Kiệt Quệ (Burnout) Là Gì?

Kiệt Quệ Là Gì? 

Kiệt quệ, hay hiệu ứng burnout có thể xảy ra với tất cả mọi người vào bất cứ lúc nào. Đôi khi, chúng ta quá bận rộn và quên thời gian nghỉ ngơi và đó là khi kiệt quệ có thể xảy ra.

Kiệt quệ là một dạng kiệt sức do liên tục cảm thấy bị ngập trong nhiều thứ. Đó là kết quả của sự căng thẳng quá mức và kéo dài về mặt cảm xúc, thể chất và tinh thần.

Sự kiệt quệ xảy ra khi bạn bị choáng ngợp, cạn kiệt cảm xúc và không thể theo kịp những đòi hỏi không ngừng của cuộc sống.

Tình trạng này không được chẩn đoán y tế nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn nếu bạn không nhận thức được nó hoặc có cách xử lý nó.

Sự kiệt quệ khiến bạn không thể làm việc hiệu quả. Nó làm giảm năng lượng của bạn, khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng, hoài nghi và bực bội. Ảnh hưởng của tình trạng kiệt quệ có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình, công việc và các hoạt động xã hội khác.

Những nguyên nhân  chính dẫn đến sự kiệt quệ ( hiệu ứng burnout) bao gồm:

  • Khối lượng công việc quá lớn, không thể quản lý

  • Đối xử không công bằng tại nơi làm việc

  • Nhầm lẫn công việc

  • Thiếu thông tin liên lạc hoặc hỗ trợ từ các nhà quản lý

  • Áp lực deadline nặng nề

Tham khảo: Tình trạng vắng mặt nơi làm việc

Phân Loại Kiệt Quệ

Có ba loại kiệt quệ đã được xác định, mỗi loại có nguyên nhân riêng:

Sự Kiệt Quệ Khi Quá Tải (Overload Burnout)

Quá tải xảy ra khi bạn làm việc ngày càng chăm chỉ hơn, trở nên điên cuồng trong việc theo đuổi thành công. Nếu bạn trải nghiệm điều này, bạn có thể  đã và đang mạo hiểm sức khỏe và cuộc sống cá nhân của bản thân để cảm thấy thành công trong công việc.

Sự Kiệt Quệ Khi Không Có Thách Thức (Under-Challenged Burnout)

Điều này xảy ra khi bạn cảm thấy bị đánh giá thấp và chán nản trong công việc của mình. Có thể công việc của bạn không mang lại cơ hội học tập hoặc không có sự phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn cảm thấy không đủ thách thức, bạn có thể xa rời công việc của mình, trở nên yếm thế và trốn tránh trách nhiệm.

Kiệt Quệ Khi Bất Lực

Loại kiệt quệ này xảy ra khi bạn cảm thấy bất lực trong công việc. Nếu mọi việc không suôn sẻ, bạn có thể tin rằng mình không đủ năng lực hoặc không thể hoàn thành trách nhiệm của mình. Sự kiệt sức như vậy có thể liên quan mật thiết đến hội chứng kẻ mạo danh (imposter syndrome), một kiểu tâm lý khiến bạn nghi ngờ về kỹ năng, tài năng hoặc thành tích của mình.

Dấu Hiệu Của Kiệt Quệ

Sự kiệt quệ không xảy ra ngay lập tức. Đó là một quá trình được xây dựng dần dần với các tác nhân gây căng thẳng từ công việc của bạn. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khó phát hiện lúc đầu. Nhưng càng để lâu, chúng càng trở nên tồi tệ hơn và có thể khiến bạn suy sụp tinh thần.

Nhiều triệu chứng kiệt quệ có thể giống như triệu chứng căng thẳng, nhưng có ba cách để phân biệt chúng:

  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

  • Không nhiệt tình, và cảm giác tiêu cực đối với công việc của bạn

  • Không có khả năng thực hiện công việc của bạn

Kiệt quệ có thể có nhiều triệu chứng. Nó thường có thể bị nhầm lẫn với căng thẳng hoặc trầm cảm. 

Đây là những dấu hiệu cần tìm nếu bạn hoặc người thân của bạn đang bị kiệt quệ:

Tham khảo: Hiệu ứng burnout ở giáo viên

Kiệt Sức (Exhaustion)

Bạn có thể cảm thấy kiệt quệ và không còn cảm xúc để giải quyết các vấn đề xung quanh mình, cả trong công việc lẫn việc cá nhân. Bạn có thể cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và cảm giác thấp thỏm, khiến bạn không còn năng lượng. Những triệu chứng này có thể biểu hiện dưới dạng đau đớn về thể chất, các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột.

Xa Lánh Các Hoạt Động

Hãy để ý những dấu hiệu hoài nghi và thất vọng đối với công việc và đồng nghiệp. Bạn có thể bắt đầu xa cách về mặt cảm xúc, cảm thấy tê liệt về công việc và môi trường của mình.

Giảm Hiệu Suất Trong Các Hoạt Động

Điều này có thể xảy ra tại nơi làm việc, ở nhà hoặc khi chăm sóc các thành viên trong gia đình vì bạn không còn năng lượng cho các công việc hàng ngày. Sự kiệt quệ khiến bạn khó tập trung, xử lý trách nhiệm hoặc sáng tạo.

Đối Phó Với Sự Kiệt Quệ

Nguyên nhân của burnout là do căng thẳng trong công việc hoặc trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn, khiến bạn khó quản lý công việc và quản lý các trách nhiệm khác. Khi bạn đã xác định được các dấu hiệu kiệt quệ của mình, có nhiều cách để đối phó với nó:

Nói Chuyện Với Người Giám Sát/Quản Lý

Nếu bạn đang ở trong một môi trường có thể thực hiện được điều này, hãy cố gắng giải thích cảm giác của bạn và thảo luận về khối lượng công việc dễ quản lý hơn.  

Tham khảo: Ngăn ngừa kiệt quệ tại nơi làm việc

Ngủ Đủ Giấc 

Nếu bạn không cảm thấy ngủ đủ vì lo lắng về công việc của mình, điều đó có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức. Hãy ưu tiên ngủ đủ giấc.

Thử Một Hoạt Động Thư Giãn

Yoga hoặc thiền có thể là những cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng. Thực hành những hoạt động này có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng.

Luyện Tập Chánh Niệm

Điều này giúp bạn tập trung vào bên trong bản thân và biết bạn đang cảm thấy thế nào vào lúc này. Chánh niệm có thể giúp bạn xác định khi nào bạn cảm thấy choáng ngợp và cho phép bạn kiểm soát cảm xúc của mình. Nó cũng có thể giúp bạn đương đầu với những thách thức trong cuộc sống và công việc. 

Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ

Nói chuyện với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình là một cách quan trọng để chia sẻ cảm giác của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ. Sự hỗ trợ của họ có thể giúp bạn đối phó với những yếu tố gây căng thẳng trong công việc. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý cũng là một trong những cách hỗ trợ tốt trong việc xử lý sự kiệt quệ của bản thân.

Di Chuyển

Đừng cố gắng ngồi lì một chỗ khi bạn cảm thấy bản thân đang có các triệu chứng kiệt quệ. Hãy dành ít nhất 30 phút tập thể dục đã được chứng minh là có vô số lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ tốt cho thể chất của bạn mà còn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của bạn.

Tham khảo: Hỗ trợ nhân viên có vấn đề về SKTT

Kết Lại

Điều quan trọng là bạn cần nhận thức về bản thân với những triệu chứng của hiệu ứng burnout và tìm cách giải quyết nó ngay ở thời điểm đầu. Hãy tìm kiếm một chuyên gia tâm lý bởi đây sẽ là phương án an toàn nhất và tốt nhất để bạn vượt qua sự kiệt quệ của bản thân. 

Nguồn: Burnout: Symptoms and Signs - WebMD

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.

0977.729.396