Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính Và Sau Sang Chấn Ở Trẻ Là Gì?
Rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn sau sang chấn là phản ứng với các sự kiện gây đau khổ. Phản ứng bao gồm những suy nghĩ tiêu cực hoặc xuất hiện trong những giấc mơ, tránh nhắc đến sự kiện và ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, nhận thức, hứng thú và các phản ứng.
Rối loạn căng thẳng cấp tính thường bắt đầu ngay sau sự kiên gây sang chấn thường kéo dài từ 3 ngày đến 1 tháng. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể kéo theo rối loạn căng thẳng cấp tính hoặc có thể xảy ra sau sự kiện gây sang chấn trong vòng 6 tháng và kéo dài ít nhất 1 tháng.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được chẩn đoán dựa trên các tiêu chí lâm sàng. Điều trị dựa trên các liệu pháp hành vi và đôi khi sử dụng các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc uống thuốc chống suy nhược cơ thể.
Rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn căng thẳng sau sang chấn là những rối loạn chấn thương liên quan đến căng thẳng. Trước đây rối loạn sau sang chấn được xem như một dạng của rối loạn lo âu, nhưng hiện nay đã được tách riêng vì có những trường hợp không xuất hiện biểu hiện lo lắng nhưng vẫn có những biểu hiện khác của rối loạn căng thẳng.
Do tính dễ tổn thương và tính khí thất thường, không phải tất cả trẻ em khi tiếp xúc một sự kiến gây sang chấn cũng đều mắc chứng căng thẳng. Các sự kiện liên quan đến các rối loạn tấn công, tấn công tình dục, tai nạn xe, chó cắn, bị thương (đặc biệt là bỏng). Ở trẻ nhỏ, bạo lực gia đình là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn sau sang chấn.
Trẻ em không nhất thiết phải trải nghiệm trực tiếp sự kiện gây sang chấn; chúng có thể gặp căng thẳng nếu chứng kiến một sự kiện đau thương nào đó ảnh hưởng đến người khác hoặc nếu chúng biết rằng sự kiện đó đã làm một người thân trong gia đình bị tổn thương.
Tham Khảo: Những Sự Thật Về Sức Khỏe Tâm Thần Và Rối Loạn Tâm Lý
Các Triệu Chứng Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính Và Sau Sang Chấn Ở Trẻ
Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính và rồi loạn căng thẳng sau sang chấn tương tự nhau và thường bao gồm những hội chứng sau: Các triệu chứng xâm nhập: tái phát, ký ức không tự nguyện hoặc giấc mơ đau đớn về sự kiện sang chấn (ở trẻ em dưới 6 tuổi, có thể không rõ ràng về giấc mơ chấn thương của chúng có liên quan đến sự kiện này); phản ứng phân ly (thường là hồi tưởng trong đó người bệnh sống lại những tổn thương, mặc dù trẻ nhỏ thường có khả năng tưởng tưởng những sự kiện để chơi); và đau khổ do các dấu hiệu bên trong hoặc bên ngoài giống với các khía cạnh nhất định của sự kiện sang chấn (VD: nhìn thấy một con chó hoặc một người giống như kẻ lạm dụng)
Biểu Hiện Né Tránh
Tránh những ký ức bên ngoài, những cảm xúc, lời nói liên quan đến những sự kiện gây sang chấn.
Tác Động Tiêu Cực Đến Nhận Thức/Cảm Xúc
Không có khả năng ghi nhớ các vấn đề quan trọng của sự kiện sang chấn, suy nghĩ lệch lạc về nguyên nhân hoặc hậu quả gây chấn thương (VD: đổ lỗi hoặc tránh sự kiện diễn ra bằng một hành động nhất định); giảm cảm xúc tích cực và tăng cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, cảm giác tội lỗi, buồn bã, xấu hổ), thiếu quan tâm, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, bi quan, mất hết hy vọng về tương lai (VD: tôi sẽ không sống đến 20 tuổi...)
Các Kích Thích/Các Phản Ứng Thay Thế
Căng thẳng, phản ứng giật mình phóng đại, khó thư giãn, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ (đôi khi với những cơn ác mộng thường xuyên), có những hành vi hung hăng hoặc quá liều lĩnh.
Các Biểu Hiện Phân Ly
Cảm giác tách rời khỏi cơ thể như trong giấc mơ và có cảm giác thế giới là không có thực.
Tham Khảo:
>>>> Rối Loạn Hoang Tưởng (Delusional Disorder)
Kết Luận Và Chẩn Đoán
Nói chung một đứa trẻ bị rối loạn căng thẳng cấp tính là “choáng váng” và dường như tách rời khỏi môi trường hàng ngày của mình. Trẻ bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn có những ký ức xâm nhập khiến chúng sống lại những sự kiến gây tổn thương. Loại hồi ức thể hiện rõ nhất là hồi tưởng, những hồi ức có thể tự phát nhưng thường được kích hoạt bởi một cái gì đó liên quan đến sự kiện gây sang chấn ban đầu. Ví dụ, cái nhìn của một con chó có thể gây ra hồi tưởng ở một đứa trẻ bị chó tấn công. Trong hồi tưởng, đứa trẻ này có thể ở trong tình trạng khủng bố và không nhận thức được xung quanh trong khi đang tuyệt vọng tìm kiếm để trốn hoặc chạy trốn; họ có thể tạm thời mất liên hệ với thực tế và tin rằng họ đang gặp nguy hiểm. Một số trẻ gặp ác mộng với những loại hồi ức khác nhau.
Chẩn đoán đánh giá rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn căng thẳng sau sang chấn:
Đánh Giá Lâm Sàng
Chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau sang chấn sự trên sự kiện gây sang chấn đáng sợ và kinh hoàng sau đó hồi tưởng, cùn mòn cảm xúc, giảm trương lực cơ. Những triệu chứng này phải đủ nghiêm trọng để gây ra những khuyết tật và đau khổ.
Các triệu chứng kéo dài từ 3 ngày đến 1 tháng được xem là rối loạn căng thẳng cấp tính. Các triệu chứng kéo dài từ 1 tháng trở lên được gọi là rối loạn sau sang chấn, có thể theo sau rối loạn căng thẳng cấp tính hoặc có thể diễn ra đến 6 tháng sau chấn thương.
Bệnh nhân phải có một số biểu hiện ở các lĩnh vực triệu chứng khác nhau; các tiêu chí cụ thể của rối loạn stress cấp tính và rối loạn stress sau sang chấn khác nhau một số biểu hiện trong bảng phân loại bệnh quốc tế(DSM – 5).
Các Yếu Tố Rủi Ro Liên Quan
Mức độ nghiêm trọng của sự kiện sang chấn
Chấn thương vật lý liên quan
Khả năng hồi phục và tính khí tiềm ẩn của trẻ và các thành viên trong gia đình
Tình trạng kinh tế xã hội
Nghịch cảnh trong thời thơ ấu
Rối loạn chức năng gia đình
Tiền sử bệnh tâm thần trong gia đình.
Yếu tố đầu tiên để gia đình và xã hội hỗ trợ trẻ trong các tình huống sang chấn đó là giảm nhẹ kết qủa cuối cùng.
Hướng Điều Trị
Điều trị với rối loạn stress cấp tính và rối loạnh stress sau sang chấn:
Các chất ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc và đôi khi sử dụng thuốc chống suy nhược.
Trị liệu tâm lý bằng các liệu pháp tâm lý: trị liệu hành vi, thư giãn, trị liệu nhận thức.
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc thường hữu ích cho các triệu chứng cùn mòn cảm xúc, hồi tưởng về cảm xúc nhưng ít hiệu quả đối với các chứng suy nhược thần kinh.
Các thuốc chống trầm cảm có thể điều trị các triệu chứng của giảm trương lực cơ, nhưng thông tin về hiệu quả này mới chỉ ở giai đoạn sơ bộ.
Tham Khảo: 5 Cách Điều Trị Trầm Cảm Không Dùng Thuốc An Toàn Hiệu Quả
Sử dụng liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý được xem là hiệu quả và hữu ích nhất đối với việc điều chỉnh hành vi, cảm xúc cho những trẻ có rối loạn căng thẳng sau sang chấn, chẳng hạn như biến dạng sau khi bị bỏng. Liệu pháp hành vi có thể sử dụng một cách hệ thống để giải mẫn cảm cho trẻ em trong tình huống khiến chúng sống lại sự kiện (trị liệu phơi nhiễm). Liệu pháp hành vi có hiệu quả với việc giảm đau khổ và giảm các di chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Rối loạn căng thẳng cấp tính thường bắt đầu ngay sau chấn thương và kéo dìa từ 3 ngày đến 1 tháng; rối loạn căng thẳng sau sang chấn kéo dài dưới 1 tháng, là tiếp tục xuất hiện những rối loạn căng thẳng cấp tính hoặc biểu hiện đến 6 tháng sau sự kiện gây sang chấn.
Rối loạn căng thẳng có thể bắt đầu sau khi trẻ em trải qua một số sự kiện chấn thương trực tiếp, nếu trẻ đã chứng kiến nó hoặc chúng biết rằng một trong những sự kiện đó làm ảnh hưởng đến thành viên thân thiết trong gia đình chúng.
Các triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính và rối loạn sau sang chấn là tương tự nhau và thường bao gồm sự kết hợp của các triệu chứng xâm nhập (như thử nghiệm lại sự kiện). các biểu hiện né tránh, tác động đến nhận thức, cảm xúc (giảm cảm xúc) hoặc các triệu chứng kích thích và phân ly, giảm trương lực cơ.
Điều trị bằng SSRI và đôi khi sử dụng thuốc chống suy nhược kết hợp các liệu pháp tâm lý hỗ trợ hoặc trị liệu bằng phơi nhiễm.
Nguồn: Le Manuel MSD (Trouble de stress post - traumatique)