
Trầm Cảm Là Gì Và Nguyên Nhân Dẫn Đến Trầm Cảm
Trầm cảm là một trong số những căn bệnh tâm thần phổ biến thường gặp nhất hiện nay. Bệnh trầm cảm được gây nên do sự rối loạn hoạt động của não bộ, các chức năng không được điều hành bình thường dẫn đến người bệnh có những hành vi, cảm xúc và tâm trạng khác lạ. Trầm cảm khiến con người luôn ở trong trạng thái buồn bã, cảm xúc chán nản, không ổn định, suy nghĩ tiêu cực. Dần dần người bệnh trở nên xa lánh với mọi người, không tha thiết cuộc sống, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, một số người bệnh còn suy nghĩ đến tự tử, lựa chọn cái chết để giải thoát. Đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường là những người trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi. theo con số thống kê của WHO, trên thế giới hiện nay, 4.5% dân số đang mắc phải căn bệnh đáng sợ này. Nghiêm trọng hơn, những nạn nhân chủ yếu của nó tập trung vào các bạn trẻ đang trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm như do bị căng thẳng, mệt mỏi quá độ, áp lực công việc, cuộc sống hằng ngày; bị stress kéo dài, mất ngủ thường xuyên; do yếu tố di truyền từ bố mẹ, anh chị em ruột thịt; hoặc do những cú shock tinh thần lớn hay những tai nạn va đập mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng vùng đầu và não bộ,… Bệnh trầm cảm nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bản thân người bệnh và người thân xung quanh cần chú ý đưa người bệnh đến gặp bác sĩ tâm lý chữa bệnh trầm cảm khi cảm thấy có những biểu hiện khác thường.
Tham Khảo:
>>>> Ảnh Hưởng Của Trầm Cảm Sau Sinh Đối Với Mối Quan Hệ Giữa Mẹ Và Bé
>>>> Hỗ Trợ Người Thân Vượt Qua Trầm Cảm
Bị Trầm Cảm Nên Gặp Bác Sĩ Khoa Nào?
Khi phát hiện một số biểu hiện có liên quan đến trầm cảm, một số người muốn tìm đến bác sĩ tư vấn nhưng họ không biết nên gặp bác sĩ khoa nào và ở đâu. Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy đến gặp những bác sĩ tại khoa Tâm thần học, cụ thể là các bác sĩ tâm lý trị trầm cảm. Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý liên quan đến rối loạn tâm thần. Tùy vào từng bệnh viện mà khoa Tâm thần sẽ có tên gọi khác nhau như khoa tâm bệnh, khoa tâm lý, khoa thần kinh,…
Bạn có thể tìm hiểu về các dấu hiệu trầm cảm và các ứng phó trước khi tới gặp các bác sĩ tâm lý. Nếu như bạn cảm thấy chưa chắc chắn về dấu hiệu bệnh, chưa chắc rằng đó có phải bệnh trầm cảm hay không thì việc đến gặp bác sĩ tư vấn tâm lý cũng là một điều tốt. Có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh tâm lý khác như rối loạn lượng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt,… Các bác sĩ khoa Tâm thần sẽ giúp bạn tìm đúng vị bác sĩ chuyên khoa phù hợp có thể giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải. Do đó, hãy đừng ngần ngại đến bệnh viện, chỉ cần nói rõ những biểu hiện, tình trạng bệnh, bạn sẽ được nhân viên tư vấn khoa khám bệnh phú hợp.
Bác Sĩ Tâm Lý Chữa Bệnh Trầm Cảm Tại Hà Nội
Việc tìm kiếm một bác sĩ điều trị trầm cảm uy tín và đáng tin cậy sẽ có quyết định rất lớn đến tiến trình điều trị và kết quả phục hồi của bệnh nhân. Tư vấn tâm lý là những buổi trò chuyện, định hướng giữa người bệnh và bác sĩ nhưng nó có thể giúp cho bệnh nhân trầm cảm có những thay đổi lớn trong suy nghĩ và hành động. Từ một người đang chán nản, không tha thiết với cuộc sống, họ bỗng trở nên lạc quan, yêu đời hơn. Từ một người suy nghĩ bi quan, mất niềm tin vào người khác nhưng nay họ có thái độ tích cực hơn trong mọi mối quan hệ. Quan trọng, bạn phải biết chọn đúng bác sĩ chữa trầm cảm cho mình.
Viện Tâm lý Việt – Pháp tự hào là một trong những trung tâm tư vấn tâm lý uy tín số một tại Việt Nam. Tại đây, chúng tôi có những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ tư tấn tâm lý, sức khỏe tâm thần, gia đình, xã hội đến sức khỏe học đường.
GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Giáo sư hiện đang giữ chức Viện trưởng Viện Tâm lý Việt – Pháp. Bà tốt nghiệp TS tại Viện hàn lâm giáo dục Liên Xô cũ, được đào tạo chuyên sâu về những lĩnh vực như tâm lý và sức khỏe tâm thần, quản lý giáo dục, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, văn hóa nhà trường. Với kinh nghiệm chuyên môn, GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã chứng minh được vị trí và trình độ của mình, bà được nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân, Huân chương lao động hạng 2, hạng 3.
Mrs. Agnes Florin
Giám đốc phụ trách chuyên môn đồng thời cũng là giáo sư tâm lý trẻ em & giáo dục. Hiện nay, bà còn là chuyên gia cao cấp của các tổ chức quốc tế UNICEF, CONFENMEN, OCDE, DEPP, DGESCO, ANR, CNESCO,… Bà đã giúp rất nhiều trẻ em thoát khỏi những khó khăn trong học tập, vượt qua những chướng ngại tâm lý học đường, gia đình, xã hội mà họ đang gặp phải.
GS. TS Christelle Maillart
Học vị chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu – thành viên hội đồng chuyên môn, giám đốc Trung tâm ngôn ngữ trị liệu, Khoa Tâm lý và giáo dục học Trường Đại học Lìege (Vương quốc Bỉ). Bà đang là một trong những thành viên hội đồng chuyên môn uy tín và giàu kinh nghiệm nhất tại Viện Tâm lý Việt – Pháp.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những chuyên gia tâm lý học, những giáo sư, tiến sĩ trong nước như PGS. TS tâm lý học Trần Thu Hương, PGS. TS tâm lý học Nguyễn Minh Đức, Bác sỹ PGS. TS chuyên khoa tâm thần Võ Văn Bản,…
Hãy đến ngay Viện Tâm lý Việt – Pháp tại số 54 Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc liên hệ tới hotline 097.772.9396 để lắng nghe các bác sĩ của chúng tôi tư vấn nhé.
Tham Khảo:
>>>> Bác sĩ tâm lý có tồn tại? Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần khác nhau như thế nào?