LÀM GÌ NẾU BẠN BỊ KÌ THỊ DO VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN?

Kì thị là khi người khác nhìn bạn theo hướng tiêu cực vì một đặc điểm hoặc thuộc tính (như là màu da, nền văn hoá, khuyết tật hay rối loạn tâm thần).

Khi một người đối xử với bạn theo cách tiêu cực vì vấn đề sức khỏe tâm thần của bạn, đó là sự phân biệt đối xử.

Kì thị xảy ra khi một người phán xét người khác chỉ dựa trên rối loạn của họ thay vì chính họ như một con người toàn thể. Ví dụ, họ có thể bị gọi là ‘đồ thần kinh’ thay vì ‘một người có rối loạn tâm thần’.

Với những người mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, sự kì thị và phân biệt xã hội mà họ trải qua có thể khiến những vấn đề thêm tồi tệ, và khó để hồi phục hơn. Điều này có thể khiến mọi người né tránh tìm kiếm sự giúp đỡ mà họ cần vì nỗi sợ hãi bị kì thị.

Tác hại của sự kì thị với người có vấn đề sức khỏe tâm thần:
- cảm giác xấu hổ, tuyệt vọng và cô lập
- không quyết đoán trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ hay trị liệu
- gia đình, bạn bè và những người khác không có đủ sự thấu hiểu
- thiếu đi những cơ hội để có được việc làm hay tương tác xã hội
- bị bắt nạt, bạo lực thể chất hay quấy rối
- nghi ngờ bản thân - tin rằng bạn sẽ không bao giờ vượt qua rối loạn này hoặc không thể đạt được những gì bạn mong muốn trong cuộc sống

Đối phó với sự kì thị

Dưới đây là những cách để bạn có thể đối phó với sự kỳ thị liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của mình:



Tiếp nhận trị liệu, điều trị. Đừng để nỗi sợ bị gắn mác với “bệnh tâm thần” cản trở bạn khỏi việc điều trị. Nói chuyện với chuyên gia tâm lý về vấn đề sức khoẻ tâm thần của bạn có thể giúp bạn phục hồi và quản lý vấn đề.

Đừng tin những lời xấu xí. Đôi khi, nếu bạn nghe hoặc trải nghiệm một điều gì đó quá thường xuyên, bạn sẽ bắt đầu tin tưởng vào điều đó. Đừng để sự thiếu hiểu biết của người khác làm ảnh hưởng đến cách mà bạn cảm nhận về chính bản thân mình. Rối loạn tâm thần không phải là dấu hiệu của sự yếu kém và đó hiếm khi là thứ mà bạn có thể đối diện một mình.

Đừng trốn tránh. Rất nhiều người mắc rối loạn tâm thần muốn cô lập bản thân khỏi thế giới xung quanh. Hãy tìm tới những người mà bạn tin tưởng – gia đình, bạn bè, nhà trị liệu tâm lý – để nhận được sự giúp đỡ mà mình xứng đáng.

Kết nối với mọi người. Tham gia vào một nhóm giúp đỡ sức khoẻ tâm thần – dù là trực tiếp hay trực tuyến – có thể giúp bạn đối phó với cảm giác bị cô lập và khiến bạn nhận ta rằng bạn không hề đơn độc trong những cảm xúc và trải nghiệm này.

Bạn không phải là “vấn đề” của bạn. Đừng định nghĩa bản thân bằng rối loạn hay vấn đề bạn đang gặp phải. Thay vì nói rằng “Tôi LÀ người tâm thần phân liệt”, hãy nói “Tôi CÓ chứng tâm thần phân liệt”. Ngôn ngữ có sức mạnh riêng của chính nó.

Đó không phải là vấn đề cá nhân. Nhớ rằng những phán xét của mọi người thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của họ. Những đánh giá này được đưa ra trước khi họ có thể hiểu được bạn, vì vậy đừng cho rằng cách nhìn của họ liên quan gì đến cá nhân bạn.

Thách thức sự kì thị liên quan đến rối loạn tâm thần

Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc xây dựng một cộng đồng lành mạnh cho sức khỏe tâm thần – một cộng đồng hoà nhập, không phân biệt đối xử và khuyến khích sự hồi phục.
Chúng ta có thể góp phần xây dựng cộng đồng đó bằng cách:
- hiểu những sự thật về rối loạn tâm thần và chia sẻ chúng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và bạn học.
- làm quen với những người từng trải qua những rối loạn tâm thần để bạn có thể học cách hiểu họ vì nhân cách hơn là căn bệnh của họ.
- không đánh giá, gắn mác hay phân biệt đối xử khi bạn gặp người có rối loạn tâm thần. Hãy đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng phẩm giá.
- tránh cách nói định nghĩa một người dựa trên rối loạn của họ. Hãy nói “người này có vấn đề trầm cảm” thay vì “đây là người trầm cảm”.
- nói lên ý kiến của bạn khi bạn nghe thấy mọi người xung quanh đưa ra những nhận xét khuôn mẫu hay không chính xác về bệnh tâm thần.
- chia sẻ kinh nghiệm về rối loạn tâm thần của bản thân bạn (nếu bạn đã từng trải qua). Điều này sẽ giúp xoá đi những lầm tưởng và khuyến khích mọi người làm giống như bạn. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần không phải là điều gì đó xấu hổ cần được che đậy!

LỜI KẾT

Kì thị là khi một người khác nhìn bạn theo hướng tiêu cực bởi vấn đề sức khỏe tâm thần của bạn. Phân biệt đối xử là khi người khác đối xử với bạn một cách tiêu cực bởi rối loạn tâm thần của bạn. Kì thị và phân biệt có thể khiến những vấn đề sức khoẻ tâm thần tệ hơn và ngăn cản mọi người tìm sự giúp đỡ mà họ cần.

Hãy tránh việc kì thị người mắc rối loạn tâm thần bằng cách tìm hiểu họ trước khi gán nhãn họ với vấn đề nào đó. Chúng ta có thể giảm thiểu sự kì thị bằng cách nói lên quan điểm của mình khi người khác có những ý kiến tiêu cực hoặc sai lầm về rối loạn tâm thần.

Nguồn: Stigma, discrimination and mental illness- Better Health Channel

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/