Bạn có thực sự hiểu kỹ năng tham vấn tâm lý là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có một hướng dẫn cụ thể và đầy đủ về kỹ năng tham vấn tâm lý.
Kỹ Năng Tham Vấn Tâm Lý Là Gì?
Hầu hết các nhà trị liệu và tham vấn tâm lý đều đồng ý rằng mối quan hệ tốt giữa thân chủ và nhà trị liệu/tham vấn là yếu tố nền tảng để quá trình trị liệu hay tham vấn đạt hiệu quả cao. Mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu được xây dựng dựa trên nhiều phẩm chất, điều kiện cốt lõi và kỹ năng, bao gồm “sự thấu hiểu, tôn trọng và chấp nhận đối với tình trạng hiện tại của thân chủ.” (Nelson-Jones, 2014, trang 9).
Trong khi các nhà tâm lý học nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ trong tham vấn tâm lý, họ cũng đồng ý về sự cần thiết của các biện pháp can thiệp thông qua sử dụng các kỹ năng tham vấn. Lúc này, tham vấn được công nhận là một quá trình trong lĩnh vực tâm lý được xây dựng thường với mục tiêu “thay đổi cách mọi người cảm nhận, suy nghĩ và hành động để họ có thể sống một cuộc sống tốt hơn” (Nelson-Jones , 2014, tr 10).
Các kỹ năng tham vấn đóng góp cho một quá trình tâm lý và là những yêu cầu cần thiết đối với một nhà trị liệu tâm lý. (Nelson-Jones, 2014):
- Lắng nghe hỗ trợ: Thân chủ cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu và được ghi nhận.
- Quản lý một tình huống có vấn đề: Thân chủ sẽ thường cần nhà tâm lý giúp giải quyết một tình huống cụ thể, tình huống có vấn đề.
- Quản lý vấn đề: Cá nhân cần được hỗ trợ để vượt qua các vấn đề chung hơn, chẳng hạn như cảm thấy chán nản.
- Bổ sung sự thiếu hụt: Nhà tâm lý giúp thân chủ phát triển tốt hơn hoặc giúp họ thay thế những kỹ năng yếu cũng như sự thiếu hụt khiến họ phải đối mặt với cùng một vấn đề lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sự đổ vỡ trong các mối quan hệ hoặc những vấn đề trong công việc.
- Nâng cao kỹ năng: Thân chủ không phải lúc nào cũng tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể; đôi khi, yêu cầu chỉ đơn giản là muốn nhận diện năng lực hoặc muốn có các kỹ năng để hoạt động tốt hơn.

Các kỹ năng của nhà trị liệu giúp thân chủ đạt được một hoặc nhiều mục tiêu nêu trên, vượt qua các vấn đề họ gặp phải và có được các kỹ thuật để hỗ trợ những cách suy nghĩ và hành xử mới.
Một Số Ví Dụ Thực Tế Về Kỹ Năng Tham Vấn
Việc tham vấn và trị liệu hiệu quả yêu cầu nhiều kỹ năng; chúng kết hợp với nhau để xây dựng và duy trì mối quan hệ trị liệu cũng như cải thiện khả năng đạt được kết quả tích cực từ quá trình tâm lý (Cochran & Cochran, 2015; Nelson-Jones, 2014).
Để trả lời cho câu hỏi kỹ năng tham vấn tâm lý là gì, sau đây là một vài ví dụ trong thực tế giúp ta hiểu rõ hơn trong quá trình thực hành.
Tạo hình ảnh trực quan
Khi thân chủ giải thích hoàn cảnh của họ và những thách thức mà họ gặp phải, sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể cụ thể hoá những điều đó trong đầu về cuộc sống có thể sẽ như thế nào đối với họ. Điều này mang tới cái nhìn sâu sắc hơn về cách thân chủ giải thích các sự kiện, sử dụng kinh nghiệm và cho thấy niềm tin cá nhân của họ để định hình sự thể hiện bên trong của họ (Nelson-Jones, 2014).
Tạo ra các cuộc tự trò chuyện với bản thân
Tự trò chuyện với bản thân là một biện pháp can thiệp giúp thân chủ học cách đối phó với căng thẳng và tức giận (Nelson-Jones, 2014). Các nhà trị liệu lành nghề giúp thân chủ tự nói chuyện theo những cách sau:
Làm nổi bật lời độc thoại tiêu cực
Thân chủ thường dựa vào những lời tự nói tiêu cực để gây tổn hại cho bản thân. Các nhà trị liệu chuyên nghiệp có thể chỉ cho thân chủ cách tìm ra những vấn đề xuất hiện từ lời kể của họ, chẳng hạn như trình bày tại nơi làm việc hoặc hình thành các mối quan hệ.
Hướng dẫn thân chủ về phương pháp độc thoại tích cực
Thân chủ có thể học cách tự nói chuyện tích cực như một phương pháp hữu ích, đối thoại nội tâm giúp thân chủ xoa dịu tinh thần và tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
>>>> Tham khảo: Tham vấn tâm lý là gì? Tham vấn về nỗi đau ở trẻ em
Ghi lại những lời độc thoại hữu ích
Thân chủ có thể tìm cách tận dụng những lời độc thoại tích cực và sử dụng nó vào đúng thời điểm.
Tư vấn khủng hoảng
Các nhà trị liệu đôi khi phải tư vấn cho thân chủ đang trong tình trạng nguy hiểm hoặc tình trạng dễ gặp nguy hiểm. Mặc dù ảnh hưởng của họ có thể bị hạn chế, nhưng “mục đích giữ an toàn cho thân chủ trong các tình huống nguy hiểm sắp xảy ra của chuyên gia tư vấn chính là mối quan hệ trị liệu giữa họ với thân chủ” (Cochran & Cochran, 2015, trang 201).
Các kỹ năng trị liệu cần thiết giúp quản lý khủng hoảng của thân chủ, chẳng hạn như:
Chấp thuận
Mặc dù có thể là tình thế khó xử, nhưng điều quan trọng là nhà trị liệu cần phải hiểu và chấp nhận thân chủ. Đây là điều bắt buộc để có thể kết nối với thân chủ và thể hiện sự hiểu biết của bạn.
Đồng cảm
Sự đồng cảm hay thấu cảm là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ trị liệu nào và cần được tăng lên trong thời gian khủng hoảng. Nó phải được thể hiện ra một cách rõ ràng tới thân chủ để họ thấy rằng bản thân được kết nối.
Giải thích những gì đang xảy ra
Nếu nhà trị liệu bị phân tâm khi đang lắng nghe và đánh giá các dấu hiệu nguy hiểm, họ cần nói cho thân chủ biết. Mặt khác, nếu thân chủ cảm thấy nhà trị liệu lơ đãng, họ có thể cảm thấy bản thân đang bị phán xét và chỉ trích hoặc cảm thấy chán nản.
Thận trọng trong diễn tả cảm xúc
Thân chủ có thể không phải lúc nào cũng biết rằng nhà trị liệu quan tâm đến họ. Việc thể hiện mong muốn thân chủ được an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc cũng như chia sẻ mối quan tâm đối với sức khỏe của họ có thể giúp thể hiện thông qua việc yêu cầu về một kế hoạch, hoàn thành đánh giá hoặc tuân theo một liệu trình điều trị.
Liệu pháp lắng nghe và phản xạ
Lắng nghe trị liệu và phản ánh trong mỗi phiên cho thấy sự quan tâm và kết nối.
Lên kế hoạch
Lập kế hoạch cho sức khỏe và sự an toàn của thân chủ cần phải có sự đồng ý từ thân chủ về quá trình họ sẽ thực hiện và những hành động mà họ sẵn sàng thực hiện.
Lời Kết
Trả lời được câu hỏi kỹ năng tham vấn tâm lý là gì có thể giúp bạn học, luyện tập thực hành và hình thành kỹ năng cho bản thân. Bên cạnh kỹ năng tham vấn, một nhà tâm lý học cũng được yêu cầu trong việc có các nền tảng kiến thức vững chắc và các yếu tố cần thiết khác trong việc trị liệu tâm lý.
Nguồn: 20 Basic Counseling Skills to Become an Effective Therapist
-----------------------------
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn