1. Liệu pháp kinh nghiệm là gì?
Khi chúng ta nghĩ tới trị liệu, ta thường nghĩ đến liệu pháp trò chuyện (talk therapy). Mặt khác, liệu pháp kinh nghiệm (experiential therapy), giống như tên gọi, là một hình thức trị liệu liên quan đến việc đắm chìm bản thân vào một trải nghiệm nhất định.
Dạng trị liệu này sử dụng những công cụ như nhập vai, tâm kịch, âm nhạc, thơ ca, nghệ thuật và thủ công, đạo cụ, tương tác với động vật và các cuộc tham quan ngoài trời.
Tiến sĩ tâm lí học Sabrina Romanoff, là tiến sĩ và chuyên gia tâm lý lâm sàng tại thành phố New York nói: “Liệu pháp kinh nghiệm có đặc trưng là sự nhấn mạnh của nó vào hành động. Hành động rất quan trọng vì khi thể chất của một người được tham gia, họ có thể tiếp cận những yếu tố tâm lý mà họ không làm được bằng cách khác. Hành động có thể là điềm báo để thay đổi - bằng cách hoạt động theo một hướng mới, một người có thể suy nghĩ theo những cách mới.”
2. Các loại liệu pháp kinh nghiệm
Có một số loại liệu pháp kinh nghiệm mà tiến sĩ Romanoff chỉ ra dưới đây:
Khi chúng ta nghĩ tới trị liệu, ta thường nghĩ đến liệu pháp trò chuyện (talk therapy). Mặt khác, liệu pháp kinh nghiệm (experiential therapy), giống như tên gọi, là một hình thức trị liệu liên quan đến việc đắm chìm bản thân vào một trải nghiệm nhất định.
Dạng trị liệu này sử dụng những công cụ như nhập vai, tâm kịch, âm nhạc, thơ ca, nghệ thuật và thủ công, đạo cụ, tương tác với động vật và các cuộc tham quan ngoài trời.
Tiến sĩ tâm lí học Sabrina Romanoff, là tiến sĩ và chuyên gia tâm lý lâm sàng tại thành phố New York nói: “Liệu pháp kinh nghiệm có đặc trưng là sự nhấn mạnh của nó vào hành động. Hành động rất quan trọng vì khi thể chất của một người được tham gia, họ có thể tiếp cận những yếu tố tâm lý mà họ không làm được bằng cách khác. Hành động có thể là điềm báo để thay đổi - bằng cách hoạt động theo một hướng mới, một người có thể suy nghĩ theo những cách mới.”
2. Các loại liệu pháp kinh nghiệm
Có một số loại liệu pháp kinh nghiệm mà tiến sĩ Romanoff chỉ ra dưới đây:
Liệu pháp kịch (Drama therapy): Còn được biết là tâm kịch, liệu pháp kịch là một dạng trị liệu kinh nghiệm phổ biến nhất. Nó liên quan đến việc tái hiện hoặc tái lập những tình huống xung đột trong bối cảnh an toàn, giúp bạn giải toả bất kì những cảm xúc tiêu cực hay bị nén lại nào liên quan tới tình huống đó.
Liệu pháp âm nhạc (Music therapy): Liệu pháp âm nhạc sử dụng sự tương tác với âm nhạc để tạo ra những thay đổi tích cực trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi.
Liệu pháp nghệ thuật (Art therapy): Liệu pháp nghệ thuật sử dụng các quy trình và công cụ nghệ thuật sáng tạo để giúp bạn giải quyết những xung đột và có ý thức hơn về bản thân. Các công cụ trong trị liệu nghệ thuật bao gồm sơn, điêu khắc và vẽ.
Liệu pháp chơi (Play therapy): Dạng trị liệu này thường được áp dụng với trẻ em, tận dụng trò chơi trị liệu để giải quyết những khó khăn tâm lí mà trẻ có thể không bày tỏ được qua lời nói.
Liệu pháp ngoài trời (Outdoor therapy): Liệu pháp ngoài trời bao gồm trị liệu ở vùng hoang dã và liệu pháp phiêu lưu. Nó kết hợp những chuyến du ngoạn ở nơi hoang dã, các hoạt động phiêu lưu và những buổi trị liệu.
Liệu pháp động vật (Animal-assisted therapy): Tương tác với động vật và chăm sóc cho chúng có thể mang tính trị liệu. Các buổi trị liệu sử dụng động vật hỗ trợ có thể bao gồm chó hoặc ngựa.
3. Kĩ thuật
Các kĩ thuật được sử dụng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào loại liệu pháp kinh nghiệm.
“Tâm kịch có lẽ là cách tiếp cận mà mọi người nghĩ đến nhiều nhất trong liệu pháp kinh nghiệm. Nó liên quan tới việc tái lập những tình huống quan trọng trong mối quan hệ quá khứ và hiện tại, với mục tiêu làm việc với các kết quả điều trị cụ thể dưới dạng một vở kịch,” Tiến sĩ Romanoff nói. Bà cũng miêu tả một kĩ thuật ví dụ của liệu pháp này dưới đây.
Tâm kịch
Trong tâm kịch, một người phát triển một tình huống xảy ra trong cuộc sống của họ thành một vở kịch. Tình huống này có thể đã xảy ra từ nhiều năm trước đây. Tâm kịch đem nó lại tại nơi này và vào thời điểm hiện tại (here and now), nơi mà nó có thể được xử lý theo cách tích cực.
Tâm kịch cho một người cơ hội để đóng vai và tái hiện một tình huống trong không gian an toàn. Nó tạo ra không gian giữa tưởng tượng và thực tế, cho phép người này phát triển những cách mới để phản ứng lại với tình huống. Với mỗi lần tái hiện, người này sẽ chuyển sang phản ứng thích nghi hơn với tình huống đặt ra.
Phương pháp này cũng cho phép người đó tạm ngừng giữa một tình huống để xử lý những gì vừa xảy ra. Những người tham gia thường được cung cấp các ranh giới rõ ràng giữa tưởng tượng và thực tế. Ví dụ, một khu vực hay chiếc thảm có thể được sử dụng để đánh dấu “sân khấu”.
4. Liệu pháp kinh nghiệm phù hợp với tình trạng nào?
Có một vài tình trạng sức khoẻ tâm thần mà liệu pháp kinh nghiệm có thể giúp điều trị như:
- Quản lý cơn giận
- Lo âu
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
- Rối loạn hành vi
- Các hành vi cưỡng chế
- Trầm cảm
- Rối loạn ăn uống
- Đau buồn do mất người thân (grief)
- Rối loạn cảm xúc
- Các chứng ám sợ (phobias)
- Xung đột trong mối quan hệ và gia đình
- Căng thẳng
- Lạm dụng chất
- Chấn thương tâm lý (trauma)
5. Lợi ích của liệu pháp kinh nghiệm
Dưới đây là một số lợi ích của liệu pháp kinh nghiệm:
Giải quyết tình huống: Liệu pháp kinh nghiệm có thể giúp bạn khám phá hoặc tái lập những tình huống tổn thương hay xung đột trong quá khứ và hiểu được phản ứng của bạn với những tình huống đó. Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn giải phóng hoặc xử lý bất kì cảm xúc tiêu cực nào mà bạn chôn giấu và thúc đẩy quá trình chữa lành.
Xử lý cảm xúc: Tiến sĩ Romanoff nói rằng cảm xúc mãnh liệt xuất hiện trong loại trị liệu này có thể độc nhất và cho phép xử lí cảm xúc sâu sắc hơn.
Giảm thiểu sự né tránh: Bạn có thể có xu hướng né tránh những suy nghĩ, con người, địa điểm, hoặc cuộc trò chuyện liên quan tới các tình huống khó khăn mà bạn từng trải qua. Đương đầu với chúng có thể giúp bạn đối diện với điều này và giảm thiểu sự né tránh.
Thay đổi quan điểm: Tâm kịch cho phép bạn trải nghiệm một tình huống từ góc nhìn của những người khác có liên quan. Nó có thể giúp bạn thấy được quan điểm và hiểu được động lực của họ. Qua thời gian, nó có thể đem lại sự chấp nhận, tha thứ và yêu thương.
Thể hiện sáng tạo: Thể loại trị liệu kinh nghiệm sáng tạo, như là liệu pháp âm nhạc, liệu pháp nghệ thuật, và trị liệu kịch có thể giúp bạn thể hiện bản thân theo cách sáng tạo.
6. Hiệu quả
Romanoff nói rằng hình thức trị liệu này mặc dù không dành cho tất cả mọi người, nhưng nó được chứng minh là có hiệu quả trong những tình trạng nhất định.
Romanoff liệt kê một số yếu tố góp phần tạo nên sự hiệu quả là:
- Sự tương thích của nhu cầu và nhận thức tiêu cực như một bước quan trọng của sự thay đổi.
- Các giai đoạn của quá trình xử lý cảm xúc bậc cao mà mọi người trải qua, nó có thể bao gồm tức giận, tự trấn an bản thân, đau đớn và buồn bã.
- Với ý tưởng “cảm xúc làm thay đổi cảm xúc,” nơi mà cảm xúc được khơi gợi trong loại liệu pháp này thay đổi cách một người cảm nhận về một sự kiện hay xung đột trong cuộc sống của họ.
7. Những điều cần cân nhắc
Tiến sĩ Romanoff cho biết hình thức trị liệu này có thể không phù hợp với những người bị suy giảm nhận thức, tình trạng thể chất không cho phép khả năng tham gia trị liệu, hoặc có những triệu chứng loạn thần.
Bà nói thêm rằng liệu pháp kinh nghiệm có thể liên quan tới những xúc cảm mãnh liệt. Trước khi tham gia, bạn nên xem những video về các buổi trị liệu điển hình để có thể hình thành những mong đợi chính xác về những gì liệu pháp này bao gồm và đưa ra quyết định sáng suốt về sự tham gia của bản thân.
8. Cách bắt đầu
Nếu bạn có hứng thú với một loại liệu pháp kinh nghiệm nào, chẳng hạn như liệu pháp nghệ thuật hay liệu pháp động vậy, hãy tìm tới một nhà trị liệu đã được cấp phép, đào tạo và có kinh nghiệm với dạng trị liệu đó.
Trong khi liệu pháp kinh nghiệm có thể mang tính chìm đắm và mãnh liệt, điều quan trọng là bạn phải làm việc với người mà mình tin tưởng và xây dựng mối quan hệ trị liệu bền vững. Ngoài việc xác minh những chứng chỉ của nhà trị liệu, bạn nên chắc chắn rằng mình cảm thấy an toàn và thoải mái khi làm việc với họ.
LỜI KẾT
Liệu pháp kinh nghiệm là một hình thức trị liệu thực hành sử dụng các công cụ và phương thức biểu đạt. Nó có thể giúp bạn phám khá những tình huống khó khăn, xử lý cảm xúc của bản thân, và nhìn nhận mọi thứ từ một góc độ khác. Nó còn có thể thúc đẩy cách thể hiện sáng tạo.
Nguồn bài: What Is Experiential Therapy? - Verywell Mind.
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn