Rối Loạn Bản Thể (Somatic Symptom Disorder) Là Gì?
Rối loạn bản thể (SSD) là một tình trạng khiến một người có các triệu chứng về mặt cơ thể nhưng lại không liên quan đến bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Những triệu chứng này thường gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng cho người mắc chứng rối loạn này. Nghiên cứu cho thấy khoảng 5 đến 7% số người trên toàn thế giới bị rối loạn bản thể. Nó cũng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.
Một người mắc hội chứng này thường lo lắng thái quá về sức khỏe của họ và có thể biểu hiện những hành vi kỳ quặc hoặc bất thường như một cách đáp ứng lại những lo lắng này.
Người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng quá mức về bất kỳ triệu chứng thể chất nào mà họ biểu hiện và nhận định sai về các triệu chứng với các dấu hiệu của tình trạng bệnh nặng. Họ cũng sẽ cảm thấy rất lo lắng về các triệu chứng mà họ mắc phải và nỗi sợ hãi của họ có thể bị phóng đại quá mức.
Triệu Chứng
Các triệu chứng của rối loạn bản thể trải qua thường khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng có nhiều mức độ nghiêm trọng và những người mắc hội chứng này thường gặp một loạt các triệu chứng. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn bản thể bao gồm:
Đau, các khu vực cảm thấy đau khác nhau ở mỗi người
Đau khi quan hệ với bạn tình
Khó thở
Mệt mỏi
Yếu đuối
Lâng lâng
Đau bụng
Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón
Bạn sẽ thường thấy những người mắc hội chứng này thể hiện những suy nghĩ và hành vi cụ thể tập trung vào các triệu chứng trên cơ thể họ và những gì họ nhận thấy có thể sai với họ.
Cảm thấy rằng bác sĩ của bạn không đủ để giải quyết mối quan tâm của bạn.
Dành nhiều thời gian để lo lắng về các triệu chứng của bản thân và lo về việc phải làm gì với chúng.
Cảm thấy rằng các triệu chứng nhẹ là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng.
Trở nên quá lo lắng về các triệu chứng dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động trong ngày
Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên ngay cả khi các thông tin đã rất rõ ràng.
Trở nên nhạy cảm một cách bất thường hoặc không phản ứng với thuốc được bác sĩ kê
Chẩn Đoán
Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) cung cấp các tiêu chí chẩn đoán sau để xác định rối loạn bản thể:
Trải qua những triệu chứng của rối loạn bản thể - gây ra tình trạng đau khổ ở mức đáng kể và làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của bạn
Các triệu chứng vẫn tồn tại trong hơn sáu tháng
Trải qua những suy nghĩ hoặc hành vi lo lắng khi có các triệu chứng của bệnh
Tuy nhiên, chẩn đoán SSD rất khó vì trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng trên cơ thể không liên quan đến bất kỳ tình trạng y tế nào. Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử cá nhân và bệnh sử và yêu cầu tiến hành một loạt các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Giả sử kết quả phòng thí nghiệm không có bằng chứng về tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp đó, người bệnh có thể được giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp chẩn đoán rối loạn bản thể.
Nguyên Nhân
Cũng như nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác, SSD không có nguyên nhân đơn lẻ nào. Tuy nhiên, chứng rối loạn này có liên quan đến việc bị lạm dụng và chấn thương thời thơ ấu.
Một giả thuyết về lý do tại sao tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ hơn nam giới là bởi tỉ lệ phụ nữ bị lạm dụng và chấn thương cao hơn.
Những người lo lắng và có ngưỡng đau thấp cũng dễ bị SSD hơn. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ làm cho một người dễ phát triển tình trạng này hơn những người khác:
Lạm dụng ma túy và rượu
Chấn thương thời thơ ấu
Lạm dụng tình dục
Trải qua những căn bệnh mãn tính trong thời thơ ấu
Có các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như lo lắng hoặc trầm cảm
Các Rối Loạn Có Liên Quan Đến SSD
Những rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận về sức khỏe của họ khá tương đồng nhưng không phải là SSD. Chúng đôi khi được nhóm lại và được gọi là rối loạn dạng cơ thể (somatoform)
Một số rối loạn có liên quan bao gồm:
Rối loạn cảm xúc: Tình trạng này khiến một người giả mạo bệnh tật hoặc các triệu chứng của tình trạng nhưng vốn họ không mắc phải.
Rối loạn chuyển đổi: Tình trạng này gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến nhận thức hoặc khả năng vận động của một người nhưng không liên quan đến bệnh thực thể. Ví dụ, một người mắc chứng rối loạn chuyển đổi có thể đột nhiên bị tê liệt tạm thời.
Rối loạn lo âu do bệnh tật: Rối loạn bản thể tương tự như chứng rối loạn lo âu bệnh tật, từng được biết đến với tên gọi chứng bệnh giả. Đó là một tình trạng khiến một người nghĩ rằng họ luôn có nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, không giống như SSD, một người mắc chứng bệnh giả thường sẽ không có triệu chứng cơ thể nào.
Các Biến Chứng Có Liên Quan
Mặc dù SSD có thể không gây ra các tình trạng sức khỏe thân thể, nhưng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu nó không được điều trị, bạn có thể trở nên mệt mỏi với các vấn đề sức khỏe mà bạn nhận thức, đến nỗi nó bắt đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và các mối quan hệ xã hội.
Bạn cũng có nguy cơ cao mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như lo âu hoặc trầm cảm.
Nhiều người mắc hội chứng này cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của để cố gắng điều trị các triệu chứng, từ đó gây ra khó khăn về mặt tài chính.
Điều Trị
Điều trị SSD tương đối khó khăn bởi chủ yếu là do những người bị tình trạng này không nhận ra rằng sự lo lắng của họ đang làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ.
Điều trị có thể tập trung vào việc giúp người bệnh đối phó với các triệu chứng thể chất mà họ đang gặp phải và xác định lý do tại sao chúng lại xảy ra.
Trị Liệu Tâm Lý
Liệu pháp hành vi-nhận thức (CBT) đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị SSD. Trong quá trình trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu tại sao họ cảm thấy như thế đối với các triệu chứng của bản thân và hướng dẫn cách đối phó với sự lo lắng do nó gây ra.
Thuốc
Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường do dự khi sử dụng thuốc để điều trị SSD. Và trên thực tế là không có loại thuốc chuyên biệt nào được sử dụng để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm để điều trị các chứng rối loạn đồng thời xảy ra như lo âu hoặc trầm cảm.
Ứng Phó
SSD có thể dễ dàng ứng phó thông qua các kế hoạch điều trị và kỹ thuật ứng phó phù hợp. Có ý muốn điều trị ở người bệnh là điều cần thiết và bước đầu tiên để điều trị thành công: Người bệnh cần thừa nhận rằng họ cần được giúp đỡ.
Thay đổi lối sống cụ thể cũng có thể làm tăng đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy rằng 50% đến 75% những người bị tình trạng này có cải thiện khi được điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số thay đổi bạn có thể thực hiện để cải thiện các triệu chứng:
Tập thể dục nhiều hơn: Hoạt động thể chất nhiều hơn có thể cải thiện cảm nhận về cơ thể và nó cũng rất tốt cho sức khỏe tâm thần.
Quản lý căng thẳng: Thường xuyên bị căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác của bản thân về bất kỳ triệu chứng nào trên cơ thể, dù là mức độ nhẹ.
Bỏ thói quen xấu: Uống quá nhiều rượu hoặc cà phê cũng có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Kết Lại
Mặc dù SSD có thể không gây ra các tình trạng sức khỏe thể chất, nhưng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu nó không được điều trị, bạn có thể trở nên mệt mỏi đến mức căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe nói chung mà còn là các mối quan hệ.