Nếu bạn đã từng tham gia trị liệu, bạn hẳn sẽ để ý thấy nhà trị liệu hỏi rất nhiều câu hỏi nghe có vẻ mơ hồ. Trên thực tế, có hai loại câu hỏi mà nhà tâm lý sẽ hỏi người tham gia trị liệu, đó là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Nhưng câu hỏi đóng và mở là những công cụ hữu dụng trong trị liệu tâm lý, nhưng nhiều khi chúng ta còn có thể sử dụng chúng hàng ngày, ví dụ như để bắt đầu một cuộc trò chuyện trong cuộc sống hàng ngày.
Thậm chí, có những câu hỏi nghe thì có vẻ mơ hồ, nhưng lại giúp nhà trị liệu rất nhiều trong quá trình thấu hiểu vấn đề của thân chủ.
Câu Hỏi Đóng Và Câu Hỏi Mở Là Gì?
Hầu hết các nhà trị liệu đã được đào tạo về cách đặt các câu hỏi đóng/mở. Câu hỏi mở là dạng câu hỏi cho phép bạn cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào bạn muốn thay vì các câu trả lời ngắn gọn như “Có” hoặc “Không” đơn thuần. Câu hỏi mở khuyến khích bạn chia sẻ những thông tin liên quan đến cuộc sống, cách nghĩ và niềm tin của bạn.
Cùng xem xét các câu sau:
Câu hỏi đóng: Bạn có mối quan hệ tốt với bố mẹ chứ?
Câu hỏi mở: Hãy nói cho tôi nghe về mối quan hệ của bạn với bố mẹ
Nội dung được đề cập là giống nhau nhưng câu trả lời nhận được có thể sẽ rất khác nhau. Câu hỏi đầu tiên là câu hỏi đóng. Câu trả lời mong đợi là “có” hoặc “không”. Nếu nhà trị liệu hỏi câu hỏi này và nhận được câu trả lời kiểu có-không, vấn đề vẫn chưa thực sự sáng tỏ và nhà trị liệu sẽ phải khuyến khích hoặc hỏi thêm một vài câu hỏi khác để có một phản hồi đầy đủ hơn. Với câu hỏi đóng, thân chủ hoàn toàn có thể chọn trả lời nhiều hơn nhưng thường thì họ không làm thế.
Câu hỏi đóng có thể là một câu hỏi định hướng, nhưng các nhà trị liệu tâm lý thường tránh những câu hỏi kiểu này, ví dụ: “Bạn có bị cha mình lạm dụng tình dục không?” Mặc dù câu hỏi này có thể gợi ra những câu trả lời nhất định, nhưng nó sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái đối với tâm lý thân chủ.
Một cái bẫy cần phải tránh là khi câu hỏi mở của bạn trở thành câu hỏi đóng. Đôi khi bạn đưa ra một câu hỏi phức tạp và cảm thấy như đó là câu hỏi mở, nhưng thực tế kết quả câu trả lời lại là có-không.
Có Thể Bạn Quan Tâm: Trị Liệu Tâm Lý: Không Phải Ai Cũng Có Thể Hành Nghề
Các Loại Câu Hỏi Mở
Câu hỏi mở có thể là những câu hỏi điển hình “ai, cái gì, chỗ nào, khi nào, tại sao và thế nào”. Những câu hỏi này sẽ dẫn đến những sự phản ứng khác nhau có thể mang lại các thông tin hữu ích cho các chuyên gia tâm lý.
Ai: gợi ra sự thấu hiểu trong các mối quan hệ
Cái gì: thường dẫn đến sự thật
Ở đâu: cho phép thảo luận về môi trường diễn ra
Khi nào: Cung cấp thời gian của vấn đề bao gồm điều gì đã xảy ra trước và sau đó.
Tại sao: Thường cung cấp nguyên nhân
Thế nào: cho phép một người nói về cảm giác hoặc quá trình.
Giọng điệu phù hợp là rất quan trọng khi hỏi bất kỳ câu hỏi nào, đặc biệt với câu hỏi “tại sao”. Bắt đầu câu hỏi với từ “tại sao” có thể khiến nó nghe như buộc tội và làm người được hỏi có sự phòng vệ. Mặt khác, sử dụng giọng điệu không phán xét có thể tránh được phản ứng này.
9 Câu Hỏi Nhà Trị Liệu Hay Dùng?
Mỗi nhà trị liệu sẽ có phương thức tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số câu hỏi hay được sử dụng trong buổi gặp đầu tiên:
Điều gì khiến bạn tới đây?
Bạn đã từng tới gặp nhà tham vấn/trị liệu nào chưa?
Bạn thấy vấn đề lớn nhất là gì?
Vấn đề này khiến bạn cảm thấy thế nào?
Điều gì có thể khiến vấn đề này tốt hơn?
Bạn muốn những thay đổi tích cực nào trong cuộc sống?
Nhìn chung, bạn mô tả tâm trạng của mình thế nào?
Bạn mong muốn điều gì từ quá trình tham vấn trị liệu tâm lý?
Điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và yên bình hơn?
Xem Thêm: Khi nào cần gặp nhà trị liệu tâm lý?
Sử Dụng Các Câu Hỏi Mở Trong Cuộc Sống Hàng Ngày
Những nhà trị liệu không chỉ là người duy nhất được hưởng lợi từ các câu hỏi mở. Mọi người đều có thể sử dụng những câu hỏi mở trong cuộc sống thường ngày. Sự thật là bạn có nhiều cơ hội bắt đầu cuộc trò chuyện khi đặt các câu hỏi mở hơn so với câu hỏi đóng.
Nếu bạn nói chuyện với một người mà bạn không biết rõ lắm, hãy hỏi họ các câu hỏi mở. Trên thực tế, nếu như bạn nghĩ về các câu hỏi mở và câu hỏi “có-không”, hãy xem xét liệu bạn có thể thay đổi nó thành một câu hỏi mở hơn không. Cuộc trò chuyện sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn và bạn sẽ hiểu người đó nhiều hơn.
Xem Thêm: Tham Vấn Tâm Lý
Kết Lại
Câu hỏi mở không có nghĩa là mơ hồ, lảng tránh hoặc bày tỏ thái độ khó chịu. Thay vào đó, chúng là cách để nhà trị liệu hiểu bạn, giúp quá trình tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý có kết quả tốt nhất. Qua bài viết này, bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng nhà tâm lý sẽ luôn sử dụng câu hỏi mở để bạn có thể chia sẻ tới họ nhiều nhất có thể.