Cảm giác lo lắng là bình thường trong giai đoạn thay đổi môi trường sống, môi trường học tập. Điểu này thường xuyên xảy ra đối với trẻ em và thanh thiếu niên khi đi học trở lại, đặc biệt là đối với những trẻ em bắt đầu đi học mẫu giáo và từ giai đoạn mẫu giáo lên lớp một. Quá trình thay đổi này có thể gây ra những căng thẳng và xáo trộn cho các thành viên khác gia đình. Trước ngày đầu tiên đi học, trẻ có thể lo lắng, bám víu, khóc, giận dữ, phàn nàn về đau đầu, đau dạ dày, thu mình, trở nên ủ rũ hoặc cáu kỉnh.
Trẻ em và thanh thiếu niên thường lo lắng nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến trường học, như giáo viên, bạn bè, hoà nhập hoặc xa cha mẹ. Một số lo lắng chủ yếu diễn ra thường xuyên với trẻ nhỏ trước lúc đi học bao gồm:
- Ai sẽ là giáo viên mới của tôi?
- Giáo viên mới của tôi như thế nào?
- Có ai trong số bạn bè của tôi sẽ học cùng lớp với tôi?
- Tôi làm như thế nào cho đúng nhỉ?
- Quần áo của tôi có ổn không?
- Nhìn tôi sẽ thật là ngớ ngẩn?
- Tôi sẽ ngồi ăn với ai vào bữa trưa?
- Nếu tôi lỡ xe buýt thì sao?
- Nếu tôi không thể hiệu bài tập thì sao?
- Điều gì không hay xảy ra với bố mẹ tôi khi tôi ở trường?
Mặc dù những lo lắng của con bạn là điều bình thường, nhưng điều quan trọng là giúp con đi học với tinh thần thoải mái. Tránh việc bắt ép con đi học sẽ chỉ làm tăng và củng cố nỗi sợ hãi của con bạn trong thời gian dài, và khiến việc hoà nhập với môi trường mới sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc nghỉ học cũng làm trẻ em và thanh thiếu niên cũng thường lo lắng vì sợ bỏ lỡ:
- Cơ hội quý giá để phát triển bản thân và rèn luyện các kỹ năng xã hội
- Cơ hội quan trọng để thành công
- Được công nhận và khen ngợi về tài năng
- Mất bạn bè
Làm thế nào để giúp trẻ ứng phó với những lo lắng về trường học?
Dưới đây là một số chiến lược chung giúp phụ huynh có thể thực hiện để ứng phó với những lo âu ở trường cho trẻ:
1. Chăm sóc cơ bản
Trẻ sẽ không thể thể ứng phó tốt khi trẻ mệt mỏi, lo lắng thường xuyên quên ăn, không cảm thấy đói, không ngủ đủ giấc. Cung cấp đồ ăn nhẹ thường xuyên và bổ dường cho con bạn. Trong thời gian này, bố mẹ nên thực hiện các thói quen tích cực, để có thể dễ dàng đưa ra những dự đoán về con bạn. Những thói quen này có thể liên quan đến thói quen buổi sáng, giờ đi ngủ, cũng như lịch trình hàng ngày của con.
2. Khuyến khích con bạn chia sẻ nỗi sợ hãi của mình
Hỏi con bạn điều gì đang khiến trẻ lo lắng. Nói với con của bạn rằng đó là bình thường trước và trong vài tuần đầu tiên con đến trường, hãy giành nhiều thời gian cho con để nói chuyện và quan tâm trẻ thường xuyên. Một số trẻ thấy thoải mái nhất trong không gian riêng tư (như trước lúc đi ngủ, trong giờ ăn).
3. Tránh đưa ra những lời trấn an, hãy lên kế hoạch và giải quyết vấn đề
Trẻ em thường tự trấn an mình bằng cách những điều tồi tệ sẽ không xảy ra để giảm bớt lo lắng của chúng. Người lớn không nên đảm bảo với trẻ rằng “Đừng lo lắng mọi thứ sẽ ổn thôi”, thay vào đó hãy khuyến khích con bạn nghĩ cách giải quyết vấn đề của mình. Ví dụ, nếu (điều tồi tệ nhất) xảy ra, con có thể làm gì? Hãy nghĩ về một số cách giải quyết tình huống đó. Đây cũng là cơ hội để hướng dẫn con bạn có thể xử lý tình huống, cách đối phó (và diễn giải) cả hai tình huống thực tế và tưởng tượng. Cũng là cơ hội để bố mẹ cung cấp cho con các kiến thức, kĩ năng cần thiết để đối phó với một tình huồn bất ngờ có thể xảy ra.
4. Nhập vai với con
Đôi khi, việc nhập vai vào một tình huống nhất định với con bạn có thể giúp trẻ lập kế hoạch và cảm thấy tự tin hơn rằng trẻ có thể xử lý tình huống. Ví dụ, hãy để con bạn đóng vai một giáo viên khó tính hoặc bắt nạt một bạn cùng lớp. Sau đó, mô hình các phản ứng phù hơp và kĩ năng cần thiết cho con bạn, để giúp cho con bạn bình tĩnh lại, và xử lý tình huống.
5. Tập trung vào khía cạnh tích cực
Khuyến khích trẻ hướng sự chú ý tới những điều tích cực thay về những suy nghĩ lo lắng. Hỏi con bạn về 3 điều làm chúng hứng thú nhất trong ngày đầu tiên đến trường? Hầu hết trẻ em có thể nghĩ ra những điều tốt đẹp ngay, đơn giản có thể chỉ là bữa ăn nhẹ hoặc được về nhà vào cuối ngày… Những khía cạnh vui vẻ này có thể bị bỏ qua nếu sự lo lắng cứ lặp đi lặm lại.
6. Hãy chú ý đến hành vi của chính bạn
Việc mới đi học của trẻ cũng có có thể gây lo lắng cho phụ huynh khi chuyển giao việc chăm sóc và trách nhiệm của con mình cho giáo viên. Trẻ em có thể nhận được tín hiệu từ cha mẹ, vì vậy bạn càng có thể tự tin và thoải mái làm mẫu, trẻ sẽ càng hiểu rằng không có lý do gì để sợ. Khi nói lời tạm biệt vào buổi sáng, hãy nói một cách vui vẻ - một lần! Đảm bảo bạn không nhân nhượng cho các hành vi biểu tình, khóc lóc, hay giận dữ của trẻ bằng cách cho phép chúng nghỉ đi học. Thay vào đó, với giọng điệu bình thản, hãy nói: bố mẹ có thể thấy rằng đi học đang khiến con sợ hãi, nhưng con vẫn phải đi. Hãy nói cho bố mẹ biết con đang lo lắng điều gì, để chúng ta có thể nói về nó.
(bố mẹ có thể không cần thực hiện tất cả các bước này)
Một tuần trước khi đi học
xây dựng thói quen trong ngày đi học: thức dậy, ăn và đi ngủ đúng giờ. Mọi người trong gia đình cũng nên điều chỉnh giờ giấc hỗ trợ con để con không cảm thấy đơn độc với những thay đổi này.
Đối với những đứa trẻ lớn hơn gặp khó khăn khi thức dậy và ra khỏi giường, hãy để cho chúng một chiếc đồng hồ báo thức của người lớn, và hướng dẫn chúng cách sử dụng nó.
Yêu cầu con bạn lên kế hoạch cho bữa ăn trưa ở trường trong tuần đầu tiên.
Tạo một danh sách đồ dùng học tập cùng nhau và lên kế hoạch cho một chuyến đi mua sắm vui vẻ.
Dạy và thực hành các kỹ năng đối phó để sử dụng khi cảm thấy lo lắng, chẳng hạn như làm thế nào để Bình tĩnh Thở.
Một vài ngày trước khi đến trường:
Đi học nhiều lần - đi bộ, lái xe hoặc đi xe buýt. Đối với trẻ nhỏ đi xe buýt trường học, mô tả và vẽ ra tuyến đường xe buýt, bao gồm cả xe buýt đi đâu và mất bao lâu để đến trường. Nói về an toàn xe buýt.
Đối với học sinh mới, đi tham quan trường. Chỉ cho con bạn các lớp học, nhà ăn và phòng tắm. Nếu có thể, hãy gặp giáo viên của con với con của bạn.
Yêu cầu con bạn giúp chọn trang phục cho tuần đầu tiên đến trường. Hãy để con bạn mặc trang phục yêu thích của mình vào ngày đầu tiên.
Cùng với con của bạn, đóng gói túi đi học tối hôm trước, bao gồm cả các món ăn.
Đối với trẻ nhỏ lo lắng chia tách rất có thể xảy ra, bố mẹ có thể đưa con đến trường, đón con sớm hơn, có thể trấn an trong bữa trưa của trẻ để giúp chúng bớt lo lắng.
Ngày đầu tiên tại trường:
Cho con đi học với một đồ vật yêu thích trong vài ngày đầu.
Nói với giáo viên rằng con bạn đang có một số lo lắng về sự tách biệt - hầu hết các giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực này và có nhiều năm kinh nghiệm!
Quan trọng nhất là khen ngợi và khen thưởng con bạn vì hành vi dũng cảm.
Nguồn: Anxiety Canada