Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder), còn được biết tới với tên viết tắt OCD, là một chứng rối loạn tâm thần mãn tính. Chứng rối loạn tâm thần này có một số biểu hiện đặc trưng như: có những suy nghĩ lặp đi lặp lại gây ra nhiều lo âu, sợ hãi, và tạo ra các nghi thức để kiểm soát những suy nghĩ gây lo âu, sợ hãi đó.
Một người mắc chứng OCD sẽ thường thực hiện một nghi thức (chẳng hạn như rửa tay) lặp đi lặp lại, đồng thời cảm thấy không thể nào kiểm soát được sự thôi thúc phải thực hiện những nghi thức này. Người mắc OCD lặp đi lặp lại những hành vi như vậy để cố làm bản thân bớt lo âu và sợ hãi hơn.
Các đặc điểm và triệu chứng của OCD
Các triệu chứng của OCD bao gồm: có những nỗi ám ảnh, các hành vi có tính cưỡng chế (tạo cảm giác bắt buộc phải thực hiện chúng vì nhiều lí do khác nhau), hoặc là cả hai. Người mắc những triệu chứng này thường cảm thấy xấu hổ, muốn che giấu đi những nỗi ám ảnh và các suy nghĩ mang tính cưỡng chế của mình.
Các triệu chứng ám ảnh thường thấy
Những nỗi ám ảnh trong OCD được định nghĩa là những suy nghĩ, ham muốn, cảm giác thôi thúc hay những hình ảnh trong đầu lặp đi lặp lại, gây ra cảm giác lo âu và sợ hãi. Chúng thường nằm ngoài tầm kiểm soát của người bị OCD, là những vị khách không mời mà đến.
Để đương đầu với những nỗi ám ảnh này, người bị OCD sẽ cố phớt lờ hoặc đè nén chúng bằng một suy nghĩ hoặc hành động khác (ví dụ như bằng một hành vi mang tính cưỡng chế).
Sau đây là một số nỗi ám ảnh thường thấy ở người mắc OCD:
Một người mắc chứng OCD sẽ thường thực hiện một nghi thức (chẳng hạn như rửa tay) lặp đi lặp lại, đồng thời cảm thấy không thể nào kiểm soát được sự thôi thúc phải thực hiện những nghi thức này. Người mắc OCD lặp đi lặp lại những hành vi như vậy để cố làm bản thân bớt lo âu và sợ hãi hơn.
Các đặc điểm và triệu chứng của OCD
Các triệu chứng của OCD bao gồm: có những nỗi ám ảnh, các hành vi có tính cưỡng chế (tạo cảm giác bắt buộc phải thực hiện chúng vì nhiều lí do khác nhau), hoặc là cả hai. Người mắc những triệu chứng này thường cảm thấy xấu hổ, muốn che giấu đi những nỗi ám ảnh và các suy nghĩ mang tính cưỡng chế của mình.
Các triệu chứng ám ảnh thường thấy
Những nỗi ám ảnh trong OCD được định nghĩa là những suy nghĩ, ham muốn, cảm giác thôi thúc hay những hình ảnh trong đầu lặp đi lặp lại, gây ra cảm giác lo âu và sợ hãi. Chúng thường nằm ngoài tầm kiểm soát của người bị OCD, là những vị khách không mời mà đến.
Để đương đầu với những nỗi ám ảnh này, người bị OCD sẽ cố phớt lờ hoặc đè nén chúng bằng một suy nghĩ hoặc hành động khác (ví dụ như bằng một hành vi mang tính cưỡng chế).
Sau đây là một số nỗi ám ảnh thường thấy ở người mắc OCD:
- Sợ bị nhiễm vi khuẩn khi chạm vào những đồ vật họ coi là bị ô nhiễm (biểu hiện qua việc sợ chạm vào những thứ người khác đã chạm vào, sợ bắt tay, …)
- Có nhu cầu ngăn nắp quá mức, đến mức sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng khi mọi thứ không được sắp xếp gọn gắng, đúng nơi đúng chỗ, không đối xứng. Họ thậm chí còn có thể không thể ra khỏi nhà (hoặc phòng) nếu mọi thứ chưa tươm tất như ý họ muốn.
- Có những suy nghĩ cấm kỵ bao gồm những suy nghĩ liên quan đến những chủ đề nhạy cảm như tình dục hay tôn giáo.
- Những suy nghĩ gây hấn, thường là về nỗi sợ sẽ làm hại người khác, có thể được biểu hiễn qua các hành vi cưỡng chế, chẳng hạn như có nỗi ám ảnh phải theo dõi tin tức sự kiện có tính chất bạo lực.
Các triệu chứng có tính cưỡng chế ở người bị OCD
Compulsion (sự cưỡng chế) trong chứng OCD là các các hành vi và suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều đến mức chúng trở thành các nghi thức. Những nghi thức này giúp người bị OCD giảm bớt căng thẳng và lo âu khi bị những nỗi ám ảnh bủa vây.
Khi cơn ám ảnh ập đến, họ sẽ cảm thấy có một sự thôi thúc mãnh liệt buộc họ phải thực hiện những nghi thức kia. Dần dà khi đã làm nhiều, những nghi thức này sẽ trở thành phản xạ, làm người bị OCD phụ thuộc vào nó để giảm bớt lo lắng hoặc ngăn chặn một tình huống tồi tệ mà họ nghĩ sẽ xảy ra nếu nghi thức không được thực hiện.
Một vài hành vi mang tính cưỡng chế bao gồm: liên tục kiểm tra đồ đạc, rửa tay, cầu nguyện, đếm số, và mong người khác trấn an mình.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể của các hành vi mang tính cưỡng chế phổ biến:
- Rửa tay hoặc tắm rửa quá nhiều (ví dụ: tắm vài lần một ngày)
- Xếp sắp đồ đạc cẩn thận quá mức (ví dụ: đòi hỏi một cách gay gắt là mọi thứ luôn phải để đúng chỗ)
- Các nghi lễ đếm số (ví dụ: đếm số trên đồng hồ, đếm số bậc thang, đếm tấm lát trần nhà)
- Liên tục kiểm tra đồ đạc (ví dụ: liên tục kiểm tra cửa/cửa sổ xem khoá chưa, kiểm tra bếp xem tắt chưa)
Phần lớn mọi người (kể cả những ai không bị OCD) sẽ đều có một số hành vi cưỡng chế ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như kiểm tra xem đã tắt bếp hay khoá cửa chưa tới vài lần trước khi ra được khỏi nhà. Với những người bị OCD, họ còn có cả một số triệu chứng khác đi kèm với những hành vi cưỡng chế này, ví dụ như:
- Mất khả năng kiểm soát các hành vi có tính cưỡng chế, kể cả khi biết rằng những suy nghĩ và hành động như vậy là bất thường
- Dành ít nhất một giờ mỗi ngày cho những suy nghĩ hoặc hành vi bắt nguồn từ nỗi ám ảnh, hoặc thực hiện những hành vi gây ra lo âu, sợ hãi, làm xáo trộn các hoạt động trong cuộc sống (chẳng hạn như công việc hay các mối quan hệ).
- Việc sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng trực tiếp theo hướng tiêu cực bởi các hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh.
- Có tật máy giật (có các chuyển động đột ngột, nhanh, và lặp đi lặp lại), chẳng hạn như nháy mắt, nhăn mặt, giật đầu, hoặc nhún vai. Những người bị OCD còn có có những biểu hiện của tật máy giật bằng âm thanh, như hắng giọng, khụt khịt mũi…
Một vài đặc điểm chung của những người mắc chứng OCD
Một số người lớn, và phần lớn trẻ bị OCD không nhận thức được sự bất thường trong hành vi và suy nghĩ của họ. Trẻ nhỏ thường không có khả năng giải thích được lí do tại sao chúng lại có nghĩ về những thứ đáng sợ, hay vì sao chúng lại thực hiện những nghi thức riêng của mình. Thường với trẻ nhỏ, giáo viên hoặc phụ huynh sẽ là người phát hiện ra những triệu chứng OCD.
Thông thường, những người bị OCD có thể sử dụng chất (rượu hoặc ma tuý) để bớt đi cảm giác lo âu và sợ hãi gây ra bởi các triệu chứng của OCD. Những triệu chứng này theo thời gian có thể trải qua nhiều thay đổi: có triệu chứng tự xuất hiện rồi cũng tự biến mất, một số khác có thể sẽ đỡ đi trong khi một số có thể sẽ trầm trọng hơn.
Chẩn đoán và phát hiện OCD
Cho tới nay, vẫn chưa có bất cứ xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nào có thể giúp ta chẩn đoán OCD. Để chẩn đoán được OCD, bạn cần phải phỏng vấn với một chuyên gia lâm sàng đã được đào tạo để có thể chẩn đoán các vấn đề sức khoẻ tâm thần. Đây có thể là một nhà tâm lý học đã được cấp phép, hay một bác sĩ tâm thần (chuyên khoa tâm thần học).
Sau đây là những đặc điểm và triệu chứng sẽ được một chuyên gia lâm sàng dùng để chẩn đoán OCD:
- Người này có những nỗi ám ảnh không?
- Họ có các hành vi cưỡng chế không?
- Họ có dành một lượng thời gian đáng kể trong cuộc sống cho những nỗi ám ảnh và những hành vi, suy nghĩ có tính cưỡng chế không?
- Những nỗi ám ảnh và hành vi, suy nghĩ có tính cưỡng chế có cản trở các hoạt động quan trọng trong cuộc sống (làm việc, học tập, giao tiếp) không?
- Các triệu chứng (ám ảnh và cưỡng chế) có gây ảnh hưởng tới những điều mà họ coi trọng không?
Các chuyên gia lâm sàng có thể chẩn đoán OCD nếu họ nhận thấy rằng các triệu chứng ám ảnh và cưỡng chế choán lấy quá nhiều thì giờ và cản trở các công việc quan trọng trong cuộc sống của người đó.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân, bạn bè, hoặc người thân bị OCD, hãy nhớ tham khảo ý kiến của các chuyên gia có uy tín. Nếu để nguyên mà không điều trị, chứng OCD có thể ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Thêm nữa, việc chẩn đoán và điều trị càng sớm thì kết quả sau khi điều trị sẽ càng tốt hơn.
Nguyên nhân
Cho tới giờ, chúng ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác dẫn tới OCD. Tuy vậy, những nghiên cứu mới đang dần hé lộ điều này, giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn và điều trị OCD một cách hiệu quả hơn trong tương lai.
Các nghiên cứu khoa học
Một nghiên cứu năm 2019 đã cung cấp thêm nhiều dữ liệu giúp các nhà nghiên cứu xác định được những khu vực và quá trình trong não bộ liên quan đến các hành vi lặp đi lặp lại của những người bị OCD.
Sau khi kiểm tra hàng trăm bản chụp não bộ của người bị OCD và so sánh chúng với những bản chụp não của người không bị OCD, đây là một số khám phá các nhà nghiên cứu đã tìm ra:
Các bản chụp cộng hưởng từ (MRI) não đã cho thấy mạch thần kinh người bị OCD có có cấu trúc và chức năng khác biệt.
Não của người bị OCD không thể sử dụng các tín hiệu dừng bình thường để ngắt khỏi những hành vi cưỡng chế, kể cả khi người đó biết là họ nên ngừng lại.
Bản chụp não của những bị OCD còn cho thấy khả năng xử lý lỗi sai và ức chế hành vi trong não họ đều có sự khác biệt. Thông thường, những chức năng này sẽ giúp mọi người phát hiện và phản ứng với các yếu tố bên ngoài, đồng thời giúp họ điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp.
Theo tiến sĩ Luke Norman chính tác giả của nghiên cứu này, kết quả của nghiên cứu cho thấy não của người bị OCD phản ứng quá nhiều với các lỗi sai và quá ít với các tín hiệu dừng. Sau khi kết hợp dữ liệu từ 10 nghiên cứu và gần 500 người bao gồm cả những người có OCD và nhóm chứng, ta có thể xác nhận được một số mạng lưới thần kinh mà các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra là có liên hệ mật thiết tới OCD.
Điều trị
Việc nhận biết và sớm điều trị OCD là rất quan trọng. Một số phương pháp điều trị và một số loại thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn nếu chứng rối loạn được phát hiện sớm.
Không may là việc chẩn đoán OCD trong nhiều trường hợp thường bị chậm trễ. Lí do là vì nhiều triệu chứng OCD thường khó phát hiện, một phần vì OCD có quá nhiều triệu chứng khác nhau. Thêm vào đó, người bị OCD còn có thể giữ bí mật để không ai biết về những biểu hiện của mình (ví dụ như các suy nghĩ ám ảnh).
Theo một nghiên cứu tương đối cũ được công bố trên Journal of Clinical Psychiatry (Tạp chí Tâm thần học Lâm sàng), mọi người trung bình mất 11 năm để bắt đầu điều trị sau khi đã được chẩn đoán.
Một nghiên cứu năm 2014 được xuất bản bởi Journal of Affective Disorders (Tạp chí về các Chứng Rối nhiễu Cảm xúc), cho biết việc phát hiện và điệu trị sớm sẽ mang lại kết quả điều trị tốt hơn.
Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, người bị OCD thường nhận thấy các triệu chứng có cải thiện đáng kể. Một số người thậm chí còn hết hẳn OCD.
Trị liệu nhận thức
Có nhiều phương thức trị liệu nhận thức để điều trị OCD.
Liệu pháp phơi nhiễm và ngăn chặn phản ứng (Exposure and Response Prevention - ERP)
Đây là một liệu pháp trong nhóm trị liệu nhận thức, được dùng để điều trị OCD. Liệu pháp này khuyến khích người bị OCD không thực hiện những hành vi cưỡng chế để đối mặt với nỗi sợ của mình. Mục tiêu của liệu pháp là giúp người bị OCD thoát ra khỏi được chu kỳ tuần hoàn của những ám ảnh và hành vi cưỡng chế để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lúc mới bắt đầu liệu pháp, thân chủ sẽ được học cách đối diện với những tình huống mà khiến họ lo lắng. Sau khi liên tục được tiếp xúc với những tình huống như vậy, mức độ của sự lo âu đi kèm với tình huống đó cũng sẽ giảm dần.
Thân chủ sẽ bắt đầu bằng việc đối diện với những tình huống gây lo lắng nhẹ trước, rồi dần dần tiến tới những tình huống gây lo lắng trung bình, và cuối cùng là những tình huống gây lo lắng cực điểm.
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT)
CBT là một liệu pháp đã bao gồm các yếu tố của ERT, nhưng được bổ sung thêm yếu tố trị liệu nhận thức. Vì vậy, nó được coi là một pháp điều trị toàn diện hơn so với việc chỉ dùng ERP.
CBT tập trung vào giúp thân chủ thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi có vấn đề, bên cạnh việc cải thiện các chiến lược đối phó với khủng hoảng hay các kĩ năng như quản lý cảm xúc. Từ đó, thân chủ sẽ có khả năng đối diện với vấn đề của bản thân một cách hiệu quả hơn.
Khi điều trị bằng liệu pháp này, bạn có thể sẽ tham gia vào các buổi trị liệu 1-1 hay các buổi trị liệu nhóm, trực tiếp hoặc trực tuyến.
Phỏng vấn tạo động lực
Phương pháp phỏng vấn tạo động lực có thể giúp thân chủ nhiệt tình tham gia vào cuộc trị liệu hơn và cải thiện kết kết quả trị liệu cho người bị OCD.
Sử dụng thuốc
Một số đầu thuốc có thể được kê để điều trị OCD. Trong đó, thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (Selective serotonin reuptake inhibitors - SSRIs) là liệu pháp dược lý được ưa chuộng để điều trị OCD.
Một số loại SSRI có thể kể tên như Prozac (fluoxetine), Zoloft (sertraline), và Luvox (fluvoxamine), hay các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (Tricyclic antidepressants) như Anafranil (clomipramine) có thể được sử dụng.
Khi sử dụng thuốc SSRI, một số nguyên tắc cơ bản cần được áp dụng:
- Những người bị OCD cần sử dụng SSRI có liều cao hơn người gặp các vấn đề sức khoẻ tâm thần khác.
- Nên bắt đầu với liều thấp rồi sau đó tăng dần trong khoảng từ 4 đến 6 tuần cho tới khi đạt tới liều tối đa.
- Bác sĩ kê thuốc cần phải sát sao theo dõi người dùng thuốc (nhất là khi dùng liều cao)
- Thời gian thử nghiệm thuốc nên kéo dài từ 8 đến 12 tuần (trong đó có ít nhất 6 tuần dùng liều tối đa). Người dùng thuốc thường mất 4 tới 6 tuần, đôi khi lên đến 10 tuần để thuốc bắt đầu có tác dụng.
- Nếu những phương pháp điều trị điều trị đầu tiên (như thuốc Prozac) không hiệu quả với các triệu chứng của OCD, bạn nên tham khảo với bác sĩ tâm thần. Các loại thuốc ít phổ thông hơn như thuốc chống loạn thần hay clomipramine có thể được kê để giúp tăng hiệu quả cho thuốc SSRI.
Nếu đã được kê thuốc điều trị chứng OCD, sau đây là một số điều bạn cần lưu ý:
- Đảm bảo bản thân được các bác sĩ (tâm thần) theo dõi chặt chẽ để xem có tác dụng phụ, triệu chứng của các chứng rối loạn tâm thần đi kèm (ví dụ như trầm cảm), hay thậm chí là những suy nghĩ tự sát hay không.
- Tránh việc đột ngột dừng thuốc khi chưa có sự chấp thuận của bác sĩ.
- Nắm được lợi ích, rủi ro, và tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang dùng.
- Luôn thông báo với bác sĩ về những tác dụng phụ gặp phải sau khi uống thuốc. Bạn có thể sẽ cần phải thay đổi liều lượng, hoặc thậm chí là loại thuốc.
Ứng phó
Việc phải đối phó với các vấn đề sức khoẻ tâm thần có thể trở thành một thử thách với cả người bị rối loạn lẫn người thân trong gia đình. Chứng OCD cũng không phải ngoại lệ. Hãy cố gắng đi tìm sự hỗ trợ (chẳng hạn như tham gia vào một nhóm hỗ trợ online) và báo cho bác sĩ hoặc nhà trị liệu xem bạn đang cần gì.
Bạn có thể cần phải giải thích cho gia đình và bạn bè về chứng OCD. Hãy nhớ rằng OCD không phải một vấn đề kì dị hay quái ác. Nó là một chứng rối loạn và không ai có lỗi khi bị chẩn đoán mắc OCD cả.
Nguồn: What is Obsessive-Compulsive Disorder (OCD), Verywell Health
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn