Bạn bè đồng trang lứa đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thời thơ ấu và tuổi thiếu niên khi những người trẻ tuổi cố gắng trở nên độc lập hơn, được chấp nhận và có bản sắc riêng. Áp lực đồng trang lứa, hay áp lực từ bạn bè, áp lực đồng đẳng (peer pressure) đề cập đến thực tế là những người bạn cùng tuổi, những người đồng nghiệp có thể gây áp lực cho nhau để thực hiện một số hành vi nhất định - cả tích cực và tiêu cực.
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều dễ bị áp lực đồng đẳng và nghiên cứu cho thấy rằng người lớn có thể thay đổi thói quen uống rượu của họ dựa trên áp lực từ bạn bè. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu về áp lực từ bạn bè tập trung vào thanh thiếu niên, do quan điểm cho rằng lứa tuổi này dễ bị ảnh hưởng bởi những người ngang hàng hơn.
Các Dạng Áp Lực Đồng Đẳng
Định Kiến Trong Môi Trường
Một người có thể gặp áp lực phải tuân theo những gì là “bình thường” trong nhóm đồng đẳng của họ. Ví dụ, nếu tất cả mọi người đều hút thuốc, một người có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi tất cả bạn bè của họ cùng hút thuốc. Do đó, họ có thể tham gia hút thuốc, ngay cả khi bạn bè của họ không bao giờ khuyến khích họ hút thuốc hoặc thậm chí là bạn bè tích cực ngăn cản việc hút thuốc.
Áp Lực Trực Tiếp
Áp lực trực tiếp xuất hiện dưới khi một người bạn đồng trang lứa thúc giục một cá nhân làm điều gì đó, có thể là đe dọa họ, nói cho họ biết điều gì đó sẽ thú vị như thế nào hoặc đề nghị họ làm một điều gì đó mà họ có thể đã không cân nhắc.
Áp Lực Gián Tiếp
Áp lực gián tiếp xảy ra khi những người đồng đẳng gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi của một người khác. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thanh thiếu niên có nhiều khả năng kết bạn với những người có chung thói quen với họ, ví dụ như kết bạn với những người hay uống rượu.
Nhiều người coi áp lực đồng đẳng sẽ mang tới những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là áp lực đồng đẳng đôi khi cũng có thể là tích cực. Ví dụ, khi chơi trong vòng bạn bè kỳ thị việc hút thuốc, cá nhân đó cũng có thể sẽ tránh và hạn chế việc hút thuốc.
Tham khảo: Căng thẳng hay lo âu?
Ảnh Hưởng Áp Lực Đồng Đẳng Ở Các Nhóm Xã Hội
Áp lực ngang hàng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và bất kỳ nhóm nào. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu khoa học xã hội tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên, những người có thể tìm kiếm sự chấp thuận của bạn bè khi họ tiến tới sự độc lập khỏi gia đình. Một nghiên cứu năm 2020 đã sử dụng một số thước đo về tính cách và ảnh hưởng của những người đồng đẳng để xác định các đặc điểm của thanh thiếu niên dễ bị áp lực từ bạn bè hơn.
Những đặc điểm đó bao gồm:
nhạy cảm trong việc đưa ra lời từ chối
coi trọng những người đồng đẳng
có mức độ kháng cự thấp hơn đối với ảnh hưởng của bạn bè
trở nên hòa nhập hơn
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những sinh viên đại học cho rằng việc uống rượu quá mức khuyến khích là phổ biến và điển hình giữa các những người bạn của họ, sẽ có nhiều khả năng tham gia vào các buổi uống rượu say. Phát hiện này cho thấy rằng nhận thức về bản thân trong môi trường của họ đóng vai trò như một dạng áp lực đồng đẳng, ngay cả khi những người đồng đẳng không trực tiếp gây ra bất kỳ áp lực nào.
Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những sinh viên có khả năng chống lại ảnh hưởng của bạn bè tốt hơn, sẽ ít có khả năng sửa đổi hành vi của họ để phù hợp với hành vi của bạn bè.
Một nghiên cứu năm 2018 đã khám phá vai trò của sự khác biệt giới tính đối với áp lực hút thuốc từ bạn bè. Nó phát hiện ra rằng trong khi cả con trai và con gái đều phải chịu áp lực đồng đẳng, thì hành vi phạm pháp của bạn bè ảnh hưởng đến con gái nhiều hơn con trai. Ngoài ra, các cô gái có nhiều khả năng chọn bạn bè hơn dựa trên tình trạng hút thuốc chung.
Áp Lực Đồng Đẳng Và Sử Dụng Chất
Áp lực đồng đẳng hay áp lực từ bạn bè là một yếu tố rủi ro đối với việc sử dụng chất, bao gồm cả việc sử dụng rượu, ở cả trẻ em và người lớn.
Một người có thể dễ bị áp lực từ bạn bè nếu bạn bè là những người quan trọng đối với họ hoặc nếu họ nhạy cảm với sự từ chối. Nhận thức rằng việc sử dụng chất được mong đợi cũng có thể đóng vai trò như một dạng áp lực từ bạn bè.
Áp Lực Đồng Đẳng Có Dẫn Tới Các Rối Loạn Nghiện Chất Không?
Không bởi sử dụng các chất gây nghiện là tiền đề cần thiết dẫn đến lạm dụng và rối loạn sử dụng chất gây nghiện; tuy nhiên, áp lực đồng đẳng lại là một yếu tố nguy cơ chính.
Việc sử dụng chất gây nghiện làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện trong cả cuộc đời. Điều này cho thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên phải đối mặt với áp lực đồng đẳng ở mức độ cao và đầu hàng trước áp lực đó có thể dẫn đến nguy cơ nghiện ngập cao hơn trong suốt cuộc đời.
Một số yếu tố rủi ro khác có thể làm tăng thêm nguy cơ nghiện ma túy. Chúng bao gồm:
tiền sử gia đình lạm dụng chất gây nghiện
thiếu sự giám sát từ cha mẹ hoặc người chăm sóc
một số tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng
thái độ thuận lợi của gia đình đối với việc sử dụng ma túy
sự từ chối của gia đình, đặc biệt là do bản sắc giới tính hoặc khuynh hướng tình dục
các vấn đề về trường học, bao gồm cả việc thiếu cảm giác kết nối với trường học
bị lạm dụng, đặc biệt là lạm dụng tình dục
Tham khảo: Áp lực gia đình
Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Áp Lực Đồng Đẳng?
Một số cách để đối phó với áp lực đồng đẳng:
Chọn những người bạn đồng trang lứa phù hợp với những giá trị và niềm tin tích cực.
Thực hành nói không với những người đồng đẳng
Có ít nhất một người bạn không tham gia vào hành vi tiêu cực có thể giúp bạn dễ dàng chống lại áp lực trong môi trường nhóm.
Khai thác sức mạnh của áp lực đồng đẳng tích cực
Tìm kiếm sự giúp đỡ cho một số vấn đề: Những người thường gặp hoàn cảnh gia đình khó khăn, cảm giác bị từ chối và xa lánh hoặc nhạy cảm với sự từ chối có thể thấy rằng học cách quản lý những vấn đề này sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại áp lực của bạn bè hơn.
Có thể hữu ích khi nhớ rằng chúng ta không cần phải làm mọi thứ mà bạn bè của chúng ta làm.
>>> Tham khảo: Áp lực học tập từ bạn bè
Kết Lại
Hầu hết mọi người muốn được chấp nhận, đặc biệt là ở tuổi thiếu niên. Bị bạn bè từ chối có thể rất đau đớn và một người cảm thấy không thể chịu đựng được sự từ chối có thể rất khó cưỡng lại việc làm theo những gì mà bạn bè của họ làm. Vì lý do này, điều quan trọng là phải tìm những người bạn đồng lứa phù hợp để có những áp lực đồng đẳng tích cực.
Những người cảm thấy choáng ngợp trước áp lực đồng đẳng có thể tìm thấy sức mạnh và sự hỗ trợ từ các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè hoặc nhà trị liệu. Trẻ em và thanh thiếu niên không biết cách xử lý áp lực đồng đẳng nên nói chuyện với người lớn tin cậy hoặc đầu tư vào mối quan hệ với những người bạn tích cực.
Nguồn: What to know about peer pressure and drugs - Medical News Today
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở chính & Trung tâm trị liệu tại Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm trị liệu tại TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0977.729.396 (Zalo, 24/7)
Email: info@tamlyvietphap.vn