Mặc dù những khía cạnh thực hành tâm lý học đường được giới thiệu sau đây là các yếu tố riêng lẻ, nhưng giữa chúng luôn có sự tương tác và bổ trợ lẫn nhau. Việc xem xét các khía cạnh này giúp các chuyên gia có thêm kiến thức và kỹ năng trong quá trình cung cấp các dịch vụ. NASP (Hiệp hội Tâm lý học đường Mỹ) đã đưa ra Mô hình Thực hành NASP (The NASP Practice Model). Mô hình này đề cập đến tính tích hợp, toàn diện của những dịch vụ tâm lý học đường, nhằm đáp ứng tốt nhất có thể nhu cầu của học sinh, gia đình và nhà trường.

1. Ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu và trách nhiệm giải trình
Các chuyên viên tâm lý học đường sử dụng kiến thức và các phương pháp đánh giá nhằm nhận diện những điểm mạnh và các nhu cầu; phát triển các dịch vụ và chương trình; đo lường, lượng giá tiến trình và kết quả, hướng tới một mô hình hỗ trợ đa tầng.
Những hoạt động tâm lý chuyên nghiệp trong trường học được đưa ra cần dựa trên cơ sở tư duy giải quyết vấn đề của nhà tâm lý. Các nhà tâm lý học đường sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn một cách có hệ thống, làm nền tảng cho việc ra quyết định ở cấp độ cá nhân, nhóm và toàn trường. Trong quá trình đánh giá và hỗ trợ, họ cũng cân nhắc cả các yếu tố sinh thái (ví dụ: đặc điểm lớp học, gia đình và cộng đồng).
2. Tư vấn và Hợp tác
Chuyên viên tâm lý học đường cần có kiến thức về các mô hình và chiến lược đa dạng liên quan đến tham vấn và phối hợp với các cá nhân, gia đình, nhóm, hệ thống, cũng như các phương pháp thúc đẩy tính hiệu quả của quá trình thực thi các hoạt động.
Các nhà tâm lý học đường là một mắt xích của quá trình ra quyết định và giải quyết các vấn đề một cách hệ thống và toàn diện trong tất cả các khía cạnh cung cấp dịch vụ. Họ cần thể hiện được các kỹ năng như: biết học hỏi, biết hợp tác, giao tiếp hiệu quả.
3. Can thiệp, hỗ trợ kỹ năng học tập và giảng dạy
Những chuyên viên trong lĩnh vực tâm lý học đường là người hiểu được những tác động sinh học, văn hóa và xã hội đối với các kỹ năng học tập; quá trình học tập, nhận thức và phát triển của con người. Họ cũng nắm bắt được các chương trình và phương pháp giảng dạy dựa trên bằng chứng.
Các nhà tâm lý học đường, phối hợp với những bên liên quan, sử dụng các phương pháp đánh giá và thu thập dữ liệu, nhằm thực thi và lượng giá các hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng học tập ở học sinh.
4. Các dịch vụ và can thiệp về sức khỏe tâm thần nhằm phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng sống
Chuyên viên tâm lý học đường là người có kiến thức về những tác động sinh học, sự phát triển, văn hóa và xã hội đối với hành vi và sức khỏe tâm thần; những tác động về mặt hành vi và cảm xúc đối với kỹ năng sống và việc học tập; các chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm thúc đẩy kỹ năng xã hội – cảm xúc của học sinh và những người liên quan.
Họ cũng phối hợp với những người khác trong và ngoài nhà trường để thiết kế, thực hiện và lượng giá các dịch vụ, hướng tới nâng cao khả năng phục hồi, thúc đẩy hành vi tích cực; hỗ trợ về mặt xã hội và các kỹ năng thích ứng, cũng như tăng cường sức khỏe tâm thần và hành vi nói chung.
5. Những thực hành trên phạm vi toàn trường nhằm thúc đẩy học tập
Chuyên viên tâm lý học đường có kiến thức về cấu trúc, tổ chức nhà trường, các lý luận về trường học và hệ thống; chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục đặc biệt, khoa học ứng dụng và dựa trên bằng chứng, các hoạt động toàn trường nhằm thúc đẩy việc học tập, các hành vi tích cực và sức khỏe tâm thần của các thành viên.
Thông qua phối hợp với các lực lượng khác, họ xây dựng và thực hiện các phương pháp và chiến lược để tạo dựng, duy trì môi trường học tập an toàn, hiệu quả dành cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường.
6. Các dịch vụ xây dựng môi trường học đường an toàn, hỗ trợ lẫn nhau
Các nhà tâm lý học đường cần hiểu về các nguyên tắc và nghiên cứu liên quan đến kỹ năng cảm xúc-xã hội, khả năng vượt qua căng thẳng cùng các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần và quá trình học tập của học sinh. Họ cũng cần biết rõ về các dịch vụ trong trường học và cộng đồng để hỗ trợ phòng ngừa nhiều mức độ, biết rõ về những chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm xây dựng một môi trường học đường an toàn và hỗ trợ lẫn nhau.
Cùng với những lực lượng khác, các chuyên viên tâm lý học học đường luôn hướng tới thúc đẩy các dịch vụ phòng ngừa và ứng phó, nhằm nâng cao khả năng học tập, sức khỏe tâm thần và hành vi, đảm bảo an toàn về tâm lý và thể chất, đồng thời phòng ngừa, bảo vệ, giảm thiểu khủng hoảng, ứng phó và phục hồi sau khủng hoảng hiệu quả.
7. Phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội
Nhà tâm lý học đường có kiến thức về các nguyên tắc và nghiên cứu liên quan đến hệ thống gia đình, điểm mạnh, nhu cầu và văn hóa của gia đình; các chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm thúc đẩy vai trò ảnh hưởng tích cực của gia đình đối với việc học tập và sức khỏe tâm thần của trẻ em; các chiến lược hợp tác giữa gia đình và nhà trường.
Bằng việc phối hợp với những bên liên quan, nhà tâm lý sẽ xây dựng, thực hiện và lượng giá các hoạt động sao cho phù hợp với văn hóa và tình hình thực tế. Họ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà trường, đồng thời cũng tương tác với các đơn vị trong cộng đồng để nâng cao thành tích học tập và kỹ năng cảm xúc-xã hội cho trẻ em.
8. Các thực hành thúc đẩy tính đa dạng và bình đẳng trong học tập
Chuyên viên tâm lý học đường cần có hiểu biết chuyên môn về sự khác biệt, năng lực, vấn đề khiếm khuyết và các đặc điểm tính cách đa dạng của các cá nhân, cũng như tác động của chúng đối với quá trình học tập và phát triển. Họ cũng cần nắm bắt được các nguyên tắc và nghiên cứu khoa học liên quan đến sự đa dạng ở trẻ em, gia đình, trường học và cộng đồng, bao gồm các yếu tố liên quan đến sự phát triển của trẻ em, tôn giáo, văn hóa và bản sắc văn hóa, chủng tộc, xu hướng tính dục, bản dạng và thể hiện giới, tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố khác. Các nhà tâm lý học đường thực hiện các chiến lược dựa trên bằng chứng để tăng cường các dịch vụ trong cả giáo dục phổ thông và giáo dục đặc biệt, đồng thời giải quyết những tác động tiềm ẩn liên quan đến tính đa dạng.
Các chuyên viên tâm lý học đường cần thể hiện được các kỹ năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thông qua lăng kính sinh thái (ecological lens) trong các bối cảnh đa dạng khác nhau; từ đó nhằm nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động dành cho những cá nhân, gia đình và trường học có sự khác biệt về đặc điểm, nền văn hóa và hoàn cảnh sống.
Bên cạnh đó cũng rất cần thiết để các nhà tâm lý trường học nhận ra rằng: nền tảng để cung cấp dịch vụ hiệu quả là việc thúc đẩy bình đẳng cho các nhóm học sinh đa dạng, tôn trọng tính khác biệt trong học tập và phát triển, và luôn đấu tranh cho công bằng xã hội.
Trong khi chúng ta đang hiểu rằng sự bình đẳng nghĩa là đảm bảo cho tất cả trẻ em đều có quyền tiếp cận các cơ hội giáo dục chung và riêng như nhau, thì bình đẳng cũng có nghĩa là cần đảm bảo cho mỗi học sinh nhận được những gì mà chúng thực sự cần, một cách phù hợp.
9. Nghiên cứu và thực hành dựa trên Bằng chứng
Nhà tâm lý học trường học có kiến thức về thiết kế nghiên cứu, thống kê, đo lường và các kỹ thuật thu thập, phân tích dữ liệu đa dạng, đủ để phục vụ quá trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu và lượng giá các chương trình ứng dụng trong thực tiễn. Với tư cách là nhà khoa học, các chuyên viên tâm lý học đường sẽ đánh giá và áp dụng kết quả các nghiên cứu làm nền tảng cho việc cung cấp dịch vụ và phối hợp với những lực lượng liên quan. Họ cũng sử dụng các kỹ thuật và tài nguyên công nghệ khác nhau để thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu, nhằm hỗ trợ các hoạt động thực hành tâm lý học đường hiệu quả ở cấp độ cá nhân, nhóm và/hoặc các cấp độ hệ thống/toàn trường.
10. Thực hành về mặt luật pháp, đạo đức và nghề nghiệp
Những chuyên viên tâm lý làm việc trong lĩnh vực trường học cũng cần có hệ thống kiến thức về lịch sử và nền tảng cơ sở của tâm lý học đường; các mô hình và phương pháp cung cấp dịch vụ; tiêu chuẩn về đạo đức, luật pháp, các thực hành nghề chuyên nghiệp; các yếu tố khác liên quan đến đặc tính nghề nghiệp và những hoạt động thực hành hiệu quả. Họ tiến hành các hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp và nghề nghiệp; tham gia vào quá trình ra quyết định đảm bảo được tính đạo đức, nhạy bén và chuyên nghiệp. Họ cũng cộng tác với các chuyên gia khác trong quá trình thực hành nghề.
Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng, các chuyên viên tâm lý học đường còn cần áp dụng các phẩm chất, kỹ năng chuyên môn cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của công việc, bao gồm: các kỹ năng liên cá nhân, tính trách nhiệm, khả năng thích ứng, sáng tạo, đáng tin cậy, khả năng sử dụng công nghệ, kỹ năng thu hút và kêu gọi (advocacy skills), tôn trọng sự đa dạng và cam kết thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội.
Nguồn: NASP 2020 Domains of Practice. NASP

1. Ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu và trách nhiệm giải trình
Các chuyên viên tâm lý học đường sử dụng kiến thức và các phương pháp đánh giá nhằm nhận diện những điểm mạnh và các nhu cầu; phát triển các dịch vụ và chương trình; đo lường, lượng giá tiến trình và kết quả, hướng tới một mô hình hỗ trợ đa tầng.
Những hoạt động tâm lý chuyên nghiệp trong trường học được đưa ra cần dựa trên cơ sở tư duy giải quyết vấn đề của nhà tâm lý. Các nhà tâm lý học đường sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn một cách có hệ thống, làm nền tảng cho việc ra quyết định ở cấp độ cá nhân, nhóm và toàn trường. Trong quá trình đánh giá và hỗ trợ, họ cũng cân nhắc cả các yếu tố sinh thái (ví dụ: đặc điểm lớp học, gia đình và cộng đồng).
2. Tư vấn và Hợp tác
Chuyên viên tâm lý học đường cần có kiến thức về các mô hình và chiến lược đa dạng liên quan đến tham vấn và phối hợp với các cá nhân, gia đình, nhóm, hệ thống, cũng như các phương pháp thúc đẩy tính hiệu quả của quá trình thực thi các hoạt động.
Các nhà tâm lý học đường là một mắt xích của quá trình ra quyết định và giải quyết các vấn đề một cách hệ thống và toàn diện trong tất cả các khía cạnh cung cấp dịch vụ. Họ cần thể hiện được các kỹ năng như: biết học hỏi, biết hợp tác, giao tiếp hiệu quả.
3. Can thiệp, hỗ trợ kỹ năng học tập và giảng dạy
Những chuyên viên trong lĩnh vực tâm lý học đường là người hiểu được những tác động sinh học, văn hóa và xã hội đối với các kỹ năng học tập; quá trình học tập, nhận thức và phát triển của con người. Họ cũng nắm bắt được các chương trình và phương pháp giảng dạy dựa trên bằng chứng.
Các nhà tâm lý học đường, phối hợp với những bên liên quan, sử dụng các phương pháp đánh giá và thu thập dữ liệu, nhằm thực thi và lượng giá các hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng học tập ở học sinh.
4. Các dịch vụ và can thiệp về sức khỏe tâm thần nhằm phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng sống
Chuyên viên tâm lý học đường là người có kiến thức về những tác động sinh học, sự phát triển, văn hóa và xã hội đối với hành vi và sức khỏe tâm thần; những tác động về mặt hành vi và cảm xúc đối với kỹ năng sống và việc học tập; các chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm thúc đẩy kỹ năng xã hội – cảm xúc của học sinh và những người liên quan.
Họ cũng phối hợp với những người khác trong và ngoài nhà trường để thiết kế, thực hiện và lượng giá các dịch vụ, hướng tới nâng cao khả năng phục hồi, thúc đẩy hành vi tích cực; hỗ trợ về mặt xã hội và các kỹ năng thích ứng, cũng như tăng cường sức khỏe tâm thần và hành vi nói chung.
5. Những thực hành trên phạm vi toàn trường nhằm thúc đẩy học tập
Chuyên viên tâm lý học đường có kiến thức về cấu trúc, tổ chức nhà trường, các lý luận về trường học và hệ thống; chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục đặc biệt, khoa học ứng dụng và dựa trên bằng chứng, các hoạt động toàn trường nhằm thúc đẩy việc học tập, các hành vi tích cực và sức khỏe tâm thần của các thành viên.
Thông qua phối hợp với các lực lượng khác, họ xây dựng và thực hiện các phương pháp và chiến lược để tạo dựng, duy trì môi trường học tập an toàn, hiệu quả dành cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường.
6. Các dịch vụ xây dựng môi trường học đường an toàn, hỗ trợ lẫn nhau
Các nhà tâm lý học đường cần hiểu về các nguyên tắc và nghiên cứu liên quan đến kỹ năng cảm xúc-xã hội, khả năng vượt qua căng thẳng cùng các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần và quá trình học tập của học sinh. Họ cũng cần biết rõ về các dịch vụ trong trường học và cộng đồng để hỗ trợ phòng ngừa nhiều mức độ, biết rõ về những chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm xây dựng một môi trường học đường an toàn và hỗ trợ lẫn nhau.
Cùng với những lực lượng khác, các chuyên viên tâm lý học học đường luôn hướng tới thúc đẩy các dịch vụ phòng ngừa và ứng phó, nhằm nâng cao khả năng học tập, sức khỏe tâm thần và hành vi, đảm bảo an toàn về tâm lý và thể chất, đồng thời phòng ngừa, bảo vệ, giảm thiểu khủng hoảng, ứng phó và phục hồi sau khủng hoảng hiệu quả.
7. Phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội
Nhà tâm lý học đường có kiến thức về các nguyên tắc và nghiên cứu liên quan đến hệ thống gia đình, điểm mạnh, nhu cầu và văn hóa của gia đình; các chiến lược dựa trên bằng chứng nhằm thúc đẩy vai trò ảnh hưởng tích cực của gia đình đối với việc học tập và sức khỏe tâm thần của trẻ em; các chiến lược hợp tác giữa gia đình và nhà trường.
Bằng việc phối hợp với những bên liên quan, nhà tâm lý sẽ xây dựng, thực hiện và lượng giá các hoạt động sao cho phù hợp với văn hóa và tình hình thực tế. Họ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà trường, đồng thời cũng tương tác với các đơn vị trong cộng đồng để nâng cao thành tích học tập và kỹ năng cảm xúc-xã hội cho trẻ em.
8. Các thực hành thúc đẩy tính đa dạng và bình đẳng trong học tập
Chuyên viên tâm lý học đường cần có hiểu biết chuyên môn về sự khác biệt, năng lực, vấn đề khiếm khuyết và các đặc điểm tính cách đa dạng của các cá nhân, cũng như tác động của chúng đối với quá trình học tập và phát triển. Họ cũng cần nắm bắt được các nguyên tắc và nghiên cứu khoa học liên quan đến sự đa dạng ở trẻ em, gia đình, trường học và cộng đồng, bao gồm các yếu tố liên quan đến sự phát triển của trẻ em, tôn giáo, văn hóa và bản sắc văn hóa, chủng tộc, xu hướng tính dục, bản dạng và thể hiện giới, tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố khác. Các nhà tâm lý học đường thực hiện các chiến lược dựa trên bằng chứng để tăng cường các dịch vụ trong cả giáo dục phổ thông và giáo dục đặc biệt, đồng thời giải quyết những tác động tiềm ẩn liên quan đến tính đa dạng.
Các chuyên viên tâm lý học đường cần thể hiện được các kỹ năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thông qua lăng kính sinh thái (ecological lens) trong các bối cảnh đa dạng khác nhau; từ đó nhằm nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động dành cho những cá nhân, gia đình và trường học có sự khác biệt về đặc điểm, nền văn hóa và hoàn cảnh sống.
Bên cạnh đó cũng rất cần thiết để các nhà tâm lý trường học nhận ra rằng: nền tảng để cung cấp dịch vụ hiệu quả là việc thúc đẩy bình đẳng cho các nhóm học sinh đa dạng, tôn trọng tính khác biệt trong học tập và phát triển, và luôn đấu tranh cho công bằng xã hội.
Trong khi chúng ta đang hiểu rằng sự bình đẳng nghĩa là đảm bảo cho tất cả trẻ em đều có quyền tiếp cận các cơ hội giáo dục chung và riêng như nhau, thì bình đẳng cũng có nghĩa là cần đảm bảo cho mỗi học sinh nhận được những gì mà chúng thực sự cần, một cách phù hợp.
9. Nghiên cứu và thực hành dựa trên Bằng chứng
Nhà tâm lý học trường học có kiến thức về thiết kế nghiên cứu, thống kê, đo lường và các kỹ thuật thu thập, phân tích dữ liệu đa dạng, đủ để phục vụ quá trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu và lượng giá các chương trình ứng dụng trong thực tiễn. Với tư cách là nhà khoa học, các chuyên viên tâm lý học đường sẽ đánh giá và áp dụng kết quả các nghiên cứu làm nền tảng cho việc cung cấp dịch vụ và phối hợp với những lực lượng liên quan. Họ cũng sử dụng các kỹ thuật và tài nguyên công nghệ khác nhau để thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu, nhằm hỗ trợ các hoạt động thực hành tâm lý học đường hiệu quả ở cấp độ cá nhân, nhóm và/hoặc các cấp độ hệ thống/toàn trường.
10. Thực hành về mặt luật pháp, đạo đức và nghề nghiệp
Những chuyên viên tâm lý làm việc trong lĩnh vực trường học cũng cần có hệ thống kiến thức về lịch sử và nền tảng cơ sở của tâm lý học đường; các mô hình và phương pháp cung cấp dịch vụ; tiêu chuẩn về đạo đức, luật pháp, các thực hành nghề chuyên nghiệp; các yếu tố khác liên quan đến đặc tính nghề nghiệp và những hoạt động thực hành hiệu quả. Họ tiến hành các hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức, luật pháp và nghề nghiệp; tham gia vào quá trình ra quyết định đảm bảo được tính đạo đức, nhạy bén và chuyên nghiệp. Họ cũng cộng tác với các chuyên gia khác trong quá trình thực hành nghề.
Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng, các chuyên viên tâm lý học đường còn cần áp dụng các phẩm chất, kỹ năng chuyên môn cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của công việc, bao gồm: các kỹ năng liên cá nhân, tính trách nhiệm, khả năng thích ứng, sáng tạo, đáng tin cậy, khả năng sử dụng công nghệ, kỹ năng thu hút và kêu gọi (advocacy skills), tôn trọng sự đa dạng và cam kết thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội.
Nguồn: NASP 2020 Domains of Practice. NASP
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: