Khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi được 5 tuổi là thời điểm mà não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Sự phát triển não bộ trong thời kỳ này có ảnh hưởng đến khả năng học tập và thành công của trẻ ở các môi trường xã hội kéo dài đến cuối cuộc đời. Và do đó, những trải nghiệm quý báu trong những năm đầu tiên của cuộc đời - dù là tiêu cực hay tích cực cũng đều góp phần phát triển não bộ của trẻ.
90% Sự Phát Triển Của Não Bộ (Brain Growth) Diễn Ra Trước Giai Đoạn Mầm Non
Khi sinh ra, kích thước não của trẻ trung bình bằng một phần tư kích thước trung bình của người trưởng thành. Ngạc nhiên thay, não bộ của chúng ta đã phát triển với kích thước gấp đôi chỉ sau một năm kể từ khi ra đời. Nó tiếp phát triển bằng 80% kích thước của người lớn khi ở thời điểm 3 tuổi và bằng 90% khi đạt mốc 5 tuổi.
Não là trung khu thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Một em bé mới sinh sẽ có những tế bào não (neurons) mà theo chúng đến suốt cuộc đời, nhưng những kết nối giữa các tế bào này mới thực sự là thứ giúp não chúng ta hoạt động. Các kết nối trong não cho phép chúng ta di chuyển, suy nghĩ, giao tiếp và thực hiện các hành động khác; và thời kỳ tuổi thơ ấu là vô cùng quan trọng trong việc kiến tạo các kết nối này. Tối thiểu một triệu các kết nối thần kinh mới được tạo ra mỗi giây - nếu tính toán, những kết nối này thậm chí còn nhiều hơn thời gian mà chúng ta sống trên đời.
Những khu vực khác nhau của não bộ chịu trách nhiệm cho những khả năng khác nhau của trẻ, ví dụ như di chuyển, ngôn ngữ và cảm xúc; chúng phát triển ở các mức độ khác nhau. Não bộ tự phát triển và xây dựng các khu vực trên chính nó, giống như cách các kết nối trong não xuất hiện theo những cách vô cùng phức tạp. Những kết nối trong các khu vực não bộ cho phép trẻ đi lại, trò chuyện và suy nghĩ theo nhiều cách phức tạp.
Những năm đầu của trẻ là thời điểm tốt nhất để các kết nối trong não bộ phát triển để giúp bản thân trẻ khỏe mạnh, đầy đủ khả năng và trưởng thành thành công. Các kết nối đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những năng lực ở cấp độ cao hơn, như nhận thức về động lực, kỷ luật, giải quyết vấn đề, giao tiếp - những năng lực này, hoặc được hình thành trong giai đoạn thời ấu thơ của trẻ, hoặc không. Lý do là bởi những kết nối quan trọng ở giai đoạn đầu này sẽ rất khó được hình thành khi chúng không được tạo ra vào đúng thời điểm.
Tham Khảo: Phương Pháp Nuôi Dạy Con Kiểu “Gắn Bó”
Các Kết Nối Trong Não Bộ Được Cấu Tạo Như Thế Nào?
Bắt đầu từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu phát triển các kết nối não bộ thông qua những trải nghiệm mỗi ngày. Chúng đuuợc cấu tạo thông qua những tương tác tích cực với cha mẹ, người chăm sóc và bằng cách sử dụng những giác quan để tương tác với thế giới bên ngoài. Một trải nghiệm đầu đời có thể xác định những kết nối não bộ nào được hình thành và phát triển cũng như những kết nối não bộ sẽ theo trẻ đến cuối cuộc đời. Mức độ và chất lượng chăm sóc, các kích thích và tương tác mà trẻ nhận được trong giai đoạn đầu chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt khi trưởng thành.
Tham Khảo: 4 Khủng Hoảng Tâm Lý Mà Trẻ Phải Trải Qua Trong Giai Đoạn Trước 3 Tuổi
Những Mối Quan Hệ Chăm Sóc Và Đáp Ứng
Những mối quan hệ của một đứa trẻ với những người lớn trong cuộc đời là những ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Tình yêu thương với những người lớn phải phụ thuộc và cần đáp ứng là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Những mối quan hệ này cần bắt đầu từ trong chính gia đình, với cha mẹ và các thành viên khác, thậm chí là với cả những người chăm sóc nói chung như giáo viên, vú nuôi, hay các thành viên khác trong cộng đồng.
Khi sinh ra trẻ sẽ bắt đầu có sự gắn kết nhất định thông qua thực hiện các dấu hiệu nhất định với cha mẹ và những người chăm sóc chúng. Những em bé hình thành sự gắn kết bằng cách tạo ra những âm thanh khác nhau, cười và khóc. Khi lớn dần, trẻ chập chững đi và biết thể hiện nhu cầu và sự hứng thú của chúng một cách trực tiếp. Mỗi dấu hiệu như vậy là một cơ hội để những người chăm sóc đáp ứng nhu cầu của trẻ. Chính quá trình thực hiện các dấu hiệu và những phản hồi đáp ứng của cha mẹ tạo ra một sợi dây kết nối trong não bộ của trẻ. Sự chú ý, phản hồi và tương tác của cha mẹ giúp trẻ xây dựng cấu trúc não bộ và đó là lý do vì sao việc nói, hát, đọc và chơi với trẻ ở giai đoạn này kể từ khi mới sinh là rất cần thiết. Những hoạt động này tạo ra cơ hội để trẻ khám phá thế giới xung quanh, tạo ra những môi trường an toàn, cân bằng tốt nhất để nuôi dưỡi trẻ.
Tham Khảo: Nuôi Dạy Con Không Tốt: Dấu Hiệu, Ảnh Hưởng Và Cách Thay Đổi
Những Trải Nghiệm Bất Lợi Đối Với Trẻ
Những đứa trẻ có trải nghiệm với các tương tác tích cực ở giai đoạn ấu thơ sẽ có một sức khỏe tốt hơn và đạt được nhiều thành tựu hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, thật không may là điều này cũng có thể xảy ra ngược lại. Thiếu thốn gia đình hoặc phải trải qua bạo lực gia đình cũng như thiếu những trải nghiệm chất lượng có tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu và tạo ra hệ quả tác động nghiêm trọng đến thành công của trẻ trong tương lai.
Nguồn: Early Childhood Matters - Brain Development - firstthingsfirst.org