Late Bloomer - Bông Hoa Nở Muộn Là Gì?

Mọi người thường sử dụng cụm từ “late bloomer” hay “bông hoa nở muộn” để mô tả ai đó đạt được thành công ở giai đoạn muộn của cuộc đời.  

Tuy vậy, “nở muộn” cũng là một tình trạng bệnh lý. Theo đó, cũng có một thuật ngữ y tế cho hiện tượng này, đó là Thể chất chậm phát triển (constitutional growth delay). Trong tình huống này, một đứa trẻ dậy thì muộn là một đứa trẻ không đạt được tốc độ phát triển vượt bậc trong độ tuổi dậy thì hoặc không dậy thì cùng thời điểm với các bạn cùng trang lứa. Nếu con bạn có vẻ như không đạt được tốc độ phát triển theo đúng giai đoạn tuổi thì hãy tham khảo bài viết này, bởi đây là tất cả những gì bạn cần biết về những đứa trẻ phát triển muộn.

Thế Nào Là Hiện Tượng “Bông Hoa Nở Muộn” (Thể Chất Chậm Phát Triển)?

Dưới đây là một số thuật ngữ y tế khác cho tình trạng này, bao gồm:

  • Chậm phát triển và dậy thì muộn bẩm sinh (Constitutional delay of growth and puberty)

  • Trẻ em có tầm vóc cơ thể nhỏ ở tuổi dậy thì (Constitutional short stature for prepubertal children)

  • Thể chất chậm phát triển (Constitutional growth delay)

Tất cả những thuật ngữ này có ý nghĩa giống nhau, nhưng chúng là cách nói thông thường. Vì vậy, chuyên gia y tế và chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thường sử dụng thuật ngữ chung là “bông hoa nở muộn”.

Mặc dù thể chất chậm phát triển nhưng não bộ trẻ phát triển lên đến 90% ở giai đoạn thời thơ ấu. Tham khảo bài viết chủ đề này tại đây.

Dấu Hiệu Của Hiện Tượng “Bông Hoa Nở Muộn”

Late bloomer là một đứa trẻ bao gồm những dấu hiệu sau:

  • Trải nghiệm sự phát triển dậy thì muộn hơn so với các bạn cùng trang lứa

  • Có tuổi dậy thì muộn hơn thông thường.

  • Có chiều cao kém và thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa cho đến khi chúng đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ khi dậy thì.

Hầu hết những trẻ phát triển muộn thường có chiều cao trung bình hoặc thậm chí cao hơn mức trung bình khi còn là trẻ sơ sinh và ở độ tuổi mới biết đi so với các trẻ đồng trang lứa. Nhưng vào khoảng sinh nhật thứ ba hoặc thứ tư, các bé bắt đầu phát triển chậm lại. Mặc dù trẻ vẫn phát triển bình thường mỗi năm nhưng thường không nhiều. Kết quả là theo thời gian, những đứa trẻ này sẽ thấp hơn so với các bạn cùng tuổi.

Điều này có thể khiến trẻ tự ti, gây ảnh hưởng đối với tâm lý của trẻ. Đọc ngay: Con tự ti hay trầm cảm để hiểu về chủ đề này. 

Độ Tuổi Tăng Trưởng Thể Chất Của Thanh Thiếu Niên

Để biết xem con cái bạn có đang gặp phải tình trạng Thể chất chậm phát triển hay không, hãy xem xét khoảng thời gian dậy thì và tăng trưởng vượt bậc về thể chất thường thấy của thanh thiếu niên.

Giai đoạn phát triển ở tuổi dậy thì là giai đoạn tăng trưởng lớn nhất mà một đứa trẻ trải qua trong suốt cuộc đời. Trẻ sẽ tăng khoảng 20% ​​chiều cao khi trưởng thành trong giai đoạn phát triển vượt bậc này. Thông thường, các bé gái sẽ trải qua giai đoạn dậy thì từ 10 đến 14 tuổi. Trong khi đó, các bé trai muộn hơn ở khoảng 2 năm sau đó, thường là từ 12 đến 16 tuổi.

Vì các bé trai đạt mốc tăng trưởng sau 2 năm so với các bé gái, nên các bé trai sẽ có thêm 2 năm tăng trưởng trước tuổi dậy thì. Trung bình, các bé trai cũng phát triển hơn một chút trong giai đoạn tăng trưởng này. Đó là lý do tại sao, trung bình, nam giới trưởng thành cao hơn nữ giới trưởng thành.

Nguyên Nhân Và Phương Pháp Xác Định Một Đứa Trẻ Gặp Phải Tình Trạng “Bông Hoa Nở Muộn”

Di truyền là yếu tố đóng vai trò lớn trong việc xác định tiềm năng phát triển của trẻ, cũng như đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định thời điểm một đứa trẻ bắt đầu dậy thì. Nếu con bạn chậm phát triển thể chất, có khả năng bạn cũng đã từng gặp phải tình trạng như vậy. Trong số những trẻ chậm phát triển thể chất, 66% có ít nhất cha hoặc mẹ là người phát triển muộn.

Các bé có khả năng gặp phải tình trạng Thể chất chậm phát triển nếu bé bắt đầu dậy thì muộn hơn các trẻ khác cùng trang lứa, ví dụ như trẻ chỉ đạt được tốc độ phát triển (growth spurt) của chính mình khi đã ở nửa sau hoặc cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc với các bé gái là khi chúng có kinh nguyệt lần đầu tiên vào thời điểm 14 tuổi hoặc lớn hơn.

Thông thường, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của con bạn sẽ hỏi về tiểu sử gia đình để tìm hiểu xem con bạn có thể là một đứa trẻ phát triển muộn hay không. Họ cũng sẽ đo chiều cao của bạn và sử dụng chiều cao đó để tính chiều cao dự kiến ​​khi trưởng thành của con bạn. Họ cũng sẽ kiểm tra toàn diện để đảm bảo rằng phát hiện được đầy đủ các lý do khiến con bạn không phát triển như mong đợi. Một số các biện pháp mà các chuyên gia có thể thực hiện để xem xét tình trạng của trẻ bao gồm:

  • Xét Nghiệm Máu

  • Yêu Cầu Lấy Mẫu Nước Tiểu

  • Chụp X-Quang Cổ Tay

  • Thực Hiện Kiểm Tra Về Hormone Tăng Trưởng

Tham Khảo: Hormone ảnh hưởng thế nào?

Làm Cách Nào Để Xác Định Chiều Cao Dự Kiến ​​Khi Trưởng Thành Của Trẻ?

Có một số cách bạn có thể tính ra chiều cao dự kiến ​​khi trưởng thành của con bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, tất cả các phương pháp này chỉ là phương pháp ước tính, chứ không chính xác 100%: 

Nhân Đôi Chiều Cao Ở 2 Tuổi

Đây là phương pháp dễ dàng nhất nhưng kém chính xác hơn. Nhân đôi chiều cao của con bạn khi chúng được 24 tháng tuổi, từ đó suy ra chiều cao dự đoán khi trưởng thành của chúng. 

Chiều Cao Trung Bình Của Cha Mẹ

Chiều cao trung bình của cha mẹ cần thêm một số phép toán. Cộng chiều cao của cả cha và mẹ lại với nhau và chia cho 2 để lấy chiều cao trung bình. Đối với một bé trai, hãy cộng thêm 6.35 cm (2.5 inch) vào chiều cao trung bình. Đối với một bé gái, hãy trừ đi 6.35 cm (2.5 inch) vào chiều cao trung bình. Đây sẽ là chiều cao dự đoán khi trưởng thành của con bạn.
Tham Khảo:   Trẻ có hành vi bất thường

Trẻ Em Có Cần Điều Trị Thể Chất Chậm Phát Triển Không?

Trẻ em không cần điều trị chậm phát triển. Chúng sẽ đạt được tốc độ phát triển, kết thúc tuổi dậy thì và đạt được chiều cao trưởng thành như mong đợi.

Nhưng thật khó khăn về tâm lý cho những thiếu niên nếu các em cảm thấy bị bỏ lại phía sau khi chứng kiến ​​những người bạn đồng trang lứa của mình trải qua tuổi dậy thì và có thể chất cao lớn hơn mình. Điều các bậc phụ huynh cần làm là cố gắng chia sẻ và động viên các con cũng như đề nghị được hỗ trợ và đồng hành cùng con trong quá trình con khôn lớn. Trong một số trường hợp,  điều trị testosterone ngắn hạn có thể giúp “khởi động” sự tăng trưởng (nhưng đây chỉ là một lựa chọn cho các bé trai).

Tham Khảo: Áp lực đồng đẳng

Kết Lại

Trên thực tế, điều mà các phụ huynh cần quan tâm khi con gặp tình trạng late bloomer đó là về vấn đề tâm lý. Những khó khăn về tâm lý sẽ trở thành rào cản ngăn trẻ có sự phát triển toàn diện trong tương lai. 

Nguồn: Causes of Constitutional Growth Delay - GoodRx Health

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

0977.729.396