Sự phát triển của công nghệ trong những năm gần đây đã làm cho trò chơi điện tử trở thành một trong những phương thức giải trí phổ biến nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ chơi game ở trẻ em và thanh thiếu niên trong những năm gần đây. Điều này đã dẫn đến nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu lợi ích và cả tác hại của việc chơi game.
Việc có ngày càng nhiều sự chú ý đối với những hành vi chơi trò chơi điện tử cũng là do những tác động của nó đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Có nhiều nghiên cứu nhằm xác định mức độ phổ biến và mối tương quan của hành vi chơi game trên nhiều khía cạnh tâm lý, đặc biệt là về sự chú ý; các nghiên cứu này đã cho thấy kết quả về tỷ lệ nghiện trò chơi điện tử dao động từ 0,7% đến 15,6%. Một số nghiên cứu khác cho thấy chơi trò chơi điện tử có tính hành động có thể liên quan đến việc cải thiện một số chức năng nhận thức. Các nghiên cứu còn phát hiện sự sụt giảm trong kết quả học tập ở những người có hành vi nghiện game cũng như sự suy giảm các chức năng nhận thức khác khi so với những người ít có hành vi chơi game.
Ngoài sự chú ý, lo lắng là một vấn đề sức khỏe tâm thần khác rất đáng lo ngại vì thường liên quan đến chơi video game hoặc sử dụng Internet để chơi game. Nhiều nghiên cứu đã điều tra mối tương quan này bằng các phương pháp khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn chơi game trên Internet (IGD) có biểu hiện điều tiết cảm xúc bất thường, biểu hiện bằng sự lo lắng và các triệu chứng tâm lý khác. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa lo lắng và chơi game trực tuyến và IGD. Hơn nữa, mối liên hệ này có thể không chỉ tồn tại ở các cá nhân mắc IGD; có thể có mối tương quan giữa lo âu và chơi game ngay cả ở những game thủ bình thường, vì bản thân lo lắng là một triệu chứng chủ đạo trong việc giải thích các hành vi của con người.
Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong các vấn đề gắn với hành vi chơi game. Chất lượng giấc ngủ kém được biết là có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác và có thể góp phần gây ra cả sự thay đổi về khả năng chú ý và lo âu gắn với hành vi chơi game. Chơi game cũng có thể gián tiếp gây ra những tác động tiêu cực về thể chất hoặc tâm lý do thiếu ngủ. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để điều tra mối liên hệ giữa hành vi chơi game và giấc ngủ. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá mối liên hệ có thể có giữa việc chơi game hành động - sự chú ý, lo âu và giấc ngủ. Nó cũng nhằm mục đích khám phá mối quan hệ giữa số giờ dành cho việc chơi game (chơi game chuyên nghiệp so với chơi không chuyên nghiệp) và sự chú ý, lo lắng và rối loạn giấc ngủ.
Thảo Luận
Nghiên Cứu Về Sự Chú Ý

Sự chú ý được định nghĩa là khả năng tập trung vào một mục tiêu hoặc thông tin cụ thể trong khi đó hoàn toàn tránh được việc đi lệch hướng do yếu tố phân tâm. Về vấn đề này, trò chơi điện tử được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý thông tin có chọn lọc ở các cá nhân. Sự chú ý hiệu quả là điều cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và cũng được coi là một phần không thể thiếu của các trò chơi điện tử hành động.
Nghiên cứu hiện tại đã xem xét tác động của việc chơi trò chơi điện tử có tính hành động giữa các game thủ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên 2 lĩnh vực của sự chú ý. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đo tốc độ của quá trình phản ứng. Thứ hai, các thử nghiệm về tốc độ phản ứng được chia thành 5 nhóm để trích xuất tác động của trò chơi điện tử hành động đối với sự chú ý liên tục... Thời gian phản ứng được cho là vượt trội hơn ở nhóm game thủ chuyên nghiệp (358,25 mili giây) so với những game thủ không chuyên nghiệp (391,2 mili giây) (p=0,013).
Phát hiện này phù hợp với việc xem xét các nghiên cứu kiểm tra tốc độ phản ứng giữa những người chơi trò chơi điện tử hành động và những người không chơi. Kết quả được phát hiện là nhóm trước có phản ứng nhanh hơn 10% so với nhóm sau.
Một nghiên cứu đã báo cáo rằng trò chơi điện tử có tính hành động giúp trẻ mắc chứng khó đọc tăng tốc độ đọc. Một nghiên cứu khác cho thấy những trò chơi này có liên quan đến kỹ năng vận động có tính nhanh hơn ở các bác sĩ phẫu thuật thực hiện ca phẫu thuật nội soi.
Trong nghiên cứu hiện tại, thời gian phản ứng được đo bằng 37 thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu chia các thử nghiệm thành 5 nhóm, trung bình mỗi nhóm có 7 thử nghiệm, để rút ra một quan sát khác liên quan đến sự chú ý—khoảng thời gian chú ý. Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về khoảng chú ý, nhưng quan sát thấy có xu hướng giảm ở cả hai nhóm (p=0,93). Tác dụng của trò chơi điện tử có tính hành động đối với việc duy trì sự chú ý đã được nghiên cứu rộng rãi so với các khía cạnh khác của nó. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những game thủ lão luyện có khả năng duy trì sự chú ý tốt hơn khi bắt đầu nhiệm vụ; tuy nhiên, tương tự như nghiên cứu này, hiệu suất của các game thủ giảm dần khi gần kết thúc nhiệm vụ. Các quan sát có sự giống nhau về tốc độ phản ứng và xu hướng giảm hiệu suất trong suốt quá trình thử nghiệm ở cả nhóm game thủ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp có thể được giải thích bởi bản chất đơn điệu và thiếu sự kích thích thú vị trong quá trình kiểm tra. Điều này làm cho khoảng chú ý của cả hai nhóm có sự sụt giảm giống nhau, không có sự vượt trội về chuyên môn chơi trò chơi.
Nghiên Cứu Về Mức Độ Lo Lắng

Mục đích thứ hai của nghiên cứu này là xác định xem các trò chơi điện tử hành động có liên quan đến mức độ gia tăng mức độ lo âu ở thanh thiếu niên khỏe mạnh hay không. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa việc chơi trò chơi điện tử có tính hành động hành động và sự phát triển lo âu ở những người chơi chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp (p=0,39). Nhìn chung, 87,3% game thủ chuyên nghiệp và 81% game thủ không chuyên cho biết họ có các triệu chứng lo âu từ nhẹ đến vừa, phản ánh không có mối quan hệ trực tiếp giữa lo lắng và chế độ chơi game.
Những kết quả này phù hợp với kết quả của một đánh giá trước đó đã quan sát thấy mối quan hệ giữa việc hành vi nghiện sử dụng mạng xã hội và trò chơi điện tử và các rối loạn tâm thần; kết quả cho thấy rằng chơi trò chơi điện tử không ảnh hưởng đến sự lo lắng (ngay cả đối với những người nghiện game) xét về mặt tiến bộ và tụt lùi, và nhiều game thủ được phát hiện là bị trầm cảm hơn là lo lắng. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát riêng biệt đã kiểm tra tác động của trò chơi điện tử đối với các triệu chứng lo âu ở tuổi vị thành niên; nó cho thấy điểm lo lắng cá nhân giảm mạnh hơn so với tổng điểm lo lắng. Hai lời giải thích hợp lý cho việc không có tác động nào gắn với yếu tố thời gian và yếu tố loại trò chơi điện tử được sử dụng.
Tuy nhiên, các kết quả mâu thuẫn đầu tiên là từ một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát do một nhóm đa ngành gồm các nhà tâm lý học, bác sĩ lâm sàng, nhà thiết kế trò chơi và chính trẻ em thực hiện; những người tham gia cho thấy mức độ lo lắng được cải thiện sau khi duy trì các trò chơi điện tử trị liệu (dựa trên bằng chứng) trong 6 tháng. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng các game thủ nữ trải qua sự lo lắng cao hơn so với nam giới, nhưng lý do đằng sau điều đó vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu bổ sung đã báo cáo sự thay đổi dựa trên loại trò chơi điện tử, thang đo mức độ lo lắng được sử dụng, độ tuổi và giới tính. Một nghiên cứu năm 2019 tiết lộ rằng lo lắng là một yếu tố rủi ro dẫn đến các triệu chứng nghiện chơi game và những người chơi có mức độ lo lắng cao hơn có xu hướng có khả năng cao hơn có các hành vi nghiện.
Cuối cùng, một nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa chứng nghiện trò chơi điện tử và các yếu tố tâm lý như trầm cảm, căng thẳng và lo lắng, và một nghiên cứu bổ sung đã ủng hộ phát hiện này.
Tham khảo: 20 cơ chế phòng vệ khi gặp lo âu
Nghiên Cứu Về Rối Loạn Giấc Ngủ

Ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ đối với giấc ngủ của con người là một chủ đề nghiên cứu nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm. Mục tiêu thứ ba của nghiên cứu này là kiểm tra ảnh hưởng của trò chơi điện tử đối với giấc ngủ. Kết quả cho thấy 85,5% người chơi chuyên nghiệp và 78,5% người chơi không chuyên cho biết có những cơn buồn ngủ bình thường vào ban ngày, trong khi những người còn lại báo cáo về những buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Những kết quả này mâu thuẫn với kết quả đã được thiết lập từ tài liệu hiện có nói rằng có tác hại của việc chơi game đối với giấc ngủ. Sự khác biệt giữa kết quả của nghiên cứu này và kết quả trong tài liệu có thể được giải thích bằng một số hạn chế và phương pháp luận quan sát được trong tài liệu.
Mặc dù ảnh hưởng của trò chơi điện tử đối với giấc ngủ dường như đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ này thực sự rất hạn chế. Đây có thể là kết quả của việc nhầm lẫn giữa thuật ngữ “trò chơi điện tử” với việc sử dụng phương tiện truyền thông (ti vi, máy tính cá nhân hoặc Internet) thay vì coi những thứ này là những thực thể riêng biệt với các hiệu ứng khác nhau. Một hạn chế khác là sự đa dạng của các công cụ phương pháp luận và các giao thức được sử dụng trong mỗi nghiên cứu, gây khó khăn cho việc khái quát hóa và hài hòa các kết luận giữa chúng. Hơn nữa, nhiều yếu tố có liên quan đến rối loạn giấc ngủ—cụ thể là các hoạt động của ngày hôm trước và trạng thái kích thích gia tăng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tách biệt ảnh hưởng của trò chơi điện tử đối với giấc ngủ khỏi những yếu tố ảnh hưởng đồng thời trong cuộc sống hàng ngày.
Có một số hạn chế trong nghiên cứu này cần được xem xét. Nghiên cứu được thực hiện giữa một nhóm nhỏ những người tham gia có một số đặc điểm giống nhau, chẳng hạn như tuổi tác. Thực tế này có thể hạn chế tính tổng quát của kết quả. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên áp dụng nghiên cứu này cho một nhóm dân số lớn hơn với nhân khẩu học có thể so sánh được.
Tham khảo: Làm thế nào để ngủ ngon?
Kết Luận
Nghiên cứu này cho thấy những người chơi game chuyên nghiệp có sự chú ý tốt hơn đáng kể so với những người chơi không chuyên. Ngoài ra, khoảng chú ý giảm dần về cuối thời gian thử nghiệm ở cả hai nhóm game thủ, cho thấy rằng sự chú ý không được duy trì theo thời gian. Mặc dù hầu hết những người tham gia đều thể hiện mức độ lo lắng nhẹ, nhưng không có mối liên hệ nào giữa mức độ nghiêm trọng của việc chơi game với mức độ lo lắng hoặc các cơn buồn ngủ ban ngày. Nghiên cứu này đã đánh giá tác động, tác hại của việc chơi game đối với sự chú ý và kết luận rằng sự chú ý có thể bị thay đổi bởi một số loại trò chơi nhất định. Nghĩa là, một số loại trò chơi nhất định có thể được sử dụng làm công cụ để thay đổi các chức năng nhận thức cao hơn của não bộ, chẳng hạn như sự chú ý, đặc biệt là ở những thành viên trong xã hội mắc chứng rối loạn chú ý ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của họ.
Nghiên cứu này cũng kêu gọi phát triển các trò chơi điện tử có mục tiêu mang lại lợi ích cho các thành viên bị khuyết tật về chức năng nhận thức trong xã hội. Các nghiên cứu sâu hơn được khuyến nghị nhằm khảo sát các loại trò chơi điện tử khác nhau và tác động của chúng đối với các chức năng nhận thức cao hơn.
Về tác động của việc chơi game đối với các chức năng nhận thức, bài kiểm tra mà các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá sự chú ý tập trung cũng như tốc độ phản ứng và không mất quá 10 phút để 1 người tham gia hoàn thành. Trong nghiên cứu sâu hơn, các bài kiểm tra phức tạp hơn đo lường các thông số nhận thức khác có thể được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết hơn về các lĩnh vực nhận thức khác nhau bị ảnh hưởng bởi hành vi chơi game, thay vì chỉ đơn thuần về sự chú ý. Nghiên cứu có sử dụng các cuộc khảo sát trực tuyến nên còn một số hạn chế liên quan đến việc tự báo cáo các triệu chứng; do đó, phương pháp phỏng vấn này còn chưa cho kết quả chính xác tốt nhất, khi so với một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, bác sĩ lâm sàng.
Nguồn: Impact of Action Video Gaming Behavior on Attention, Anxiety, and Sleep Among University Students - NIH-National Library of Medicine