Làm việc ngoài giờ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc bằng cách làm giảm năng suất và động lực của nhân viên. Nếu phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên, tình trạng vắng mặt ở nơi làm việc sẽ nhiều hơn hoặc tăng cao khả năng luân chuyển công việc.
Nhiều công ty nhận thức được những vấn đề cấp bách đó nên đã nghĩ ra và thực hiện những cách thức để chống lại những tác động tiêu cực này; từ đồ ăn nhẹ lành mạnh đến khuyến khích tập thể dục và thiền định. Tuy nhiên, có một điều cơ bản đang bị bỏ qua trong nhiều chính sách phúc lợi.
Dù ai trong chúng ta cũng đều có sức khỏe tâm thần, ghi nhớ rằng mỗi trường hợp là cá nhân và chủ quan là điều vô cùng quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng việc trao quyền tự chủ trong công việc là một yếu tố quan trọng trong chính sách phúc lợi của bạn. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của nhân viên mà còn giúp thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực mà nhân viên muốn làm việc và phát triển.
Tại Sao Trao Quyền Tự Chủ Cho Nhân Viên Là Một Yếu Tố Quan Trọng Trong Chính Sách An Sinh Của Bạn
Những nhân viên phải đối mặt với mức độ căng thẳng mãn tính cao hơn được cho rằng sẽ có nguy cơ mắc Hội chứng Chuyển hóa (metabolic syndrome) cao gấp đôi so với những người ít hoặc không trải qua căng thẳng trong công việc.
Các nghiên cứu cho thấy những người chịu mức độ ảnh hưởng cao hơn trong công việc lại có khả năng bị bệnh tật về tinh thần và thể chất thấp hơn. Những bệnh này có thể bao gồm cảm cúm thông thường nhưng cũng có thể là trầm cảm và lo lắng.
Các tổ chức có thể ngăn ngừa các trường hợp và vấn đề phát sinh tại nơi làm việc của họ bằng cách trao một mức độ tự chủ nhất định thông qua các giới hạn và phong cách quản lý lành mạnh.
Các nghiên cứu thường cho thấy nhân viên không muốn bị quản lý quá chặt chẽ. Thay vào đó, nhân viên muốn có khả năng xác định những gì họ làm và cách họ làm điều đó, mặc dù khối lượng công việc nhiều hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên làm việc với nhân viên của mình để tìm hiểu những gì họ làm, cách họ làm và khi nào. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, bạn sẽ nhận thấy sự gia tăng về năng suất, khả năng làm việc và thành công chung của doanh nghiệp.
Làm Thế Nào Để Cân Bằng Quyền Tự Chủ Và Kiểm Soát Công Việc
Trong quá trình chúng ta lớn lên, chúng ta trông đợi cha mẹ, người chăm sóc và giáo viên của chúng ta chỉ dẫn những gì phải làm. Những lựa chọn trong cuộc sống do chính chúng ta đưa ra khi chúng ta già đi, cho chúng ta một mức độ tự chủ. Tuy nhiên, khi đối mặt với phong cách quản lý độc đoán và khối lượng công việc đòi hỏi cao, quyền tự chủ đó có thể nhanh chóng bị tước bỏ, khiến chúng ta căng thẳng, quá tải và dễ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Đây là những gì bạn có thể làm để ngăn chặn điều nói trên xảy ra.
Xem Thêm: Chìa Khoá Số Một Để Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống
Kết Hợp Tính Linh Hoạt Trong Mọi Vai Trò
Mọi người đều tin rằng một số vai trò không thể được giao cho người đưa ra quyết định độc lập, tuy nhiên, đây chỉ là một lời đồn truyền miệng. Để xác định phong cách làm việc lành mạnh, điều quan trọng đầu tiên cần phải nhớ là, tất cả chúng ta đều là những cá nhân có phong cách làm việc khác nhau.
Trong khi mỗi cá nhân được tuyển dụng để hoàn thành các yêu cầu công việc cụ thể, thì có một mức độ linh hoạt nhất định cũng đem lại lợi ích lâu dài.
Có lẽ bạn đào tạo nhân viên có khả năng linh hoạt nhiều lĩnh vực bằng cách cho họ cơ hội để hỗ trợ một nhân viên trong một bộ phận khác. Một hệ thống như thế này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về bức tranh toàn cảnh. Điều này không chỉ giúp duy trì các mối quan hệ bền chặt hơn mà nó còn giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề và khó khăn cùng nhau.
Bằng cách củng cố quyền tự chủ của nhau và kiểm soát công việc, nhân viên cảm nhận được sự gia tăng động lực, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất.
Tham Khảo: Làm Thế Nào Để Giảm Bớt Căng Thẳng Công Việc Sau Giờ Làm?
Tránh Quản Lý Quá Chặt
Phong cách quản lý quá chặt chẽ dường như là một phương pháp quản lý phổ biến (và đã lỗi thời). Thông thường, nó phản ánh quá trình đào tạo và hướng dẫn kém từ phía người quản lý. Khi làm như vậy, nhân viên bị tước khỏi quyền tự chủ. Họ cảm thấy họ không có tiếng nói để đưa ra ý tưởng có nhiều khả năng, dẫn đến cảm giác làm việc kém, kiệt sức và sợ mắc sai lầm.
Cơ cấu tổ chức phẳng có nhiều thuận lợi hơn, với người quản lý luôn sẵn sàng khi nhân viên cần giúp đỡ và hướng dẫn. Vai trò của người quản lý là hỗ trợ nhóm giải quyết các vướng mắc và các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình hoàn thành công việc.
Chúng tôi khuyên doanh nghiệp nên bao gồm quyền tự chủ công việc, trong chính sách phúc lợi để thấy được sự gia tăng hiệu suất cá nhân, sự hài lòng trong công việc và động lực của nhân viên. Điều này không chỉ làm giảm tỷ lệ vắng mặt và sự luân chuyển của nhân viên mà còn là một sự thay đổi có giá trị thực tiễn và đáng chú ý đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên sử dụng các Chương Trình Hỗ Trợ Nhân Viên - EAP để đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên ở mức cao nhất có thể.
Nguồn: Why Job Autonomy Is A Key Pillar In Your Wellbeing Strategy - Every Mind At Work