Bạn cảm thấy người thân hay bạn bè đang gặp khó khăn trong dịch COVID-19? Bạn nhận thấy họ vừa trải qua một chuyện buồn như mất việc, nhiễm bệnh, tự cách ly hoặc mất người thân do COVID?
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, những vấn đề về lo âu và trầm cảm đã ảnh hưởng đến rất nhiều người. Nhưng giờ đây hơn bao giờ hết, chúng ta cần dành sự quan tâm về vấn đề sức khỏe tâm thần mà nhiều người có thể phải đối mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng COVID-19.
Nếu bạn cảm thấy ai đó cần giúp đỡ, có một số cách sau đây bạn có thể tham khảo:
Cởi mở và trung thực
Có những trò chuyện cởi mở là cách tốt nhất để thảo luận về chủ đề sức khỏe tâm thần. Palencer, Giám đốc Trung tâm Điều trị & Phục hồi Nghiện tại Bệnh viện IU Health West ở Avon, cho biết: “Lòng vòng xung quanh các vấn đề hay trốn tránh chỉ khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Nếu cả hai đều không biết mình có đang nói về cùng vấn đề, chúng ta sẽ không thể đến cùng một đích. Chúng ta cần phải thẳng thắn và bao dung với nhau”.
Bạn cũng sẽ cần nỗ lực đồng cảm - hiểu vì sao người đó có những cảm xúc như vậy. Tất cả chúng ta đều có những phản ứng khác nhau đối với căng thẳng. Bạn có biết người đó phản ứng với căng thẳng như thế nào không? Những lo lắng, sợ hãi, buồn bã và thất vọng của họ biểu hiện như thế nào?
Potts, quản lý của các dịch vụ sức khỏe hành vi ở Bloomington, cho biết: “Phản ứng với căng thẳng có thể khác nhau ở những người khác nhau. Vậy nên rất cần có những cuộc trò chuyện sau mỗi xung đột về cách bạn đối phó, cách bạn chăm sóc bản thân, cách bạn hỗ trợ lẫn nhau.”
Hãy dõi theo
Bạn có thể đang ở trong một trạng thái tinh thần tốt - và biết những dấu hiệu cần để ý ở bản thân nếu mọi thứ trở nên tồi tệ. Vậy thì bạn cũng có thể để tâm và tìm kiếm những dấu hiệu này ở người khác:
- Họ có ngủ đủ giấc không?
- Họ có chăm sóc bản thân không?
- Họ có quan tâm đến những nhu cầu cơ bản không?
Điều đó thực sự cho phép chúng ta quan tâm đến nhau và chăm sóc nhau - và tạo tiền đề cho sự kết nối.
Potts nói: “Đây thực sự là một việc lành mạnh và tôi khuyến khích các gia đình thực hiện càng nhiều càng tốt để phát hiện những dấu hiệu sớm và hỗ trợ nhau.”
Và hãy để ý đến sức khỏe tâm thần và thể chất của chính bạn. Bạn nên biết lượng sức và đừng nên để mối quan tâm của người khác trở thành vấn đề của bạn. Ví dụ, nếu một người thân yêu không chăm sóc bản thân thì bạn nên có một ranh giới cảm xúc, và hiểu rằng điều đó không có nghĩa là bạn cũng không thể chăm sóc bản thân.
“Khi bạn ở với người khác và họ phản ứng theo một cách nào đó khiến bạn căng thẳng, thì bạn có thể cần phải tạm rời đi. Sự căng thẳng của họ không cần tác động đến phản ứng của chính bạn,” Potts nói.
Khi họ không chia sẻ
Nếu bạn đang có những cuộc trò chuyện không hiệu quả, bạn có thể cảm thấy khó mà tiếp tục giúp đỡ.
Mọi người phản ứng với căng thẳng một cách khác nhau, và một số người ngắt mọi hoạt động, họ “cuộn mình trong chăn và muốn biến mất”, Potts nói. Hoặc, câu trả lời phổ biến và quen thuộc hơn của họ là: “Tôi ổn” như một cách để tạo ra rào cản với người khác.
“Tôi nghĩ rằng với những người ta thân yêu, chúng ta có thể giúp họ bình thường hóa ý tưởng rằng họ không cần phải ổn,” Potts nói.
Nhắc nhở mọi người rằng họ không cần phải “ổn” là bước đầu tiên. Nếu họ sẵn sàng lắng nghe, bạn có thể gợi mở để họ tham gia và chia sẻ nhiều hơn nữa:
"Trên thực tế, bạn không cần phải thấy ổn. Và nếu trong trường hợp bạn cảm thấy không ổn, tôi có thể ở đó và hỗ trợ, tôi có thể lắng nghe và giúp đỡ bạn, hoặc có thể tìm sự trợ giúp nếu bạn cần," Palencer nói.
Cung cấp sự trợ giúp cần thiết
Potts và Palencer đã đưa ra hướng dẫn thực tế để giúp một người mà bạn cảm thấy họ đang đấu tranh với vấn đề sức khỏe tâm thần.
Đó có thể là ở bên người đó với sự quan tâm tích cực vô điều kiện – chỉ ở cạnh và hiện diện với người đó. Điều đó giúp giảm bớt gánh nặng cho cả hai người – áp lực đưa ra giải pháp từ bạn và áp lực nhận sự giúp đỡ từ người kia. Không gây áp lực cũng cho phép mọi người tự tìm ra giải pháp theo thời gian trong một không gian an toàn của họ.
Nếu ai đó đang gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần của họ, thì hãy đối xử với người đó như thể họ đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn với bệnh cúm hoặc một căn bệnh nào đó. Bạn có thể nấu cho họ một bữa ăn, mang chăn cho họ, hoặc ngồi với họ trong cùng một không gian.
“Họ không cần phải ổn, và tôi thì có thể ở đó và kết nối với họ,” Palencer nói.
Khi thời điểm đến, bạn có thể ở đó nếu họ đã sẵn lòng chia sẻ và cần thêm sự hỗ trợ.
Nguồn: How to Support Someone's Mental Health During COVID-19, Indiana University Health
Thanh Hương dịch
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
Hình ảnh một số hoạt động của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: