. Mã số QG.17.51
2017-2019 Thư ký đề tài cấp ĐHQGHN Xây dựng tiêu chí đánh giá công trình nghiên cứu khoa học giáo dục theo chuẩn quốc tế do PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa chủ trì. Mã số QG.17.52
2016-2018 Thành viên nghiên cứu đề tài cấp Bộ GDĐT Các giải pháp giáo dục giảm thiểu hành vi bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở do TS. Phí Thị Hiếu, ĐH Thái Nguyên chủ trì.
2015-2017 Thành viên nghiên cứu đề tài cấp Sở KHCN TP. HCM Xây dựng chương trình phối hợp giữa gia đình và trường chuyên biệt trong can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Ngô Xuân Điệp, ĐH KHXH&NV TP. HCM chủ trì.
3/2015 đến nay Thư ký cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ GDĐT Nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục can thiệp hòa nhập đối với học sinh tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học do TS. Hoàng Thị Hạnh, ĐH Sư phạm 2, Vĩnh Phúc làm chủ trì.
11/2014 – 12/2015 Chủ trì nghiên cứu cấp cơ sở (cấp trường) của đề tài Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo cho giáo viên can thiệp cho trẻ tự kỷ. Mã số QS.14.04
2013 đến nay Tham gia dự án nghiên cứu Thúc đẩy sức khỏe cộng đồng về tự kỷ ở Việt Nam (Advancing Autism Public Health in Vietnam) của tổ chức “Tự kỷ lên tiếng” (Autism Speaks). Nghiên cứu viên chính: TS. Lauren Elder, Autism Speaks, phó giám đốc phụ trách phổ biến khoa học.
2013 đến nay Tham gia dự án nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ dành cho tự kỷ ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nghiên cứu viên chính: BSCK II. Lâm Tứ Trung, BV Tâm thần Đà Nẵng.
2004 đến nay Nghiên cứu cá nhân: Quản lý hành vi; Rối loạn phát triển trẻ em (tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, rối loạn hành vi…); Tham vấn học đường; Trị liệu nhận thức hành vi; Nghiên cứu định tính; Bắt nạt ở học sinh và bạo lực học đường.
2009 đến nay Nghiên cứu viên chính của dự án Thích nghi trắc nghiệm NEO PI-R cho Việt Nam của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dịch, thích nghi và chuẩn hóa NEO PI-R cho người Việt. Bao gồm thích nghi về ngôn ngữ và văn hóa, tổ chức thu thập dữ liệu, phân tích và diễn giải số liệu, và viết báo cáo.
Tháng 8/2008 đến nay Tham gia dự án nghiên cứu về bắt nạt (peer victimization) và mối liên hệ tới các vấn đề nhận thức tiêu cực và trầm cảm ở học sinh do GS.TS. David Cole, Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ, chủ trì: Tham gia xây dựng các thang đo, đi thu thập dữ liệu tại các trường phổ thông ở Tennessee, Hoa Kỳ.
Năm 2010 Tham gia đề tài Xây dựng quy trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế. Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TS. Nguyễn Đức Chính – Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN chủ trì. Tham gia Nhóm xây dựng công cụ và khảo sát thực trạng dạy học ở THPT.
Tháng 8/2010 đến nay Tham gia dự án Stress và Ứng phó ở vị thành niên do PGS.TS. Bahr Weiss (Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ) chủ trì. Điều phối viên cho thu thập dữ liệu ở Việt Nam, bao gồm giám sát thảo luận nhóm tập trung, thiết lập bảng hỏi trên mạng, v.v.
Tháng 1/2008 đến nay Tham gia dự án nghiên cứu về hysteria tập thể do PGS.TS. Bahr Weiss (Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ) chủ trì: điều tra dữ liệu, tìm các trường hợp bị hysteria, v.v.
Tháng 6/2007 đến tháng 9/2007 Thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng đào tạo lý thuyết và thực hành trị liệu tâm lý”, PGS.TS. Trần Thị Minh Đức chủ trì.
Tháng 12/2006 đến nay tháng 8/2009 Tham gia nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm tập trung (Focus group) về sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam của T.S. Victoria K. Ngo, UCLA Semel Institute for Neuroscience & Human Behavior, Đại học California: Mã hóa, phân tích dữ liệu, viết báo cáo và bài báo.
Tháng 06/2006 Khóa luận tốt nghiệp Ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học.
6. Sách
Vũ Văn Thuấn, Trần Văn Công (đồng chủ biên) (2020). Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ rối loạn phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. ISBN: 978-604-9947-52-0
Trần Văn Công (2020). Bắt nạt trực tuyến ở thanh thiếu niên. Nhà xuất bản ĐHQGHN. ISBN: 978-604-9969-65-2
Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến, Trần Văn Công, Hồ Thị Huyền Thương, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Lệ Quyên, Phan Thiệu Xuân Giang (2019), Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHQGHN, ISBN: 978-604-968-134-9
Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến, Trần Văn Công, Hồ Thị Huyền Thương, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Lệ Quyên, Phan Thiệu Xuân Giang (2019), Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHQGHN, ISBN: 978-604-968-592-7
Hoàng Thị Hạnh, Trần Văn Công (2018), Giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý, NXB Giáo dục Việt Nam, ISBN: 978-604-0-12874-4.
Trần Văn Công, Nguyễn Hồng Kiên (2017), Giáo trình cao đẳng nghề: Công tác xã hội cá nhân và nhóm, NXB Lao động – xã hội. ISBN: 978-604-65-3187-6.
Ban biên tập và Hội đồng khoa học của sách “Ứng dụng tâm lý học, giáo dục học và can thiệp rối loạn phát triển” do Hội KHTLGDVN và ĐH Hùng Vương tổ chức (5/2017), NXB Thế Giới, ISBN: 978-604-77-3372-9.
Ban biên tập và Hội đồng khoa học của sách “Kỷ yếu hội thảo Tâm lý học học đường lần thứ IV: Xây dựng và quản lý chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở thực hành tâm lý học học đường ở Việt Nam” do trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN tổ chức (8/2014). NXB ĐHQGHN. ISBN: 978-604-62-1422-9.
Ban biên tập và Hội đồng khoa học của sách “Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc Sức khỏe tâm thần trong trường học” do qũy Tài năng trẻ Tâm lý học – Giáo dục học tổ chức (6/2014). NXB ĐHQG TP. HCM. ISBN: 978-604-73-2638-9
Weitlauf, A.; White, S.; Yancey, O.; Rissler, C. N.; Harland, E.; Tran, C. V.; Bowers, J.; Newsom, C. R.; et al. (2013). The Healthy Bodies Toolkit. Link: http://kc.vanderbilt.edu/healthybodies.