Làm Thế Nào Để Duy Trì Sự Đồng Cảm Trong Tình Hình Đại Dịch?

Trước những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, chúng ta cần phát triển những thói quen đồng cảm lành mạnh.
Trong vài thập kỷ qua, sự đồng cảm đã trở thành một từ thông dụng. Các tạp chí, tổ chức từ thiện, người nổi tiếng và chính trị gia đã thúc đẩy sự đồng cảm như một tài sản vô giá. Hiện có hơn 2.000 cuốn sách trên Amazon chưa từ “thấu cảm” trong tiêu đề và phương tiện truyền thông xây dựng hình ảnh với những nguồn thông tin dường như vô tận, thúc đẩy sự đồng cảm như một “phẩm chất đẹp”, một “siêu năng lực”. Kỳ vọng của công chúng về sự đồng cảm lớn đến mức dẫn đến các màn trình diễn được dàn dựng bởi các nhà lãnh đạo thế giới — hãy nghĩ đến việc Bill Clinton nói “Tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của bạn” thông qua một cái nhếch môi đầy chiến lược. Cũng có sự phẫn nộ của công chúng trong những trường hợp thiếu sự đồng cảm như dòng chữ “Tôi thực sự không quan tâm, hãy là chính bạn” được thêu trên lưng áo khoác của Melania Trump.
covid dau kho nhu mot phan tat yeu cua cuoc song
Tuy nhiên, mọi thứ có thể đang thay đổi. Trong một xã hội thời COVID, không có gì xa lạ khi ta bắt gặp ai đó gạt bỏ đau khổ của con người như một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng tôi khuyên bạn nên tạm dừng theo dõi tin tức và xem một bộ phim cuốn hút để đánh lạc hướng bản thân khỏi sự lo âu về COVID-19. Đối với nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu, những người không thể che giấu nỗi đau khổ, tiếp tục cuộc sống một cách nghiêm khắc với bản thân đã trở thành một hành động anh hùng được chào đón bằng những tràng pháo tay thường xuyên.

Ai có thời gian để cảm thông trong một đại dịch? Sự đồng cảm đã bắt đầu có vẻ giống như một đặc ân chỉ dành cho những người không bị ảnh hưởng bởi nỗi đau khổ. Khi cái chết xâm lấn vào các hộ gia đình ngày càng nhiều, người ta đã khuyến khích mọi người không nên lún sâu vào việc đó và chiến đấu mà không sợ hãi.
Khi đối mặt với những đau khổ như vậy, chúng ta có thể không cần ít hay nhiều sự đồng cảm hơn nữa – mà ta cần một loại cảm thông khác.
cam thong voi nhung dau kho thoi covid

Các cách cảm thông

Đồng cảm là một khái niệm đa chiều. Nó có thể liên quan đến cả những cảm xúc đối với người khác và cũng có thể là việc hiểu được nỗi đau của người khác tuy nhiên bản thân không cảm thấy nỗi đau đó. Mỗi cá nhân có thể lựa chọn cách đồng cảm một cách có lợi cho mình. Mặc dù đôi khi sự đồng cảm cuốn trôi chúng ta một cách không thể tránh khỏi (được gọi là đồng cảm cảm xúc), chúng ta cũng có thể đồng cảm một cách có chủ ý. Ta có thể chọn xem xét quan điểm của người khác một cách có ý thức để hiểu quan điểm của họ. Đây được gọi là sự đồng cảm nhận thức.

Tránh kiệt sức về cảm xúc

Trong đại dịch toàn cầu này, đau khổ được đưa vào cuộc sống của chúng ta hàng đêm trên màn hình TV và qua báo chí.
Dân số toàn cầu đang căng thẳng và hệ thống đồng cảm cảm xúc của chúng ta đang trở nên quá tải. Loại cảm thông này không bền vững. Hơn nữa, việc tiếp xúc nhiều lần với hình ảnh gợi liên tưởng có thể khiến chúng ta quay lưng hơn là giúp đỡ. Sự đồng cảm về cảm xúc có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kiệt sức.
tranh kiet suc ve cam xuc trong thoi gian covid
Có một cách tốt hơn. Sự đồng cảm nhận thức thúc đẩy sự giúp đỡ mà không cần đến cảm xúc liên quan tới đồng cảm trực giác. Khi chúng ta tưởng tượng trở thành một người khác sẽ như thế nào, chúng ta có thể chia sẻ trải nghiệm của họ mà không cho phép nó điều khiển cảm xúc của chúng ta. Điều này không dễ dàng. Sự đồng cảm về nhận thức có thể khiến ta mệt mỏi về tâm trí vì nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực tinh thần. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng mọi người thường chủ động tránh phải thử suy nghĩ từ các quan điểm khác nhau nếu được lựa chọn.
Nhưng nỗ lực này là xứng đáng. Có bằng chứng cho thấy rằng chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách cố ý tập trung vào nhu cầu của người khác. Thật vậy, các bác sĩ từ lâu đã ủng hộ sự đồng cảm về mặt nhận thức để hạn chế việc họ tiếp xúc với những cảm xúc đau buồn.

Thay vì phát triển thói quen ăn uống lành mạnh để tránh đồ ăn vặt, bằng cách tạo thói quen đồng cảm lành mạnh, bạn có thể ít rơi vào tình trạng cảm xúc quá muộn vào ban đêm khi xem TV.
• Dành thời gian để tưởng tượng xem những người khác đang cảm thấy như thế nào một cách có chủ ý. Dành vài phút trong buổi thiền định hoặc khi tĩnh tâm để nghĩ đến người khác.
• Xử lý những cảm xúc khi bạn ở trạng thái tốt nhất. Tránh xúc động khi bạn đang mệt mỏi hoặc căng thẳng. Nếu một người bạn gọi cho bạn để trút bầu tâm sự vào thời điểm tồi tệ, bạn có thể nói với họ rằng “Tôi muốn hỗ trợ hết mình cho bạn, nhưng hiện tại tôi không có đủ vững vàng về tinh thần. Chúng ta có thể lên lịch lại sau không?”.
• Tiếp cận với thông tin đau buồn dưới một cách bớt nặng nề nhất khi bạn có thể suy nghĩ thấu đáo. Xem xét việc đọc tin tức hơn là xem trên TV. Hãy tạm dừng mọi thứ và suy ngẫm về những gì bạn vừa được nghe.
xu ly cam xuc thoi covid
Khi chúng ta cố gắng để hình dung cảm giác của người khác một cách có ý thức, chúng ta sẽ có thể kiểm soát phản ứng đồng cảm của mình. Nếu COVID-19 là một cuộc đua marathon về sự đồng cảm, hãy đảm bảo chúng ta có thể hoàn thành cuộc đua đó.

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

0977.729.396