NGỒI NHIỀU CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN (KỂ CẢ KHI VẪN TẬP THỂ DỤC)

Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ từ lâu đã không hề ủng hộ lối sống ít vận động, bởi nó có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực và lâu dài tới sức khoẻ thể chất.

Lời khuyên này giờ đây lại càng trở nên đúng đắn. Một nghiên cứu trên Sport Sciences for Health chỉ ra rằng việc ngồi nhiều (vì chúng ta ở nhà do cách ly) có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ tâm thần.

Tìm hiểu các nghiên cứu

Một nghiên cứu online đã đánh giá hoạt động thể chất, thời gian ngồi, và sức khỏe tâm thần của 284 người ở Vương quốc Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hoạt động thể chất dù ớ trong nhà hay ngoài vườn đều tốt cho tâm lý. Điểm mấu chốt ở đây là ta cần tìm cách để đứng dậy cho cơ thể được vận động.



Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người thường ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày. Vì vậy, kể cả có vận động ở mức độ vừa phải hoặc mạnh tới 150 phút mỗi tuần, tinh thần của chúng ta vẫn sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định. Những người trả lời bảng hỏi hầu hết là phụ nữ, nghiên cứu có tính tiêu biểu trong một thời điểm, còn dữ liệu thì được thu thập bằng cách tự báo cáo. Những hạn chế này khiến ta không thể đưa ra một kết luận nào có tính nhân quả hoặc khái quát hoá kết quả nghiên cứu cho những người không phải phụ nữ.

Tầm quan trọng của việc kích hoạt hành vi

Julian Lagoy, một bác sĩ tâm thần tại Community Psychiatry, MindPath Care Centers cho biết: “Điểm mấu chốt là chúng ta nên ở trong trạng thái vận động nhiều nhất có thể và cố gắng ra ngoài tập thể dục, đi lại để cải thiện sức khoẻ tâm thần của mình.”

Theo bác sĩ Lagoy, việc vận động sẽ có lợi cho tâm lý của chúng ta. Chính vì vậy, phương pháp kích hoạt hành vi được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi nó có thể cải thiện được tâm trạng của người dùng. Bác sĩ Lagoy khuyên rằng: “Chúng ta cần ra ngoài, tiếp cận với thiên nhiên và tập thể dục nhiều hơn để cải thiện sức khoẻ tâm thần lẫn thể chất.”

Bác sĩ Lagoy cũng chia sẻ: “Tôi thường khuyên những người bệnh nằm nhiều và có trầm cảm là thử ra ngoài, tập thể dục và làm những điều khiến họ vui hơn. Một khi tự thúc ép bản thân làm những thứ khiến mình hạnh phúc và cho mình cơ hội hít thở không khí trong lành, mọi người nhận thấy rằng tâm trạng mình cải thiện rõ rệt.”

“Một điều khá thú vị đó là trong thời gian cách ly xã hội ở Anh, mọi người vẫn được phép ra đường 1 tiếng mỗi ngày để tập thể dục bởi chính phủ nhận ra tầm quan trọng của việc tập thể dục ngoài trời với đảm bảo sức khoẻ cả tâm thần lẫn thể chất”, Lagoy tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công trình nghiên cứu.

Cuối cùng, bác sĩ Lagoy kết lại rằng: “Tôi khuyến khích mọi người thử mua những chiếc bàn làm việc mà bạn có thể vừa đứng vừa làm. Bên cạnh đó, hãy ra ngoài đi bộ quanh khu nhà hoặc đi lại trong nhà những lúc giải lao.”

Nên bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ

Tanya J. Peterson, một bác sĩ, nhà tham vấn được cấp chứng nhận trên toàn Hoa Kỳ (NCC) và là một nhà ngoại giao của American Institute of Stress nói rằng: “Một nghiên cứu mới đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian ngồi và những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người dành lại quyền làm chủ cuộc sống của mình và đảm bảo việc duy trì sự lành mạnh tâm lý của bản thân.”

Nghiên cứu này chỉ ra được cụ thể một yếu tố ảnh hưởng xấu tới tinh thần, đó là việc ngồi nhiều. Tuy nhiên nó cũng chỉ cách để tinh thần của chúng ta có thể hồi phục, đó là tăng các hoạt động thể chất lên.

Nếu không được can thiệp hoặc hỗ trợ, chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến việc hoạt động càng trở nên khó khăn hơn. Mà càng ít hoạt động, các vấn đề sức khỏe tâm thần lại càng tệ đi, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Khi bạn cố thay đổi lối sống từ ít vận động thành vận động nhiều hơn, hãy thử đặt ra các mục tiêu nhỏ. Việc thay đổi đột ngột từ hoàn toàn không vận động sang vận động quá mạnh có thể khiến ta choáng váng, kiệt sức và cảm thấy thất bại.

Khi xác định mục tiêu cho việc tại sao muốn vận động nhiều hơn hoặc thử xem mình thích hoạt động nào, bạn có thể thực hiện với chánh niệm. Thay vì chìm đắm trong những suy nghĩ gây khó chịu, hãy chủ động tập trung để ý tới trải nghiệm trong hiện tại của bạn. Việc sống chậm lại và tự tạo ra một số thay đổi nhỏ trong cuộc sống, chẳng hạn như bổ sung thêm các hoạt động thể chất mà bạn thích, sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

Bà Peterson nhấn mạnh rằng, việc làm những điều như vậy có thể giúp mọi người cảm thấy tự chủ hơn và có hi vọng vào tương lai của bản thân hơn. Bà nói rằng: “Một hành động tích cực có thể là điểm bắt đầu để để cơ thể, tâm trí và tinh thần trở nên sảng khoái hơn, giúp ta thấy tràn trề năng lượng và động lực, đồng thời dần giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng kéo dài.”

Nguồn: Even With Exercise, Sedentary Lifestyle Has Consequences for Mental Health, Verywell Mind

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/