Hạnh phúc và thành công của học sinh phụ thuộc vào khả năng trẻ sử dụng năng lực của mình trong việc tham gia vào quá trình dân chủ.
Vì hạnh phúc có nhiều khía cạnh, việc cải thiện hạnh phúc của học sinh trong trường học đòi hỏi một phương pháp tiếp cận toàn trường, có sự tham gia của cả giáo viên và phụ huynh.
Các trường học nên cung cấp các bài học tập trung vào việc: sử dụng Internet có trách nhiệm, nhu cầu sống lành mạnh và cách phòng ngừa hoặc đối phó với các vấn đề về sức khỏe, phối hợp với những người liên quan, bao gồm các dịch vụ y tế và xã hội, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội dân sự.
Số liệu thống kê
Vì hạnh phúc có nhiều khía cạnh, việc cải thiện hạnh phúc của học sinh trong trường học đòi hỏi một phương pháp tiếp cận toàn trường, có sự tham gia của cả giáo viên và phụ huynh.
Các trường học nên cung cấp các bài học tập trung vào việc: sử dụng Internet có trách nhiệm, nhu cầu sống lành mạnh và cách phòng ngừa hoặc đối phó với các vấn đề về sức khỏe, phối hợp với những người liên quan, bao gồm các dịch vụ y tế và xã hội, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội dân sự.
Số liệu thống kê
Khoảng 60% học sinh cho biết các em cảm thấy rất căng thẳng khi học (OECD, 2017)
Chỉ hơn 60% học sinh nữ và 40% học sinh nam nói rằng các em cảm thấy rất lo lắng về việc làm bài kiểm tra ở trường, ngay cả khi các em đã chuẩn bị tốt.
Hơn 70% phụ huynh cho biết họ sẽ chọn gửi con đến một trường với kết quả thi dưới trung bình nếu học sinh cảm thấy hài lòng khi ở đó.
Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc (wellbeing) là trải nghiệm của sức khỏe và niềm vui. Nó bao gồm sức khỏe tinh thần và thể chất, sự an toàn về thể chất và cảm xúc cũng như cảm giác thân thuộc, ý thức về mục đích, thành tích và thành công.
Hạnh phúc là một khái niệm rộng và bao hàm một loạt các năng lực tâm lý và thể chất. Năm loại hạnh phúc chính được cho là:
Hạnh phúc về cảm xúc - tính kiên cường, khả năng quản lý và biểu hiện cảm xúc để cảm thấy tích cực hơn.
Sức khỏe thể chất - khả năng cải thiện chức năng của cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục tốt
Hạnh phúc xã hội - khả năng giao tiếp, phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa với người khác và tạo ra mạng lưới hỗ trợ cảm xúc của riêng mình
Hạnh phúc trong công việc - khả năng theo đuổi sở thích, niềm tin và giá trị của chính mình để đạt được ý nghĩa và niềm vui trong cuộc sống và phát triển chuyên môn
Hạnh phúc cộng đồng - khả năng tham gia vào một cộng đồng hoặc văn hóa tích cực.
Hạnh phúc tổng thể phụ thuộc vào tất cả các loại hoạt động này ở một mức độ nào đó.
“Có ý nghĩa và mục đích là điều không thể thiếu đối với cảm giác hạnh phúc của mọi người. Hạnh phúc bao hàm nhiều điều hơn là niềm vui, và nhận thức về thành tích vượt xa khỏi những thành công trong các bài kiểm tra ở trường học” (Hargreaves & Shirley, 2018)
Tại sao hạnh phúc ở trường học là quan trọng?
Hạnh phúc quan trọng ở trường học, bởi vì trường học có vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ học sinh lựa chọn lối sống lành mạnh và giúp các em hiểu tác động của những lựa chọn đó đối với sức khỏe và hạnh phúc của các em. Thời thơ ấu và thanh thiếu niên là một giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các thái độ về lâu dài đối với hạnh phúc cá nhân và lựa chọn lối sống. Các kỹ năng xã hội và cảm xúc, kiến thức và hành vi mà thanh thiếu niên học được trong lớp học giúp các em xây dựng khả năng tự phục hồi và đặt ra khuôn mẫu về cách các em sẽ quản lý sức khỏe thể chất và tinh thần của mình trong suốt cuộc đời.
Các trường học có thể cung cấp cho học sinh những thông tin đáng tin cậy và vốn hiểu biết sâu sắc hơn về những lựa chọn mà các em sẽ gặp phải. Nhà trường có thể đào tạo cho học sinh các kỹ năng trí tuệ cần thiết, nói về cách các yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến các em: áp lực bạn bè cùng trang lứa, quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội và các giá trị gia đình và văn hóa.
Có một mối liên hệ trực tiếp giữa hạnh phúc và thành tích học tập và ngược lại, tức là hạnh phúc là điều kiện tiên quyết quan trọng để đạt được thành tích, và thành tích là điều cần thiết để đạt được hạnh phúc. Hoạt động thể chất cũng được cho là có liên quan đến việc cải thiện việc học và khả năng tập trung. Sự gắn kết và ủng hộ từ những mối quan hệ có thể cung cấp cho học sinh nguồn cảm hứng để bước ra khỏi ‘vùng an toàn’ về trí tuệ và khám phá những ý tưởng, những cách suy nghĩ mới. Đây chính là nền tảng cho thành tích giáo dục.
Hạnh phúc cũng rất quan trọng giúp phát triển các năng lực dân chủ thiết yếu. Những cảm xúc tích cực có liên quan đến sự phát triển tính linh hoạt và khả năng thích ứng, sự cởi mở với các nền văn hóa và tín ngưỡng khác, sự tự tin và khả năng chấp nhận tính mơ hồ.
Thách thức
Một trong những thách thức khi cố gắng thúc đẩy hạnh phúc của những người trẻ tuổi ở trường học là bản chất đa diện của hạnh phúc. Có một số loại hạnh phúc khác nhau, tất cả đều cần được phát huy ở một mức độ nào đó để tạo ra cảm giác hạnh phúc tổng thể ở một người. Vì vậy, không thể cải thiện hạnh phúc của học sinh ở trường thông qua các hoạt động hoặc can thiệp đơn lẻ. Thay vào đó, việc này đòi hỏi sự phát triển của một ‘văn hóa’ hạnh phúc trong toàn trường và sự tham gia tích cực của toàn thể nhân viên nhà trường, dù họ có trực tiếp giảng dạy hay không. Dẫu vậy, điều này có thể không dễ dàng đạt được.
Việc thúc đẩy hạnh phúc đôi khi có thể mâu thuẫn với các ưu tiên khác của trường, chẳng hạn như các tiêu chuẩn học tập. Kỳ vọng quá cao một cách bất hợp lý, chế độ kiểm tra liên tục hoặc quá chú trọng vào tầm quan trọng của kết quả học tập thực sự có thể làm suy yếu hạnh phúc của học sinh.
Trong nhiều trường hợp, trường học không có quyền tự do thực hiện những thay đổi đối với đời sống học đường - những thay đổi có thể có lợi nhất cho hạnh phúc của học sinh. Họ có thể có ít quyền kiểm soát, ví dụ, đối với các kỳ kiểm tra và bài kiểm tra chính thức, nội dung của chương trình giảng dạy, thời lượng của ngày học hoặc môi trường vật chất của trường học.
Các trường học cũng không kiểm soát được nhiều ảnh hưởng bên ngoài trường học đối với hạnh phúc của học sinh. Những gì xảy ra trong gia đình, cộng đồng địa phương hoặc qua phương tiện truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng đáng kể đến hạnh phúc của học sinh, cũng giống sự ảnh hưởng của bất cứ yếu tố nào trong trường học, thậm chí mức độ ảnh hưởng còn có thể nhiều hơn.
Cuối cùng, việc nâng cao cảm giác hạnh phúc ở học sinh càng trở nên khó khăn hơn khi bản thân nhân viên nhà trường không có ý thức tích cực về hạnh phúc. Hạnh phúc tại nơi làm việc có liên quan chặt chẽ đến căng thẳng. Căng thẳng trong công việc liên quan đến khối lượng công việc, chất lượng của các mối quan hệ nghề nghiệp, mức độ tự chủ, sự rõ ràng về vai trò của một người, sự sẵn sàng hỗ trợ và cơ hội tham gia vào những thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống nghề nghiệp của một người. Mức độ căng thẳng cao có thể dẫn đến sa sút tinh thần, không hài lòng với công việc và sức khỏe thể chất và tinh thần kém, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của chính học sinh.
Làm thế nào để các trường học có thể chủ động trong việc thúc đẩy hạnh phúc của học sinh?
Giải quyết vấn đề hạnh phúc của học sinh ở trường bắt đầu bằng việc giúp học sinh cảm thấy rằng mỗi em đều được biết đến và được tôn trọng như một cá nhân có quyền lợi riêng, và rằng cuộc sống ở trường có ý nghĩa và mục đích đối với các em. Điều này có thể đạt được bằng nhiều hành động nhỏ khác nhau, tác động tích lũy của nó có thể có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cảm giác hạnh phúc của học sinh. Bao gồm những điều sau:
Tạo cơ hội cho tất cả các thành viên của cộng đồng trường học tham gia vào việc ra quyết định có ý nghĩa trong trường học, ví dụ: thông qua tham vấn, khảo sát ý kiến, trưng cầu ý kiến, bầu cử đại diện lớp, quốc hội học sinh, nhóm tập trung, phản hồi trong lớp về các hoạt động học tập và một yếu tố về quyền lựa chọn của học sinh liên quan đến các chủ đề được giảng dạy và phương pháp giảng dạy được sử dụng;
Phát triển một môi trường thân thiện, nơi mọi người ở trường có thể cảm thấy được hỗ trợ và an toàn thông qua việc tiếp cận các hoạt động có ý nghĩa, ví dụ: các câu lạc bộ, hội, nhóm sở thích và hiệp hội giải quyết các vấn đề thanh thiếu niên quan tâm, bao gồm sức khỏe;
Thực hiện các bước để giảm bớt sự lo lắng của học sinh về các kỳ thi và bài kiểm tra thông qua việc đưa ra các hình thức đánh giá ít căng thẳng hơn, ví dụ: đánh giá quá trình, đánh giá đồng đẳng và thu hút học sinh tham gia vào việc xác định nhu cầu đánh giá của chính các em;
Sử dụng các phương pháp giảng dạy góp phần tạo ra môi trường lớp học tích cực và hạnh phúc, ví dụ: phương pháp học tập hợp tác, lấy học sinh làm trung tâm, thời gian tự học, tự tổ chức, hoạt động ngoài trời;
Lồng ghép trong chương trình giảng dạy về các vấn đề hạnh phúc, ví dụ: ăn uống lành mạnh, tập thể dục, lạm dụng chất kích thích, quan hệ tích cực;
Tích hợp trong các môn học khác nhau ở trường và các hoạt động ngoại khóa về các nội dung giáo dục, thực hành liên quan đến quyền công dân dân chủ, kiến thức về các nền văn hóa, ví dụ: cởi mở với các nền văn hóa khác trong Giáo dục Tôn giáo, kiến thức và hiểu biết phản biện về quyền con người trong Khoa học Xã hội, sự đồng cảm trong Văn học;
Hướng dẫn các cách giải quyết mâu thuẫn mà học sinh có thể tự thực hiện và các cách tiếp cận đối với hành vi bắt nạt, quấy rối, ví dụ: thương lượng hòa bình với bạn bè, công lý phục hồi (restorative justice)
Cải thiện môi trường vật chất của trường học theo hướng thân thiện hơn với học sinh, ví dụ: nội thất và phụ kiện mới, khu vực trải thảm, phối màu phù hợp, khu vệ sinh an toàn, khu vui chơi giải trí;
Khuyến khích ăn uống lành mạnh hơn bằng cách cung cấp các lựa chọn lành mạnh trong căng tin trường học, ví dụ: tránh ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và muối;
Làm việc với phụ huynh để nâng cao thành tích và ý thức về mục đích của học sinh trong trường học, ví dụ: về thực phẩm lành mạnh, sử dụng internet an toàn và thông tin liên lạc tại nhà trường.
Các sáng kiến cá nhân như trên đây có thể được tập hợp lại ở cấp toàn trường, thông qua một quá trình phát triển chính sách trong đó ‘đề cao’ hạnh phúc như một vấn đề của trường học. Điều này có nghĩa là, cần chú ý đến những tác động tiềm tàng của các chính sách mới đối với hạnh phúc của cá nhân - của học sinh, giáo viên và những người khác. Giải quyết vấn đề hạnh phúc của học sinh luôn đi kèm với các hành động bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
Nguồn: Improving well-being at school. Council of Europe (2021)
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn