Thông thường, để phát hiện được chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên là một điều khá khó khăn. Các bậc phụ huynh thường không nhận ra được triệu chứng bởi trầm cảm ở thanh thiếu niên tương đối khác so với người lớn, khiến rất nhiều bạn trẻ ở độ tuổi này phải im lặng mà sống chung với lũ.
Có bốn loại trầm cảm phổ biến mà thanh thiếu niên thường hay mắc phải. Chúng có thể ảnh hưởng tới bất kì ai, bất kể giới tính, mức độ nổi tiếng, thành quả trong học tập, hay tố chất thể thao. Vậy nên, ta cần phải tìm hiểu để có thể nhận biết được các triệu chứng thường thấy của chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên, từ đó hỗ trợ các bạn trẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Các Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Thanh Thiếu Niên
Trong khi người lớn thường chia sẻ những nỗi đau tinh thần khi bị trầm cảm, thanh thiếu niên lại hay kể những cơn đau ở chính cơ thể hơn. Các bạn trẻ có thể sẽ bảo mình bị đau đầu, đau đụng, hay nhìn chung là cảm thấy không khỏe. Khi bị trầm cảm, việc đi khám sức khoẻ thể chất sẽ không phát hiện được vấn đề gì hết.
Cáu Gắt
Với người lớn, trầm cảm thường bao trùm lên họ một cảm giác buồn bã; nhưng với thanh thiếu niên, các bạn có thể có biểu hiện ngày một cáu kỉnh. Cách hành xử của các bạn có thể trở nên thiếu tôn trọng hoặc thiếu kiên nhẫn hơn bình thường. Ngoài ra, các bạn cũng có thể có các hành vi nổi loạn.
Đúng là chuyện thanh thiếu niên tính khí thất thường không có gì lạ. Tuy vậy, khi các bạn bộc lộ sự cáu kỉnh nhiều một cách bất thường thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bạn đang bị trầm cảm.
Những Thay Đổi Trong Học Tập
Chứng trầm cảm có thể làm chuyện học hành trở nên sa sút, dù không phải với ai cũng vậy. Một số bạn vẫn có thể duy trì được kết quả học tập tốt kể cả khi tinh thần đang rối bời.
Trên thực tế, đôi khi việc phải duy trì học lực tốt lại trở thành một áp lực dẫn tới trầm cảm. Khi các bạn nghĩ rằng mình phải đỗ vào được một trường đại học danh tiếng, hay cảm thấy cuộc đời sẽ chấm dứt nếu mình thi trượt một kì thi quan trọng, các bạn vẫn có thể vẫn giữ quyết tâm kể cả khi đang bị trầm cảm.
Nhạy Cảm Trước Những Lời Đánh Giá, Chỉ Trích
Chứng trầm cảm có thể khiến thanh thiếu niên trở nên nhạy cảm hơn trước những lời chỉ trích. Để đối phó với việc này, các bạn có thể tránh tham gia những hoạt động mới vì sợ thất bại, ví dụ như không tham gia các hoạt động thể thao hay không dám rủ ai đi dạ hội trường vì sợ bị từ chối.
Ngoài ra, các bạn còn có thể cố gắng làm việc quá hơn mức cần thiết để không bị đánh giá. Khi bị trầm cảm, một bạn thanh thiếu niên có thể sẽ trở nên cầu toàn vì sợ mình sẽ không được chấp nhận hay tin tưởng nếu mắc lỗi. Những thay đổi trong hành vi của con bạn có thể báo hiệu rằng chúng đang bị trầm cảm, vậy nên hãy theo dõi xem con bạn đối diện với rủi ro, những lời chỉ trích, hay sự thất bại thế nào nhé!
Sống Tách Mình Khỏi Xã Hội
Một người trầm cảm thường sẽ có xu hướng xa lánh mọi người, nhưng với các bạn thanh thiếu niên thì mọi chuyện có thể không phải luôn như thế. Thay vào đó, các bạn có thể sẽ bắt đầu giao du với những nhóm bạn không lành mạnh, hoặc sẽ ngừng nói chuyện với gia đình hay những người bạn cũ.
Trong một số trường hợp khác, nhiều bạn có thể sẽ chìm đắm vào thế giới ảo khi bị trầm cảm, thông qua việc tự tạo ra một con người, một tính cách khác trên mạng, nói chuyện trực tuyến nhiều hơn cả ngoài đời, hay mê mệt với các trò chơi nhập vai để trốn tránh hiện thực cuộc sống.
Xem Thêm:
>>>> Chuyên Gia Trị Liệu Tâm Lý
>>>> Biểu Hiện Trầm Cảm Theo Độ Tuổi
Cách Để Hỗ Trợ Thanh Thiếu Niên Bị Trầm Cảm
Nếu bạn cho rằng con mình đang bị trầm cảm, bạn nên tìm tới các chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ. Để điều trị chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên, các chuyên gia có thể sẽ yêu cầu trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc, hoặc kết hợp cả hai. Cha mẹ nên quan tâm và để ý tới quá trình điều trị của con.
Việc con bạn từ chối sự giúp đỡ là hoàn toàn bình thường và có thể sẽ xảy ra. Nếu vậy, bạn vẫn nên tự đi gặp các chuyên gia sức khoẻ tâm thần. Một nhà trị liệu tâm lý có thể cho bạn kiến thức và cách thức để giúp đỡ con.
Nguồn: How Teenage Depression Differs from Adult Depression, Verywell Mind
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý có nhiều năm kinh nghiệm tại Viện Tâm Lý Việt – Pháp:
Liên hệ với chúng tôi