Những điểm chính trong bài
- Một nghiên cứu gần đây cho thấy ở những người trưởng thành, cả những người trẻ và trung niên, đều có nhiều khả năng xuất hiện các hành vi nguy cơ hơn sau hai tháng xảy ra đại dịch.
- Mặc dù việc cảm thấy kiệt sức trong đại dịch là điều bình thường, nhưng chúng ta vẫn nên chấp hành tốt các biện pháp an toàn phòng dịch.
- Bạn có thể thực hiện theo các gợi ý trong bài viết để đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng dịch nhé!
Chúng ta đã thực hiện giãn cách và hạn chế các hoạt động được nhiều tháng nay, trong khi đó tình trạng lây nhiễm đang chưa có dấu hiệu chậm lại. Khi chúng ta dần quen với trạng thái bình thường mới này, sự kiệt sức do đại dịch dường như bắt đầu xuất hiện. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ở những người trưởng thành, cả những người trẻ và trung niên, đều có nhiều khả năng xuất hiện các hành vi nguy cơ hơn sau hai tháng xảy ra đại dịch. Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 11, kết quả công bố trên tạp chí PLOS One. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu được từ hơn 5.000 người tham gia, nhằm đo lường sự ảnh hưởng của độ tuổi đến hành vi ứng phó với COVID-19, và sự thay đổi của những hành vi này trong 3 tháng đầu của đại dịch (tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm)
Cách người dân ứng phó với đại dịch
Các nhà nghiên cứu nhận thấy vào khoảng thời gian đầu trong giai đoạn giãn cách xã hội, những người già (từ 65 tuổi trở lên) dường như ít có các hành vi phòng chống dịch hơn những người trẻ (18 đến 34 tuổi).
Nghiên cứu đã tìm hiểu về 5 loại hành vi phòng chống dịch. Vào tháng 3, cả những người già và người trẻ tuổi đều thực hiện những hành vi phòng chống dịch như nhau, bao gồm:
- Đeo khẩu trang
- Rửa tay thường xuyên
- Hoãn các hoạt động cá nhân và xã hội
- Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, hạn chế ra nơi công cộng
- Hạn chế ăn uống tại hàng quán
Tuy nhiên, đến tháng 5, những người già có xu hướng thực hiện những hành vi kể trên nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngoại trừ việc đeo khẩu trang, nói chung, người trẻ chỉ áp dụng các hành vi phòng chống dịch trong tháng đầu tiên, nhưng sau đó lại giảm dần vào thời điểm sau tháng 4.
Tuy nhiên, nhìn chung, hành vi sử dụng khẩu trang được ghi nhận là đang tiếp tục tăng lên theo thời gian; tỷ lệ phần trăm người sử dụng trong tháng 5 rơi vào khoảng gấp đôi so với tháng 4.
Điều quan trọng là bạn cần thực hiện thói quen phòng dịch an toàn một cách thường xuyên. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn đang đeo khẩu trang, rửa tay và chú ý các khoảng cách an toàn. Bạn có thể thực hiện một số việc sau đây để ngăn chặn tình trạng kiệt sức ở bản thân trong thời kỳ đại dịch, ví dụ như nghĩ ra các phương án tuân thủ an toàn phòng dịch trước khi gặp gỡ bạn bè.
Làm thế nào để vượt qua sự kiệt sức mùa dịch (Pandemic Fatigue)
GS.TS tâm lý Bethany Teachman - giám đốc chương trình đào tạo lâm sàng tại Đại học Virginia đã chia sẻ với Verywell rằng: "Khoảng thời gian này không hề dễ dàng với bất kì ai, khi chúng ta đã quá mệt mỏi vì đại dịch thì chúng ta lại càng cần phải thận trọng, đề phòng đại dịch hơn"
Thực tế cho thấy sự lây lan vi-rút chưa có dấu hiệu chậm lại, các chỉ thị giãn cách và yêu cầu người dân ở trong nhà đang dần được thắt chặt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe tâm thần của chúng ta cũng bị ảnh hưởng phần nào. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số điều sau để giữ an toàn cho bản thân và trở nên khỏe mạnh.
1. Lên kế hoạch
Teachman cho biết: “Chúng ta có thể tuân thủ các biện pháp phòng dịch an toàn bằng cách lập các kế hoạch cụ thể. Ví dụ, thay vì nói “tôi sẽ cố gắng cẩn thận khi gặp bạn bè”, bạn hãy đề ra kế hoạch “tôi sẽ chỉ gặp một vài người bạn bên ngoài và chúng tôi sẽ ngồi cách nhau ít nhất khoảng 2m”. Bằng việc cụ thể hóa như vậy, bạn sẽ đặt ra được một mục tiêu rõ ràng, khả thi. Nó cũng giúp người khác hiểu rõ quan điểm của bạn – giúp làm tăng cảm giác trách nhiệm và tăng khả năng thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra”
TS. Ijeoma Opara, trợ lý giáo sư ngành công tác xã hội tại Đại học Stony Brook, New York chia sẻ với Verywell: “Dường như chúng ta đều đang cảm thấy mất kiểm soát, bởi diễn biến dịch đang ngày càng khó lường cũng như tính chất dễ lây nhiễm của nó. Nhưng điều quan trọng cần nhớ đó là hãy ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và duy trì các biện pháp phòng dịch an toàn (ví dụ thường xuyên rửa tay, tránh tụ tập đông người).”
2. Hãy nghĩ về mọi người xung quanh
Teachman cho biết: “Chúng ta sẽ cảm thấy có động lực hơn trong việc phòng chống dịch, nếu chúng ta biết rằng những việc làm đó của mình có sức ảnh hưởng đến mọi người, có ý nghĩa cộng đồng to lớn. Tôi sẽ thường cố gắng nghĩ về việc những người thân yêu của mình đang rất cần được bảo vệ, nhờ đó tôi sẽ không còn quan tâm quá nhiều đến những hạn chế trong quá trình giãn cách xã hội"
3. Hãy nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính khoa học
Teachman khuyên bạn nên tìm hiểu những thông tin khoa học về COVID-19, để có thể hiểu tại sao chúng ta phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch.
Teachman chia sẻ: “Hiểu rõ những tác dụng của việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khiến cho tôi có cảm giác mình đang phần nào kiểm soát được tình hình. Bên cạnh đó, việc tự nhủ rằng đây chỉ là giai đoạn dịch bệnh tạm thời, rồi mọi thứ cũng sẽ qua đi, có thể là một việc làm khá hữu ích, đặc biệt là khi chúng ta đang có những tín hiệu tích cực về vắc-xin. Hãy nhớ rằng những những sự hi sinh lợi ích cá nhân ở hiện tại sẽ có thể mang lại lợi ích to lớn trong tương lai cho cả cộng đồng. Cách nghĩ này cũng có thể tiếp thêm động lực cho chúng ta trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch”.
Nguồn: Pandemic Fatigue Is Setting In: Here's How to Cope, VeryWell Health
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: