Cái Tôi Như Một Phần Lý Tính Của Tính Cách

Theo Sigmund Freud, cái tôi là một phần của nhân cách làm trung gian cho các yêu cầu của cái nó (id), cái siêu tôi (superego) và thực tại (reality). Freud đã mô tả cái nó là phần cơ bản nhất của tính cách thúc giục mọi người thực hiện những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Mặt khác, cái siêu tôi là phần đạo đức của nhân cách được hình thành trong thời thơ ấu do kết quả của quá trình giáo dục và ảnh hưởng xã hội. Nhiệm vụ của cái tôi là tạo ra sự cân bằng giữa hai yếu tố nói trên và đảm bảo rằng việc đáp ứng các nhu cầu của cái nó và cái siêu tôi sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Nhìn Nhận Rõ Hơn Về Cái Tôi

Cái tôi ngăn cản chúng ta hành động theo những thúc giục mà cái nó tạo ra nhưng cũng hoạt động để đạt được sự cân bằng với các tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng do cái siêu tôi tạo ra. Trong khi cái tôi hoạt động trong cả tiềm thức và ý thức, sức mạnh của nó ràng buộc với cái nó - có nghĩa là nó cũng hoạt động trong vô thức.

Vậy, Vô Thức Là Gì?

Cái tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc thực tại, hoạt động để thỏa mãn mong muốn của người đó theo cách thực tế và phù hợp với xã hội. Ví dụ, nếu một người va chạm nhẹ với bạn khi tham gia giao thông, cái tôi sẽ ngăn cản bạn xuống xe và đánh người vi phạm. Cái tôi cho phép chúng ta thấy rằng phản ứng này là không thể chấp nhận được về mặt xã hội, nhưng nó cũng cho phép chúng ta biết rằng có những cách khác thích hợp hơn để trút bỏ sự bực bội của chúng ta.

Tham khảo: Nguồn gốc tâm lý học

Những Quan Sát Của Freud Về Cái Tôi

Trong cuốn sách New Introductory Lectures on Psychoanalysis (1933), Freud đã so sánh mối quan hệ giữa cái nó và cái tôi trong mối quan hệ giữa con ngựa và người cưỡi. Người cưỡi ngựa đại diện cho cái tôi, là lực lượng dẫn đường hướng sức mạnh của cái nó (con ngựa) đến mục tiêu.

Tuy nhiên, Freud lưu ý rằng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng diễn ra như mong muốn. Trong những tình huống kém lý tưởng hơn, người cưỡi ngựa có thể thấy mình đơn giản là đồng hành cùng chuyến đi với con ngựa khi anh ta cho phép con ngựa của mình đi theo hướng mà nó muốn đi.

Cũng giống như một người cưỡi ngựa có thể không phải lúc nào cũng điều khiển được ngựa, hay những thúc giục ban đầu của cái nó (sự phản kháng của con ngựa) đôi khi có thể quá mạnh mẽ khiến bản ngã không thể kiểm soát được.

Trong cuốn sách The Ego and the Mechanisms of Defense (1936), Anna Freud đã cho rằng tất cả các cơ chế phòng vệ của cái tôi đều cố gắng chống lại cái nó, và đều được thực hiện một cách âm thầm bởi cái tôi. Anna Freud đã đề xuất rằng các cơ chế phòng vệ có thể được quan sát khi nhìn lại. Sự kìm nén là một ví dụ. Khi điều gì đó bị kìm nén khỏi nhận thức, cái tôi không nhận thức được rằng thông tin bị thiếu. Chỉ sau này khi rõ ràng rằng một số thông tin hoặc ký ức không còn nữa, thì các hành động của cái tôi mới trở nên rõ ràng.

Tham khảo: 7 trường phái tâm lý học

Các Trích Dẫn Về Cái Tôi

Đôi khi, việc xem lại nguồn gốc của những ý tưởng về cái tôi sẽ giúp ta có cái nhìn tốt hơn về chủ đề này. Vậy Freud đã nói gì về khái niệm cái tôi? Ông đã viết nhiều về nó cũng như mối quan hệ của nó với các khía cạnh khác của nhân cách.

Dưới đây là một vài trích dẫn những gì mà Freud viết về cái tôi:

  • Nguồn Gốc Cái Tôi

"Dễ dàng nhận thấy rằng cái tôi là một phần của cái nó đã bị sửa đổi do ảnh hưởng trực tiếp của thế giới bên ngoài." (Sigmund Freud, 1923, From The Ego and the Id)

  • Ảnh Hưởng Của Cái Tôi

  1. "Cái tôi không phải là chủ trong chính ngôi nhà của nó." (Sigmund Freud, 1917, From A Difficulty in the Path of Psycho-Analysis)

  2. "Cái tôi đại diện cho cái mà chúng ta gọi là lý trí và sự tỉnh táo, trái ngược với cái tôi chứa đựng những đam mê."  (Sigmund Freud, 1923, From The Ego and the Id)

  3. "Cái tôi tội nghiệp còn khó khăn hơn nhiều; nó phải phục vụ ba chủ nhân khắc nghiệt, và nó phải cố gắng hết sức để dung hòa những yêu sách và đòi hỏi của cả ba ... Ba bạo chúa đó là thế giới bên ngoài, cái siêu tôi, và cái nó.” (Sigmund Freud, 1932, From New Introductory Lectures on Psychoanalysis)

  4. "Đối với bên ngoài, ở bất kỳ mức độ nào, cái tôi dường như duy trì các đường ranh giới rõ ràng và sắc nét. Chỉ có một trạng thái - được thừa nhận là trạng thái bất thường, nhưng không phải là trạng thái có thể bị coi là bệnh lý - trong đó nó không làm được điều này. Ở đỉnh cao của tình yêu, ranh giới giữa cái tôi và đối tượng yêu có nguy cơ tan biến. Trong mọi bằng chứng có thể nhận thấy, một người đàn ông đang yêu cho rằng "anh ta" và "người anh ta yêu" là một, và đã sẵn sàng để có những hành xử như thể điều đó là một sự thật. " (Sigmund Freud, 1929, From Civilization and Its Discontents)

Tham khảo: Ngộ nhận phổ biến trong tâm lý học

Nguồn: Verywellmind - Ego as the Rational Part of Personality

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.