Bạn đã từng nghe thuật ngữ “gaslighting” được sử dụng trong các mối quan hệ tình cảm, vậy ở nơi làm việc thì sao? Liệu mức độ thao túng này có thể xảy ra trong bối cảnh chuyên nghiệp hay không? Câu trả lời là “Có”.
Gaslighting là gì?
Các nhà khoa học giải thích Gaslighting là một kĩ thuật giao tiếp khiến bạn cảm thấy mơ hồ và nghi ngờ quan điểm của chính mình. Ví dụ như, bạn nói: “Ôi, bầu trời màu hồng,” khi bạn nhận thấy bầu trời có màu hồng. Và gaslighter (một người sử dụng gaslighting) sẽ nói rằng: “Không hề, bạn bị điên rồi.” Và điều này khiến bạn phải tự hỏi về hiện thực của bản thân.
Cụm từ này lần đầu tiên xuất hiện từ thời đại của cuốn sách kinh dị bí ẩn “Gas Light”, được viết bởi nhà soạn kịch người Anh Patrick Hamilton vào năm 1938. Cốt truyện nói về người chồng Gregory hiểm ác khi anh ta khiến vợ của mình Paula phát điên từ từ và đều đặn bằng cách đưa ra những lời buộc tội sai trái, tạo ra những kí ức bịa đặt và chối bỏ đi những tuyên bố trước đó.
Thế nhưng, gaslighting trong thực tế không hẳn giống với cách mà nó được thể hiện trên màn ảnh. Gaslighting trong cuộc sống hàng ngày có thể là khi một đồng nghiệp nói rằng bạn đang hiểu sai hành vi của một người khác (phủ nhận quan điểm của bạn về các sự kiện) cho tới việc sếp bạn hứa rằng sẽ đề xuất thăng cấp cho bạn với giám đốc điều hành (hành động khiến bạn tin rằng việc đó sẽ xảy xa nhưng thực thế là sếp đang xoa dịu bạn và sẽ chẳng bao giờ nói điều này cả).
Gaslighting nhiều khi cũng diễn ra vô tình. Đó có thể là những bản báo cáo chẳng bao giờ nhận được phản hồi và không góp phần thay đổi công việc. Kết quả là cuối ngày, bạn ngồi trong phòng làm việc tự hỏi về hiệu quả và khả năng của bạn. Có thể họ không cố tình, nhưng hành động của họ khiến bạn cảm thấy như vậy.
Gaslighting trong bất kì hình thức nào đều là hành vi phá hoại và ăn mòn. Theo Psychology Today, nó cũng là đặc điểm chung của những kẻ lạm dụng, ái kỉ và những nhà lãnh đạo cuồng giáo. Trong môi trường làm việc, rất nhiều khi đó là trò chơi quyền lực và kẻ gaslighter khiến nạn nhân cảm thấy bối rối, yếu đuối và bất lực.
Gaslighting nơi công sở là gì?
Vicki Salemi, chuyên gia nghề nghiệp tại Monster.com giải thích rằng gaslighting ở môi trường làm việc là khi một người – thường là đồng nghiệp hoặc quản lý – loại bỏ đi những gì bạn biết là đúng, buộc bạn phải đặt câu hỏi về sự thật, cuối cùng là chính bản thân bạn và khả năng thực hiện công việc của bạn. Nói cách khác, họ đang cố ý hoặc vô tình xoay chuyển những thông tin, từ ngữ và hành vi để khiến bạn cảm thấy bối rối, tầm thường hoá những cảm xúc và cản trở thành công của bạn.
Một nhắc nhở rằng gaslighting không phải lúc nào cũng là một hành vi công kích và ác ý khi một người nào đó không có ý tốt. Có nhiều yếu tố cần được xem xét khi nói đến gaslighting trong môi trường chuyên nghiệp. Ví dụ như, một người sếp đặt ra kỳ vọng vào một dự án, nhưng khi bạn đáp ứng kì vọng đó, người này lại cho bạn biết các tiêu chuẩn họ mong muốn đã thay đổi. Thậm chí còn có thể là ai đó liên tục quên mời bạn tham gia vào cuộc họp – một sự thiếu sót vô tình, nhưng lại khiến bạn nhiều lần nhầm lẫn về thông tin liên quan tới công việc.
Và vì gaslighting tại văn phòng diễn ra lặp đi lặp lại, được tích tụ theo thời gian, có thể bạn sẽ khó nhận ra cho đến khi nó đã đi quá xa (tức là bạn cảm thấy thất vọng, không vui vẻ và bằng lòng về công việc thực tế).
“Tương tự như làm việc cho một người sếp tồi – người không tôn trọng bạn, bạn có thể bắt đầu trở nên tê liệt với việc bị gaslight và ngừng đặt câu hỏi về thông tin không phù hợp, hay tệ hơn, là phỏng đoán thông tin”, Salemi nói thêm. Sự mất tự tin đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và sự thoải mái của bạn khi trình những bày ý tưởng mới.
10 ví dụ phổ biến của Gaslighting trong môi trường làm việc:
Gaslighting là gì?
Các nhà khoa học giải thích Gaslighting là một kĩ thuật giao tiếp khiến bạn cảm thấy mơ hồ và nghi ngờ quan điểm của chính mình. Ví dụ như, bạn nói: “Ôi, bầu trời màu hồng,” khi bạn nhận thấy bầu trời có màu hồng. Và gaslighter (một người sử dụng gaslighting) sẽ nói rằng: “Không hề, bạn bị điên rồi.” Và điều này khiến bạn phải tự hỏi về hiện thực của bản thân.
Cụm từ này lần đầu tiên xuất hiện từ thời đại của cuốn sách kinh dị bí ẩn “Gas Light”, được viết bởi nhà soạn kịch người Anh Patrick Hamilton vào năm 1938. Cốt truyện nói về người chồng Gregory hiểm ác khi anh ta khiến vợ của mình Paula phát điên từ từ và đều đặn bằng cách đưa ra những lời buộc tội sai trái, tạo ra những kí ức bịa đặt và chối bỏ đi những tuyên bố trước đó.
Thế nhưng, gaslighting trong thực tế không hẳn giống với cách mà nó được thể hiện trên màn ảnh. Gaslighting trong cuộc sống hàng ngày có thể là khi một đồng nghiệp nói rằng bạn đang hiểu sai hành vi của một người khác (phủ nhận quan điểm của bạn về các sự kiện) cho tới việc sếp bạn hứa rằng sẽ đề xuất thăng cấp cho bạn với giám đốc điều hành (hành động khiến bạn tin rằng việc đó sẽ xảy xa nhưng thực thế là sếp đang xoa dịu bạn và sẽ chẳng bao giờ nói điều này cả).
Gaslighting nhiều khi cũng diễn ra vô tình. Đó có thể là những bản báo cáo chẳng bao giờ nhận được phản hồi và không góp phần thay đổi công việc. Kết quả là cuối ngày, bạn ngồi trong phòng làm việc tự hỏi về hiệu quả và khả năng của bạn. Có thể họ không cố tình, nhưng hành động của họ khiến bạn cảm thấy như vậy.
Gaslighting trong bất kì hình thức nào đều là hành vi phá hoại và ăn mòn. Theo Psychology Today, nó cũng là đặc điểm chung của những kẻ lạm dụng, ái kỉ và những nhà lãnh đạo cuồng giáo. Trong môi trường làm việc, rất nhiều khi đó là trò chơi quyền lực và kẻ gaslighter khiến nạn nhân cảm thấy bối rối, yếu đuối và bất lực.
Gaslighting nơi công sở là gì?
Vicki Salemi, chuyên gia nghề nghiệp tại Monster.com giải thích rằng gaslighting ở môi trường làm việc là khi một người – thường là đồng nghiệp hoặc quản lý – loại bỏ đi những gì bạn biết là đúng, buộc bạn phải đặt câu hỏi về sự thật, cuối cùng là chính bản thân bạn và khả năng thực hiện công việc của bạn. Nói cách khác, họ đang cố ý hoặc vô tình xoay chuyển những thông tin, từ ngữ và hành vi để khiến bạn cảm thấy bối rối, tầm thường hoá những cảm xúc và cản trở thành công của bạn.
Một nhắc nhở rằng gaslighting không phải lúc nào cũng là một hành vi công kích và ác ý khi một người nào đó không có ý tốt. Có nhiều yếu tố cần được xem xét khi nói đến gaslighting trong môi trường chuyên nghiệp. Ví dụ như, một người sếp đặt ra kỳ vọng vào một dự án, nhưng khi bạn đáp ứng kì vọng đó, người này lại cho bạn biết các tiêu chuẩn họ mong muốn đã thay đổi. Thậm chí còn có thể là ai đó liên tục quên mời bạn tham gia vào cuộc họp – một sự thiếu sót vô tình, nhưng lại khiến bạn nhiều lần nhầm lẫn về thông tin liên quan tới công việc.
Và vì gaslighting tại văn phòng diễn ra lặp đi lặp lại, được tích tụ theo thời gian, có thể bạn sẽ khó nhận ra cho đến khi nó đã đi quá xa (tức là bạn cảm thấy thất vọng, không vui vẻ và bằng lòng về công việc thực tế).
“Tương tự như làm việc cho một người sếp tồi – người không tôn trọng bạn, bạn có thể bắt đầu trở nên tê liệt với việc bị gaslight và ngừng đặt câu hỏi về thông tin không phù hợp, hay tệ hơn, là phỏng đoán thông tin”, Salemi nói thêm. Sự mất tự tin đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và sự thoải mái của bạn khi trình những bày ý tưởng mới.
10 ví dụ phổ biến của Gaslighting trong môi trường làm việc:
1. Gaslighter nói họ chưa bao giờ nhận được báo cáo/ tài liệu/ bài thuyết trình mà bạn đã gửi đúng hạn. Trong mục “Thư đã gửi” của bạn có email gửi đi, nhưng bằng cách nào đó, bạn lại là người phải liên hệ với bộ phận công nghệ thông tin để cố gắng tìm ra lỗi kĩ thuật cho việc này.
2. Gaslighter trở nên bảo thủ và thách thức quan điểm của bạn, chỉ trích khi bạn đưa ra các ý kiến quan trọng với bạn. Tương tự như khi họ khiến bạn nghi ngờ những cảm xúc và cảm nhận của bản thân sau khi họ đã nói về những vấn đề khiến bạn không thoải mái. Có lẽ họ sẽ nói “Đó là do bạn tự tưởng tượng ra”, và bạn sẽ chẳng bao giờ đề cập tới điều đó nữa.
3. Gaslighter đôi khi có củng cố tích cực, nhưng chỉ khi bạn sắp không chịu đựng được nữa. Họ đã khiển trách bạn những điều nhỏ nhặt hết lần này đến lần khác, nhưng khi bạn sắp đến giới hạn, họ lại khen ngợi bạn vài câu. Điều này khiến bạn tự hỏi, liệu có phải bạn đã tự tưởng tượng ra sự thù địch và quá đáng của họ trong suốt thời gian qua?
4. Gaslighter đưa ra những bình luận mang tính phân biệt, đó có thể là phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc xu hướng tính dục để chỉ trích. Sau cùng, bạn tự hỏi phải xử sự như thế nào và cảm thấy khó hiểu về quan điểm của họ.
5. Họ “bình thường hóa” bất kì sự phân biệt, kỳ thị nào. Họ nói những điều như: “Không phải kỳ thị/ phân biệt đâu nhưng mà…”, hay “Tất cả mọi người đều giống nhau”, dù họ thể hiện sự phân biệt rõ ràng tại nơi làm việc.
6. Gaslighter lấy và trả lại những vật dụng trên bàn của bạn mà không xin phép. Tuy là một hành vi gây khó chịu nhỏ, nhưng đó là thứ khiến bạn trở nên phát điên khi cố gắng định vị lại những thứ mà bạn cần.
7. Gaslighter hứa rằng họ sẽ làm một điều gì đó – nhưng họ chẳng làm gì cả. Vấn đề tăng lương bạn đã từng đề cập? Tất nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ có được nó… vì họ sẽ không làm gì để giúp bạn cả.
8. Gaslighter nói bạn có thể bỏ qua cuộc họp buổi sáng. Tuy nhiên điều đó không đúng và điều tiếp theo bạn biết là, sếp bạn đã email để hỏi rằng bạn đã ở đâu.
9. Gaslighter thu thập thông tin của bạn liên tục, nhưng cuối cùng, bạn nhận ra rằng họ chỉ lắng nghe một cách chọn lọc. Không phải bạn đã gửi thông tin đó cho họ từ tuần trước rồi sao? Chẳng lẽ bạn đã đãng trí rồi?
10. Gaslighter thay đổi các chính sách công ty để phù hợp với mục đích của họ. Giới hạn ngày phép? Quy định về trang phục? Chính sách xin nghỉ ốm? Tất cả đều được thay đổi dựa theo ý thích và tâm trạng của họ, điều này còn có thể gây khó khăn cho bạn trong việc hiểu và không vi phạm chúng.
3 câu hỏi giúp xác định một Gaslighter:
Theo Salemi, bất kì ai cũng có thể là gaslighter, kể cả đó là đồng nghiệp, sếp, người có thẩm quyền hay người mà bạn quản lý.
Nhưng có một điểm khác biệt cần ghi nhớ, bà giải thích. “Một người sếp tồi là người lấy đi những thành tựu công việc của bạn và tự nhận đó là của họ, trong khi gaslighter sẽ thao túng và nói bạn chưa hoàn thành công việc – dù bạn chắc chắn đã làm điều đó rồi.”
Vì vậy, làm thế nào để xác định gaslighter khi sự khác biệt có thể rất nhỏ? Hãy hỏi bản thân ba điều này:
1. Liệu người này có đang cố gắng chi phối và kiểm soát các tình huống và cuộc trò chuyện hay không?
2. Những gì họ nói có đúng với sự thật hay không?
3. Người này có đang vi phạm những chuẩn mực xã hội bằng cách làm xấu hổ, làm nhục và bắt nạt bạn hay không?
Nếu bạn trả lời “Có” cho bất kì câu hỏi nào, thì có khả năng bạn đang bị gaslight ở môi trường làm việc.
Một đặc điểm chung khác của các gaslighter là họ thường xuyên cố gắng đề cao bản thân khi gạt ra ngoài lề những người mà họ cho là yếu hơn.
“Hầu hết thời gian, gaslighting trong công việc được sử dụng bởi một người cấp cao hơn bạn hoặc người được nhiều người yêu mến, vì vậy điều này có thể khó khăn hơn cho bạn để xác định hành vi và ngăn chặn nó, bởi họ có thẩm quyền và thâm niên hơn” Salemi nói thêm.
Đây là cách để chấm dứt Gaslighting trong môi trường làm việc
Theo Salemi, dưới đây là những cách để chấm dứt gaslighting trong môi trường làm việc.
Ghi lại mọi thứ. Hãy giữ một quyển nhật kí, ghi lại những gì đã nói hoặc nếu đó là từ email, hãy tạo ra một thư mục riêng trong tài khoản cá nhân. Ngoài ra, hãy tóm tắt lại các cuộc trò chuyện đã có với gaslighter bằng các gạch đầu dòng về những gì đã được thảo luận.
Trực tiếp. Bạn có thể nói về tình huống một cách trực tiếp với gaslighter – và một lần nữa, ghi lại những gì đã nói với họ – nhưng hãy chuẩn bị tinh thần rằng họ có thể phủ nhận mọi thứ và trở nên thách thức và hiếu chiến hơn.
Nói chuyện với một đồng nghiệp mà bạn tin tưởng. Nếu đủ an toàn, hãy nhắc lại những gì đã xảy ra và hỏi họ nếu họ có từng bị đối xử tương tự không. Bằng cách này, khi bạn tìm tới quản lý nhân sự, bạn có khả năng tạo thành một nhóm để chống lại gaslighter.
Mang tài liệu tới bất kì cuộc họp nào với sếp hoặc quản lý nhân sự của bạn. Với tập thư mục mà bạn đang giữ, bạn nên mang theo nó kể cả khi cuộc họp đó có cả những đồng nghiệp hay chỉ một mình bạn. Nói về những hành vi gaslight độc hại và đưa ra những ví dụ. Các công ty thường đề ra những cách để giải quyết vấn đề quấy rối – tất nhiên gaslighting cũng được tính – bởi vậy bạn cũng có thể tham khảo các hướng dẫn của công ty để biết các bước tiếp theo.
Lời kết
Hãy giữ vững tính chuyên nghiệp của bạn trong suốt quá trình báo cáo bất kì sự cố nào, cũng như nương tựa vào các đồng nghiệp và người cố vấn (mentor) bên ngoài để nhắc nhở bạn về giá trị của bản thân. (Điều này không dễ dàng, nhưng đừng để kẻ gaslight chiến thắng bằng cách lấy đi sự tự tin và các kĩ năng của bạn).
“Trên thực tế, mặc dù có tài liệu và báo cáo về hành vi xấu, bạn có thể sẽ không ngăn chặn được gaslighting hoàn toàn. Nhưng tin tốt là vẫn luôn có những môi trường làm việc lành mạnh. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong công việc, hãy theo đuổi các cơ hội việc làm càng sớm càng tốt. Ở lại trong môi trường độc hại ấy – kể cả khi đang làm việc từ xa – có thể cản trở công việc và sức khoẻ tinh thần của bạn.”
Nguồn: Gaslighting at Work: 10 Signs Your Coworkers or Boss Are Messing with You – PureWow
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn