Gần đây, đại dịch khiến sức khỏe tinh thần của trẻ em được chú ý đến, đặc biệt là những trẻ em không đi học trực tiếp ở trường. Trong một cuộc khảo sát dành cho học sinh trung học ở Mỹ chỉ ra rằng, gần 1/3 số học sinh tham gia cảm thấy không hạnh phúc, áp lực, chán nản hơn bình thường. Tại Ý và Tây Ban Nha, cuộc thăm dò cho thấy 86% bố mẹ nhận thấy những thay đổi đáng lo ngại, từ việc khó tập trung đến chuyện có ít thời gian tham gia vào các hoạt động thể chất. Và một nghiên cứu với học sinh ở Trung Quốc đã nhận thấy mức độ gia tăng của cả lo âu và trầm cảm.
Mặc dù số liệu này cực kỳ đáng lo ngại, nhưng cũng cần chú ý tới cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần do COVID gây ra ảnh hưởng đến người trẻ. Một báo cáo của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho thấy rằng, ý tưởng tự sát tăng mạnh ở độ tuổi từ 18 đến 24, với 1/4 số người trong độ tuổi này đã thực sự tính đến việc tự tử vào thời điểm tiến hành khảo sát. Số liệu thống kê liên quan đến khi một người đọc những câu chuyện bi thảm như cái chết của Thomas, con trai 25 tuổi của Nghị sĩ Jamie Raskin, người đã cướp đi mạng sống của ông vào đêm giao thừa.
Thanh niên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vô số bệnh tật chịu tác động của đại dịch. Độ tuổi mà dựa nhiều vào các mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa không chỉ vì tình bạn mà còn giống như một sự thừa nhận. Họ bị ảnh hưởng bởi việc giãn cách xã hội. Và khi bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, họ thấy hướng đi cuộc đời mình bị thay đổi sâu sắc, đặc biệt là khi cơ hội việc làm bị giảm mạnh.
Trước đại dịch COVID, thanh niên đã bị trầm cảm và lo lắng với tỷ lệ cao. Sự tự do, áp lực và cám dỗ thường gây nên và/hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe tâm thần. Đối với nhiều người, có thể điều trị kết hợp giữa các liệu pháp trị liệu và thuốc, nhưng những người khác lại trải qua các bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn thường biểu hiện ra ở độ tuổi 18-24. Là một người đại diện về sức khỏe tâm thần, tác giả thường gặp gỡ những gia đình có người thân trong độ tuổi này. Họ đại diện cho những trường hợp khó khăn nhất.
Khi sang năm 2021, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của những người ở độ tuổi đôi mươi. Họ đã chịu đựng những căng thẳng tích lũy do thời gian đại dịch gây ra ở những giai đoạn mong manh của cuộc đời, giai đoạn mà họ không có nhiều kỹ năng phục hồi, những thứ chỉ được tạo nên bởi kinh nghiệm sống.
Các khối trường nằm trong phạm vi các trường đại học đã thiết lập, áp dụng các quy trình để nhận diện những sinh viên đang gặp vấn đề và hỗ trợ họ. Các vấn đề sức khỏe tâm thần do COVID gây ra có thể sẽ vẫn ảnh hưởng đến nhiều người trong tương lai gần. Các trường chuyên nghiệp và các chương trình sau đại học cũng phải cam kết đóng một vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần của thanh niên trong cộng đồng của họ.
Các biện pháp này đã không phù hợp với các chương trình sau đại học. Một minh chứng là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã dính vào vụ kiện tụng về việc nghiên cứu sinh gốc Việt, Hân Nguyễn tự tử tại trường năm 2009, người đã không nhận được sự giúp đỡ sau khi liên lạc với những dịch vụ hỗ trợ sinh viên, mặc dù anh này đã có tiền sử về việc cố gắng tự sát. Còn con trai của nghị sĩ Thomas Raskin là một sinh viên Luật Harvard.
Đã qua thời kỳ các cơ sở điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như chúng ta vẫn thấy, những điều kiện về thể chất và cung cấp các điều kiện, hỗ trợ thích hợp.
COVID đã tăng thêm tính cấp thiết cho vấn đề này, nhưng ngay cả khi các trường hợp giảm bớt thì nhu cầu cũng vẫn còn.
Những tác động đến sức khỏe tâm thần của đại dịch sẽ còn lâu dài, và chúng ta phải chuẩn bị để giúp đỡ những người trẻ tuổi đang phải gánh chịu hậu quả.
Những tác động đến sức khỏe tâm thần của đại dịch sẽ còn lâu dài, và chúng ta phải chuẩn bị để giúp đỡ những người trẻ tuổi đang phải gánh chịu hậu quả.