[Xu Hướng Ngành Tâm Lý 2024] Nhà Tâm Lý Đấu Tranh Cho Quyền Của Phụ Nữ & Cộng Đồng LGBTQ+

Xu hướng chính sách đáng báo động đang ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mọi người, trong khi các nhà tâm lý học đang đấu tranh chống lại chúng.

Một loạt chính sách mới đang nhắm vào những vấn đề riêng tư nhất trong cuộc sống của những người dân Hoa Kỳ - sự lựa chọn về sinh sản, xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ. Các nhà nghiên cứu và thực hành tâm lý học cho biết những người trở thành mục tiêu mục tiêu của các chính sách phát triển này đang gặp phải tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của họ.

Ví dụ, những người không thể phá thai có nhiều khả năng đối mặt với tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần tồi tệ hơn, gia tăng khả năng rơi vào tình trạng nghèo đói, và buộc phải tiếp xúc lâu dài với những kẻ lạm dụng. Thanh niên trong cộng đồng LGBTQ+ đang phải đối mặt với sự kỳ thị tăng cao, có nguy cơ cao gặp vấn đề tâm lý, và khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế.

Quyết định năm 2022 của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ nhằm thay đổi quyền phá thai một cách vi hiến là một sự kiện nổi bật. Và kể từ đó, 21 tiểu bang đã đưa ra các hạn chế bổ sung đối với việc phá thai hoặc gần như đặt hoàn toàn hành vi này ngoài vòng pháp luật, và 5 tiểu bang khác đã ban hành các hạn chế hoặc lệnh cấm vẫn còn trong tình trạng chưa rõ ràng về mặt pháp lý. Không chỉ vậy, hiện nay, một số nhà lập pháp đã đặt mục tiêu cấm các dịch vụ chăm sóc và khẳng định giới tính (gender-affirming care) cho thanh niên chuyển giới, với hơn 35% thanh niên chuyển giới hiện sống ở các bang đã thông qua lệnh cấm, theo Chiến dịch Quyền Con người. Hưởng ứng theo Florida, một số bang cũng đang cố gắng ban hành các chính sách kiểu “Don’t Say Gay”, thậm chí cấm đề cập đến những người LGBTQ+ - chẳng hạn như đưa ra các cuốn sách về các kiểu gia đình khác nhau trong trường học.

Vấn đề chung của tất cả các chính sách này nằm ở quyền tự chủ về cơ thể và quyền tự quyết định của cá nhân.

Hậu quả tâm lý từ những chính sách này không chỉ tác động trực tiếp đến những đối tượng mục tiêu, mà còn lan rộng hơn nữa. Chẳng hạn như các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con cái của họ, và người thân, bạn bè, người quen đều quan tâm đến những người họ yêu thương đang bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra, các bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác có thể không được cung cấp dịch vụ chăm sóc mà bệnh nhân cần. Một số dữ liệu khảo sát còn cho thấy mọi người quyết định không sinh con vì sợ bị từ chối chăm sóc khẩn cấp khi mang thai.

Những cá nhân bị ảnh hưởng bởi các chính sách này có thể ngày càng khó nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần mà họ cần. Khi môi trường pháp lý siết chặt hơn, các nhà chăm sóc sức khỏe có thể trở nên cảnh giác và e dè hơn khi thảo luận về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như phá thai hoặc chăm sóc và khẳng định giới tính (gender-affirming care) với thân chủ của họ. Hiện nay các nhà tâm lý đã và đang cố gắng phản biện ở mọi nơi họ có thể: Họ trao quyền cho thân chủ tự biện hộ cho bản thân và chống lại thông tin sai lệch bằng những chứng dựa trên khoa học.

Nhắm mục tiêu vào nhóm dễ bị tổn thương nhất

Nhiều chính sách mới trong số này tuyên bố bảo vệ sức khỏe thể chất và tâm thần của cá nhân, nhưng lại có hành động ngược lại: Chẳng hạn như việc cấm phá thai. PGS.TS. Antonia Biggs - Khoa sản phụ khoa và khoa học sinh sản Đại học California (Hoa Kỳ) - cho biết: “Những luận điệu chống phá thai luôn cho rằng việc phá thai sẽ gây hại cho người mang thai. Nhưng chúng tôi biết rằng việc hạn chế phá thai có thể buộc những người phụ nữ phải mang thai và sinh con ngoài ý muốn, điều này gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tâm thần của họ, làm tăng nguy cơ sống trong cảnh nghèo đói, và làm giảm hy vọng của họ về tương lai.”

Biggs chỉ ra trong nghiên cứu Turnaway – một nghiên cứu mang tính bước ngoặt - rằng trong 5 năm theo dõi những phụ nữ bị từ chối phá thai, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc phá thai không gây hại cho sức khỏe phụ nữ. Trong khi đó nghiên cứu cho thấy việc bị từ chối phá thai sẽ có hại cho cả phụ nữ và gia đình họ. So với những người được phá thai theo ý muốn, những người bị từ chối phải đối mặt với tình trạng nghèo đói gia tăng, tiếp tục phải tiếp xúc với những kẻ đã lạm dụng họ vì đứa trẻ đã được sinh ra, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Một số phụ nữ thậm chí còn tử vong trong khi sinh con. Thế hệ tiếp theo cũng phải chịu đựng hậu quả, bằng chứng là những đứa trẻ được sinh ra phải phát triển trong điều kiện tồi tệ hơn, và những đứa trẻ mang thai ngoài ý muốn có mối liên kết kém hơn với người mẹ. Việc cưỡng bức sinh con sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người da màu. Ví dụ, phụ nữ da đen có tỷ lệ tử vong khi sinh gần gấp ba lần so với phụ nữ da trắng, theo CDC Hoa Kỳ.

graph showing states with restrictions/bans on abortion

Các tác động khác đến từ việc thiết kế chính sách, theo Sara McClelland - PGS.TS. Tâm lý học và nghiên cứu về phụ nữ & giới tính tại Đại học Michigan, người nghiên cứu nền tảng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính của chính sách phá thai - cho biết, không phải vô cớ mà các chính sách ở các bang như Texas lặp lại nội dung như trong thời kỳ nô lệ về quyền tự chủ cơ thể và hạn chế đi lại. Điều khoản thợ săn tiền thưởng trong luật SB8 của Texas cho phép công dân kiện những người giúp đỡ bệnh nhân phá thai, tương tự với thông lệ ở miền Nam thời kỳ tiền nội chiến là trao quyền cho các công dân cá nhân có vũ trang để khống chế việc di chuyển của những người bị bắt làm nô lệ và giam cầm lại những người trốn thoát. McClelland nói: “Mọi người đều trở thành đặc vụ của nhà nước.”

Nghiên cứu của McClelland và các cộng sự đã xác nhận rằng thái độ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính bắt nguồn từ những định kiến ​​về tình dục và vai trò làm mẹ của phụ nữ da màu đã dự đoán được thái độ phản đối việc phá thai (Sex Roles, Vol. 87, 2022). Trong một nghiên cứu khác, McClelland và các cộng sự phát hiện ra rằng ngay cả trước khi có quyết định của Dobbs, những người tham gia trả lời nghiên cứu đã mô tả việc phá thai là vi phạm luật pháp, chuẩn mực giới tính và học thuyết tôn giáo và đáng bị trừng phạt như phạt tiền, ngồi tù và thậm chí là cưỡng bức triệt sản (Psychology of Women Quarterly, Vol. 47, No. 1, 2022).

Các chính sách chống lại cộng đồng LGBTQ+ cũng đang có những tác động nghiêm trọng tương tự đến hạnh phúc của cộng đồng LGBTQ+, đặc biệt là trong giới trẻ. Ví dụ ở Florida, Hội đồng Giáo dục của bang tuyên bố rằng tài liệu về xu hướng tính dục và bản dạng giới trong chương trình AP Tâm lý học đã vi phạm luật tiểu bang. Mặc dù sự phản đối kịch liệt từ APA và những người ủng hộ khác đã khiến tiểu bang phải đảo ngược quyết định của mình, nhưng một số trường vẫn hủy lớp học và các tiểu bang khác đang tìm cách cấm giảng dạy hoặc thậm chí thảo luận về những chủ đề như vậy trong lớp học.

Những nỗ lực kiểm duyệt chương trình giảng dạy trong trường học không phải là chính sách duy nhất ảnh hưởng đến người trẻ thuộc cộng đồng LGBTQ+. Theo The Trevor Project, 633 dự luật chống lại cộng đồng LGBTQ+ chưa từng có đã bắt đầu có hiệu lực tính đến tháng 9, trong đó 53 dự luật đã được thông qua. Những chính sách này – trong khi mang danh nghĩa nhằm mục đích bảo vệ trẻ em - thay vào đó lại gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần của người trẻ. Trong Khảo sát quốc gia năm 2023 của The Trevor Project về sức khỏe tâm thần của giới trẻ LGBTQ+, gần 1/3 số người trong cộng đồng LGBTQ từ 13 đến 24 tuổi cho biết sức khỏe tâm thần của họ hầu như hoặc luôn luôn không ổn định vì những chính sách như vậy, bất kể họ sống hay không sống ở các bang mà các chính sách này đang được tranh luận hoặc thực hiện.

Gần 2/3 số người được hỏi nói rằng chỉ cần nghe về luật cấm thảo luận về chủ đề LGBTQ+ ở trường học đã khiến sức khỏe tâm thần của họ đi xuống thấy rõ. TS. Myeshia Price - người điều tra chính của cuộc khảo sát và hiện là Phó Giáo sư về tư vấn và tâm lý giáo dục tại Đại học Indiana - cho biết: “Đôi khi các dự luật không được thông qua, nhưng điều đó không có nghĩa là không có tác động đến giới trẻ. Sự tồn tại của chúng vẫn luôn được tranh luận trên các nền tảng rộng lớn.”

Các chính sách liên quan đến trường học, chẳng hạn như không cho phép thanh niên chọn đại từ nhân xưng, tham gia các nhóm thể thao theo giới tính hoặc sử dụng phòng tắm và phòng thay đồ mà họ muốn - có thể đặc biệt có hại nếu trẻ em dành nhiều thời gian hơn ở trường. Lưu ý rằng ít hơn 40% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của The Trevor Project mô tả gia đình của họ ủng hộ LGBTQ+. Có thể trường học là nơi duy nhất mà một số người cảm thấy giới của họ được khẳng định.”

Các nhà hoạch định chính sách hiện đang đặc biệt nhắm vào những người chuyển giới và người song tính. Đối với TS. Roberto Abreu - Trợ lý Giáo sư tâm lý học tại Đại học Florida - những chính sách như vậy là một phần phản ứng chống lại bình đẳng giới, bình đẳng hôn nhân và những tiến bộ khác mà cộng đồng LGBTQ+ đã đạt được trong những năm gần đây. Abreu cho biết: “Mục tiêu lớn hơn của họ là xóa bỏ cộng đồng những người LGBTQ+ và họ chủ yếu nhắm mục tiêu vào thanh thiếu niên chuyển giới và gia đình của họ, đồng thời một số nhà hoạch định chính sách thậm chí đang cố gắng xác định việc khẳng định giới tính và chăm sóc cho những người trẻ tuổi là lạm dụng trẻ em.”

Abreu cho biết, các chính sách cấm người trẻ tiếp cận dịch vụ chăm sóc và khẳng định giới tính là đặc biệt có hại. Trong một nghiên cứu mà ông và các cộng sự thực hiện, các bậc phụ huynh có con là người chuyển giới và song tính đã báo cáo rằng những chính sách như vậy đã làm gia tăng tình trạng trầm cảm, ý định tự tử và chứng phiền muộn về giới ở trẻ em, tăng sự kỳ thị và giảm độ an toàn cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế (Journal of Family Psychology, Vol. 36, No. 5, 2022). Trong một nghiên cứu khác, Abreu và các cộng sự cũng phát hiện ra rằng những chính sách này khiến các bậc cha mẹ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và tức giận vì quyền của họ bị vi phạm (Psychology of Sexual Orientation and Gender Diversity, Vol. 9, No. 4, 2022). Một số người đã đề cập đến việc chuyển đến các tiểu bang mới để con cái họ được an toàn.

graph shown states with bans on gender-affirming care

Những phát hiện của Abreu cho thấy, tác động và ảnh hưởng của tất cả các chính sách này thậm chí đã vượt xa các nhóm mục tiêu cụ thể.

Ví dụ, lệnh cấm phá thai có thể khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về việc làm cha mẹ. Một cuộc thăm dò gần đây của tổ chức phi lợi nhuận All In Together cho thấy hơn một phần ba phụ nữ từ 18 đến 39 tuổi cho biết họ hoặc ai đó họ biết đã quyết định không mang thai vì lo ngại không thể kiểm soát các biến chứng y tế liên quan đến thai kỳ, ngay cả trong những bang mà việc phá thai vẫn được coi là hợp pháp. PsyD Julie Bindeman - người điều hành Integrative Therapy of Greater Washington, chuyên về tâm lý sinh sản - cho biết ngoài việc lo lắng về nguy cơ tử vong nếu thai kỳ không thành công và vấn đề từ chối quyền phá thai, các bậc cha mẹ sắp làm cha mẹ còn lo lắng về xu hướng ngày càng tăng trong việc hình sự hóa việc sẩy thai. Bà nói rằng: “Ở một số bang, việc mang thai giống như trò chơi roulette kiểu Nga.”

Bindeman cho biết sức khỏe tâm thần của các bác sĩ sản/phụ khoa, bác sĩ phòng cấp cứu và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác cũng đang bị ảnh hưởng: “Nếu họ đang phải đối mặt với một bệnh nhân trong tình trạng sẩy thai hoặc các biến chứng khi mang thai, họ không thể làm những gì họ được đào tạo và biết đó là điều đúng đắn phải làm vì có thể những điều họ xem là tốt lại đang phạm luật. Kết quả là ở các bang như Idaho, hàng loạt các bác sĩ và thực tập sinh y khoa đã bỏ nghề. Đó là một tổn thương về mặt đạo đức.”

Các nhà tâm lý học cảnh báo, mặc dù có những dấu hiệu hy vọng – chẳng hạn như một số bang tự biến mình trở thành nơi an toàn cho những người có mong muốn phá thai hoặc có nhu cầu chăm sóc để khẳng định giới tính (gender-affirming care) - nhưng bối cảnh chính trị xã hội xung quanh quyền sinh sản và quyền của cộng đồng LGBTQ+ có thể còn tồi tệ hơn. Những người ủng hộ lo lắng rằng việc tiếp cận các biện pháp kiểm soát sinh con và chăm sóc để khẳng định giới tính cho người lớn có thể bị đe dọa. Ví dụ, vào năm 2022, 195 nhà hoạch định chính sách đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật về Quyền tránh thai, đạo luật sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận các biện pháp kiểm soát sinh sản. Về mặt LGBTQ+, Missouri đã đưa ra những hạn chế lớn đối với việc chăm sóc khẳng định giới tính cho người trưởng thành cũng như thanh thiếu niên, trong khi các bang khác đang thực hiện các động thái nhằm làm làm giảm khả năng tiếp cận của người trưởng thành.

Shirley Higuchi - Phó giám đốc chuyên môn về công lý, pháp lý & vận động nhà nước tại APA - cảnh báo rằng vì tất cả các chính sách mới ban hành đang gây tổn hại cho sức khỏe tâm thần nên ngày càng khó tìm được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt. Ngoài việc thiếu nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe tâm thần ở một số khu vực, tác động tiêu cực của những chính sách như vậy có thể ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các nhà tâm lý khi thảo luận về các chủ đề như phá thai hoặc dịch vụ chăm sóc khẳng định giới tính do quan ngại về rủi ro pháp lý.

Higuchi cho biết, mặc dù các nhà tâm lý vẫn chưa bị để ý như các nhà cung cấp dịch vụ y tế (phá thai hoặc chăm sóc để xác định giới tính), nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian ở một số bang. Các nhà tâm lý có thể phải đối mặt với việc các công ty bảo hiểm không sẵn lòng chi trả các dịch vụ sức khỏe tâm thần liên quan đến các vấn đề sinh sản hoặc LGBTQ+, hoặc họ phải đối mắt với nguy cơ bị buộc tội hỗ trợ và tiếp tay cho những bệnh nhân tìm kiếm các dịch vụ đã bị cấm. Higuchi cho biết: “Mọi thứ hiện đang thay đổi, tuy nhiên APA đã phát triển các nguồn lực để giúp các nhà tâm lý làm việc an toàn với những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi luật phá thai, và đang phát triển các nguồn lực tương tự xung quanh luật chăm sóc khẳng định giới tính. Tất nhiên chúng tôi cũng có những mối lo sợ rằng các nhà tâm lý có thể trở thành đối tượng chịu thiệt hại nặng nề.”

Vận động để có chính sách tốt hơn

Các nhà tâm lý học đang đấu tranh để bảo vệ thân chủ và chính họ. Vào năm 2022, Hội đồng đại diện của APA tái khẳng định việc APA tố cáo các hạn chế phá thai và cam kết của APA đối với công bằng sinh sản. Vào năm 2020, hội đồng đã ban hành các nghị quyết cập nhật việc phản đối các chính sách mang tính phân biệt đối xử đối với LGBTQ+. Tiến sĩ Laura Kuper – ABPP - nhà tâm lý học nhi khoa làm việc trong một nhóm đa ngành từng cung cấp phương pháp điều trị y tế cho các đối tượng thanh niên chuyển giới cho biết: “Việc có được sự hỗ trợ của APA và các tổ chức khác giúp việc chia sẻ các thông điệp dựa trên bằng chứng trở khoa học nên dễ dàng hơn và tạo động lực cho việc lên tiếng.”

Tiến sĩ Antoine L. Crosby - phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chuyên môn tại Hiệp hội Tâm lý DC và là người sáng lập Dịch vụ Affirmative Spaces Psychological (một tổ chức chủ yếu phục vụ người da màu LGBTQ+) - cho biết, các nhà tâm lý học cá nhân có thể giúp đỡ bằng cách trao quyền cho thân chủ lên tiếng. Crosby giúp các bệnh nhân của mình tìm cách chống lại cảm giác được mô tả là “diệt vong” ngày càng gia tăng bằng bất cứ cách nào phù hợp nhất với họ. “Một số người biểu tình. Một số viết thư. Đối với một số người, lời biện hộ hay kêu gọi là một yêu cầu quá đáng với tất cả những tổn thương mà họ đang phải đối mặt. Một số người cảm thấy mệt mỏi khi phải đấu tranh để tồn tại như một con người. Đó là việc hòa hợp với chính mình và những gì bạn có thể xử lý.”

Các nhà tâm lý học cũng đang cố gắng đấu tranh cho các thân chủ - điều vượt ngoài phạm vi công việc của họ.

Ví dụ Tiến sĩ Megan Mooney - một nhà tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên - hiện là đồng nguyên đơn trong một vụ kiện ở Texas thách thức những hạn chế ở đó. Mooney cung cấp các dịch vụ trị liệu giúp giảm bớt nhiều mối lo ngại, bao gồm cả việc khẳng định sự chăm sóc dành cho thanh thiếu niên LGBTQ+ và gia đình họ.

Kuper và các cộng sự đã phát triển một danh sách các ý tưởng vận động bao gồm cộng tác với các hiệp hội tâm lý, quảng bá thông tin dựa trên bằng chứng khoa học thông qua phương tiện truyền thông xã hội và phương tiện thông tin truyền thống, đồng thời tham gia vận động chính trị ở mọi cấp độ, từ các cuộc họp hội đồng nhà trường đến cơ quan lập pháp tiểu bang và Quốc hội (Clinical Practice in Pediatric Psychology, Vol. 10, No. 3, 2022). Kuper cho biết: “Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể đóng một vai trò quan trọng vì giấy phép của chúng tôi không bị đe dọa trực tiếp. Các bác sĩ có thể gặp khó khăn hơn trong một số bối cảnh, vì vậy chúng tôi có thể can thiệp và giúp chia sẻ thông điệp cũng như trở thành người ủng hộ”.

Kuper nói: “Chỉ cần biết rằng sự tiến bộ xã hội không phải là tuyến tính đã mang lại cho tôi hy vọng. Trong một bức tranh toàn cảnh, tôi cố gắng giữ thái độ lạc quan khi biết rằng nhìn chung, quan điểm của xã hội đang thay đổi và ngày càng ủng hộ hơn.”

Đọc thêm:

Resources for grassroots and state-level advocacy on LGBTQ+ issues

APA and Division 44 (Society for the Psychology of Sexual Orientation and Gender Diversity), 2023

Frequently asked questions about abortion laws and psychology practice

APA Services, 2022

Subverting the mandates of our methods: Tensions and considerations for incorporating reproductive justice frameworks into psychological science

Avery, L. R., & Stanton, A. G., Journal of Social Issues, 2020

When the political is professional: Civil disobedience in psychology

Flynn, A. W. P., et al., American Psychologist, 2021

Bài viết được dịch từ nguồn: Policymakers are taking aim at women and LGBTQ+ individuals, một bài viết trong series Trends in 2024 của APA.

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở chính & Trung tâm trị liệu tại Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trung tâm trị liệu tại TP.HCM: Toà Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0977.729.396 (Zalo, 24/7)

Email: info@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.