Những lỗi trong quá trình ghi nhớ của chúng ta diễn ra rất phổ biến. Mọi người thường nghĩ rằng bộ não của chúng ta ghi nhớ như một thứ giống như một máy ghi hình - ghi lại và lưu trữ mọi thứ xảy ra với độ chính xác tuyệt đối. Trong thực tế, rất dễ mắc các lỗi trong việc ghi nhớ. Nhiều người có thể vô cùng tự tin rằng trí nhớ của họ chính xác, nhưng sự tự tin này không thể đảm bảo chắc chắn một ký ức cụ thể có chính xác hay không.
Những sai lầm đó, được thể hiện ở những ký ức giả khi mà chúng ta hồi tưởng về những sự kiện mà chính chúng ta bịa ra hoặc bị bóp méo. Những ký ức như vậy được coi là ký ức giả và trong một số trường hợp, ký ức thực sự còn bị bóp méo bởi thông tin gây nhiễu hoặc các dạng biến dạng ký ức khác.
Hãy lấy một ví dụ trong thực tế: Mặc dù đã khóa cửa, nhưng bạn có thể nhớ lại rằng bản thân chưa khóa cửa, hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể còn nhớ sai chi tiết của một vụ tai nạn mà bạn là người chứng kiến tận mắt.
Dưới đây, chúng ta sẽ thảo luận về thế nào là ký ức giả và ảnh hưởng của nó đối với mỗi người.
Ký Ức Giả (False Memory) Là Gì?

Các nhà tâm lý học định nghĩa thế nào về ký ức giả? Làm thế nào để họ phân biệt nó với các hình thức nhớ lầm khác (memory fallibility)? Một số yếu tố phổ biến của ký ức giả bao gồm:
Những trải nghiệm về tâm lý mà một người tin rằng nó đại diện chính xác cho các sự kiện diễn đã diễn ra.
Những chi tiết nhỏ nhặt nhất (tin rằng bạn để chìa khóa trên bàn khi về nhà) đến mức nghiêm trọng hơn nhiều (tin rằng bạn đã nhìn thấy ai đó ở hiện trường vụ án)
Những sai lầm khi có ký ức giả khác với ký ức đơn giản. Mặc dù tất cả chúng ta đều dễ quên, ký ức giả không chỉ là một sai lầm đơn giản; nó liên quan đến mức độ chắc chắn về tính phù hợp của trí nhớ.
Tất cả mọi người đều trải qua những sai lầm liên quan đến trí nhớ theo thời gian, nhưng ký ức giả đặc biệt ở chỗ chúng đại diện cho một hồi ức riêng biệt về một điều gì đó đã không thực sự xảy ra. Nó không đơn thuần là việc quên hoặc xáo trộn các tình tiết mà chúng ta đã trải qua; nó là về việc ghi nhớ những điều mà chúng ta chưa bao giờ trải qua ngay từ đầu.
Nguyên Nhân Gây Ra Ký Ức Giả
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ký ức giả bao gồm những thông tin sai lệch và sự phân bổ sai nguồn thông tin ban đầu. Kiến thức hiện có và những ký ức khác cũng có thể cản trở việc hình thành ký ức mới, khiến việc hồi tưởng về một sự kiện bị nhầm lẫn hoặc biến dạng thành sai sự thật.
Ảnh Hưởng Của Những Sự Gợi Mở

Nhà nghiên cứu về trí nhớ Elizabeth Loftus đã chứng minh thông qua nghiên cứu của mình rằng có thể tạo ra những ký ức sai lệch thông qua những gợi mở. Cô ấy cũng đã chứng minh rằng những ký ức này có thể trở nên mạnh mẽ và sống động hơn theo thời gian.
Theo thời gian, ký ức trở nên méo mó và bắt đầu thay đổi. Trong một số trường hợp, trí nhớ ban đầu có thể được thay đổi để kết hợp thông tin hoặc trải nghiệm mới.
Tác Động Của Ký Ức Giả
Ký ức sai lệch có thể là một tác nhân góp phần tạo ra hiệu ứng Mandela mạnh mẽ hơn. Mọi người rất dễ bị điều hướng, dẫn dắt nên điều này có thể tạo ra ký ức về những sự kiện và về những điều không thực sự xảy ra với chúng ta.
Hầu hết những ký ức giả thường khá vụn vặt, ví dụ như một ký ức rằng bạn đã mang chìa khóa vào trong nhà và treo chúng trong bếp, trong khi thực tế bạn lại để chúng trong ô tô chẳng hạn.
Trong những trường hợp khác, những ký ức giả có thể có gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ký ức giả là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kết án sai, thường là thông qua việc xác định sai một nghi phạm hoặc những sai lầm trong các cuộc thẩm vấn của cảnh sát.
Tham khảo bài viết về 5 giai đoạn của trí nhớ tại đây.
Ngoài ra, nghiên cứu đột phá của Loftus đã chỉ ra ký ức giả có thể hình thành dễ dàng. Trong nghiên cứu, những người tham gia đã xem video về một vụ tai nạn ô tô và sau đó được hỏi một số câu hỏi về những gì họ thấy. Một số người tham gia được hỏi “Xe chạy nhanh như thế nào khi chúng va chạm với nhau (tạm dịch từ “smashed into”)?” trong khi những người khác được hỏi câu hỏi tương tự nhưng các từ “va chạm với nhau” được thay thế bằng “đâm vào nhau” (tạm dịch từ “hit”).
Một tuần sau khi xem thước phim, những người tham gia được làm bài kiểm tra trí nhớ. Những người được hỏi câu có từ “va chạm với nhau” có nhiều khả năng có ký ức giả rằng họ nhìn thấy có kính vỡ trong thước phim đã chiếu.
Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Thời Gian

Loftus đã gợi ý rằng ký ức sai lầm dễ xuất hiện hơn khi đủ thời gian để ký ức ban đầu mờ dần. Ví dụ, trong lời khai của nhân chứng, khoảng thời gian từ khi xảy ra sự việc đến khi được phỏng vấn về sự kiện này đóng một vai trò quan trọng trong việc người này có các nguy cơ có ký ức giả.
Nếu được phỏng vấn ngay sau một sự kiện, khi các chi tiết vẫn còn sống động, mọi người ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch. Tuy nhiên, nếu cuộc phỏng vấn bị trì hoãn trong một khoảng thời gian, mọi người có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch tiềm ẩn dẫn đến những ký ức giả hình thành trong trí nhớ của họ.
Kết Lại
Việc tìm hiểu về ký ức giả có thể giúp bạn có cái nhìn khách quan về những lỗi của việc ghi nhớ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống.
Nguồn: Verywellmind - What Is A False Memory?