Làm việc tại nhà nghe có vẻ rất hấp dẫn - không có quy định về trang phục, không bị giám sát trực tiếp, không có giờ làm việc, và được tự do quyết định nơi bạn làm việc. Tuy nhiên, cách làm việc này có thể mang lại một số thách thức nghiêm trọng và khác biệt. Bài viết này sẽ cung cấp những mẹo hữu ích để giảm bớt căng thẳng công việc và giúp bạn làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

Điều gì khiến làm việc ở nhà căng thẳng?
Nhiều người ngạc nhiên bởi sự căng thẳng họ cảm thấy khi họ làm quen với làm việc tại nhà và những khó khăn trở nên rõ ràng hơn. Dù những tác nhân gây căng thẳng có thể không giống làm việc trực tiếp như làm nhiều giờ hay thiếu sự riêng tư, chúng vẫn có thể có ảnh hưởng xấu.
Theo nghiên cứu, những người làm việc tại nhà thường có mức độ căng thẳng cao.
41% nhân viên làm việc tại nhà cho biết họ chịu nhiều căng thẳng, so với 25% những người làm việc tại văn phòng.
42% những người làm việc tại nhà cho biết họ thức đêm thường xuyên, trong khi chỉ có 29% nhân viên văn phòng cũng như vậy.
Nhân viên làm việc từ nhà có thể cảm thấy mờ mịt về ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân, nhất là với việc sử dụng các thiết bị thông minh.
Nhân viên làm từ nhà có thể gặp khó khăn với việc kết thúc ngày làm việc so với những người làm ở văn phòng.
Dưới đây là một số tác nhân gây căng thẳng mà những người làm việc tại nhà phải đối mặt.
- Thiếu sự sắp xếp
- Quá nhiều sự sao nhãng
- Nhận giao hàng
- Nhận những cuộc gọi và tin nhắn không liên quan đến công việc
- Dành thời gian trên mạng xã hội
- Xem tivi
- Chăm sóc thú cưng
- Chịu những tiếng ồn từ hàng xóm (người làm vườn, xe chở rác, etc.)
Ở nhà, có những tiện nghi có thể dụ dỗ bạn. Ví dụ như khi bạn chán nản với việc gặp một khách hàng hay ban quản lý, ở văn phòng thì bạn vẫn phải làm và tiếp tục ngày của mình. Nhưng nếu bạn làm việc tại nhà, bạn có thể dừng công việc và chơi game để cảm thấy tốt hơn.
Làm việc tại nhà khi bạn là một phụ huynh
Bạn cũng có thể trải qua nhiều thử thách khi làm việc tại nhà nếu bạn có con. Dựa vào độ tuổi của con, bạn sẽ phải đối mặt với việc chăm sóc, làm việc dựa vào lịch trình ở trường của chúng, và căn bản là cân bằng cuộc sống và công việc của bạn.

- Khó khăn trong việc tạo ra ranh giới
- Sự cô lập xã hội
- Ít vận động
Mẹo để giải quyết căng thẳng khi làm việc ở nhà
Hãy nhớ rằng nếu bạn làm việc tại nhà và chịu áp lực nặng nề, bạn không hề đơn độc. Có rất nhiều phương pháp giúp bạn giải quyết sự căng thẳng do làm việc ở nhà. Đây là một số cách để giảm stress.
- Tạo dựng thói quen
Tạo ra một thói quen đánh dấu sự bắt đầu một ngày của bạn: Điều này có thể bao gồm đi dạo trước khi làm việc, dành vài phút thư giãn cơ thể và/hoặc thưởng thức một cốc cà phê hay trà vào đầu ngày mới.
Đánh dấu kết thúc ngày làm việc của bạn: Điều này có thể bao gồm cất tài liệu ra xa và khuất tầm mắt, đi dạo buổi chiều tối và/hoặc thắp nến.
Đặt báo thức buổi sáng: Thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày có thể cho bạn đủ thời gian chuẩn bị cho ngày làm việc của mình. Thời gian bạn chọn tỉnh giấc có thể phụ thuộc vào lượng thời gian bạn cần để khởi động vào buổi sáng.
Đặt giờ ăn trưa đều đặn: Ăn trưa vào cùng một thời điểm hàng ngày có thể giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi cần thiết và cho bạn thời gian để nạp năng lượng trước khi quay lại làm việc. Hãy nhớ giải tỏa hoàn toàn trước giờ ăn trưa để bạn có thể thưởng thức bữa trưa của mình.
Dành thời gian di chuyển xung quanh: Điều này có nghĩa là đi bộ xung quanh trong nhà, ra ngoài đi dạo nhanh, hoặc làm các động tác kéo giãn trong thời gian nghỉ ngơi.
Dành thời gian ra ngoài: Nếu thời tiết thuận lợi, hãy thử ra ngoài và hít thở không khí. Điều này sẽ giúp bạn nạp năng lượng. Bạn cũng có thể cân nhắc thực hiện các bài tập thở khi ở ngoài trời
Ưu tiên những nhiệm vụ thách thức: Nếu bạn có khả năng lựa chọn dự án hay nhiệm vụ cần hoàn thành, hãy cân nhắc làm những cái khó khăn trước để về sau đỡ bị quá tải.
Tận dụng công nghệ: Nếu bạn cần thúc đẩy hơn một chút để theo dõi và sắp xếp thời gian, hãy cân nhắc sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian.
Đừng ngại thử nghiệm những thói quen mới khi làm việc tại nhà vì có thể cần từ vài tuần đến vài tháng để làm quen với thời khoá biểu mới.

- Xây dựng một không gian làm việc chuyên dụng
- Giảm sự sao nhãng
- Kết nối với bạn bè
- Tự thưởng cho bản thân
- Dành thời gian nghỉ ngơi xứng đáng
- Ghi nhớ một điều tích cực
- Đánh dấu những nhiệm vụ đã hoàn thành trong danh sách việc cần làm của bạn
- Dành vài phút vươn vai hay thực hiện một bài tập thư giãn
Mỗi cá nhân có sở thích khác nhau, nên hãy thử một số lựa chọn để tìm ra cái nào phù hợp với bản thân nhất.
- Tập nói “không”
- Bảo vệ giấc ngủ của bạn
- Tập chăm sóc bản thân
- Tập thể dục thường xuyên
- Tập thiền
- Tập yoga
- Đọc sách
- Chợp mắt
- Nghe nhạc bạn thích
- Dành thời gian với bạn bè
Dù làm việc từ nhà có thể mang lại cảm giác tự do và linh hoạt, có những yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý. Bằng cách tập trung vào những gì bạn có thể làm để giảm bớt căng thẳng, bạn sẽ cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và sức khoẻ tổng thể của mình.
Nguồn: 8 Tips to Handle the Stress of Working From Home - Verywell Mind
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
Hình ảnh một số hoạt động của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
Khánh Linh dịch