Dù là bạn đã hẹn hò với ai đó được một thời gian, hay hiện đang sống với bạn đời hoặc đã kết hôn lâu năm, bạn có thể đang tìm cách để khiến mối quan hệ của mình tốt hơn.
Không giống như những câu chuyện về kỳ nghỉ lãng mạn hay những bộ phim hài tình cảm - nơi mà mọi cuộc xung đột đều được giải quyết; trên thực tế, việc duy trì các mối quan hệ bền vững cần sự nỗ lực. Nhưng đó cũng không phải điều gì quá khó khăn.
Cùng với việc phải gánh vác những trách nhiệm hàng ngày và sự căng thẳng, dễ hiểu tại sao việc giải quyết các vấn đề với nửa kia lại nằm ở cuối danh sách ưu tiên của bạn. Chỉ riêng việc bận rộn với tất cả các trách nhiệm trong cuộc sống từ công việc, con cái, hàng xóm, gia đình và bạn bè đến tài chính, nhiều người trong chúng ta đã hoàn toàn cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn, bạn sẽ thường tránh đối mặt với sự mệt mỏi của mối quan hệ hoặc sự thân thiết bị mai một.
Có một số phương pháp đã được khuyến khích để cải thiện mối quan hệ như lắng nghe nhau nhiều hơn, dành thời gian cho nhau, cải thiện chuyện chăn gối ... Mặc dù những gợi ý này đã được các chuyên gia về mối quan hệ chứng minh là hiệu quả, nhưng 7 cách bất ngờ sau đây có thể sẽ giúp bạn gắn kết và cải thiện mối quan hệ tốt hơn.
- Dành thời gian một mình
Nghe có vẻ đi ngược lại mục tiêu cải thiện mối quan hệ, nhưng bạn hãy tạm dừng thời gian ở bên cạnh nửa kia. Mọi người đều cần không gian và thời gian riêng chất lượng bên ngoài một mối quan hệ. Các chuyên gia tư vấn về tình yêu và hôn nhân đều đồng ý rằng hai bạn xứng đáng có một không gian riêng để hít thở.
Esther Perel, một nhà trị liệu và tác giả của loạt podcast nổi tiếng, đã ghi nhận trong cuốn sách của cô, “Mating in Captivity: Unlocking Erotic Intelligence”, về việc không gian quan trọng như thế nào trong các mối quan hệ. Theo Esther: “Khi sự gần gũi trở thành sự hợp nhất, nó dễ khiến ta gần gũi thái quá và làm giảm sự ham muốn. Nhu cầu của chúng ta về việc bên nhau tồn tại cùng với nhu cầu về sự tách biệt. Do đó, sự tách biệt là điều kiện tiên quyết để kết nối: đây là nghịch lý thiết yếu trong sự thân mật và tình dục.”
Mỗi cá nhân cần thời gian cho riêng mình để phát triển bản thân và duy trì sự độc lập trong giới hạn của một mối quan hệ. Khi các cá nhân thăng hoa, thì bản thân mối quan hệ cũng có lợi. Trên thực tế, đó là chìa khóa của những cuộc hôn nhân thành công.
Cho dù đó là thời gian một mình để đọc sách hay đi dạo trong công viên, hãy dành thời gian cho bản thân. Hoặc có thể bạn muốn tham gia một buổi tập luyện với một người bạn. Điều này đặc biệt quan trọng hiện nay, vì mọi người đang có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho nhau tại nhà do COVID-19.
Kết quả là bạn sẽ ít bị tác động bởi những thói quen khó chịu của nửa kia, nhận ra rằng bạn kiên nhẫn hơn và cảm thấy sảng khoái hơn. Người ấy cũng có thời gian để nhung nhớ bạn.
Các lợi ích khác: bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn cho chính mối quan hệ. Việc tạm xa cách nhau càng trở nên quen thuộc, càng có nhiều sự sự tò mò, nhiều cuộc trò chuyện thú vị hơn và sự tiến triển. Trên thực tế, dành thời gian xa nhau sẽ làm kích thích mối quan hệ phát triển hơn.
- Đi ngủ cùng lúc
Có lẽ bạn đã đọc được ở đâu đó rằng hầu hết người trưởng thành ở Mỹ không ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày. Nhưng bạn có biết rằng việc hai người đi ngủ vào những thời điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bạn và người ấy của bạn?
Để có một mối quan hệ lành mạnh hơn, hãy đi ngủ cùng một lúc. Có những người là cú đêm, có người lại thích dậy sớm, họ sống theo lịch trình khác nhau. Có người làm việc trên giường trong khi người kia xem Netflix trong một căn phòng khác. Dù trong tình huống nào, hãy chọn cùng một thời gian để nghỉ ngơi.
Theo Chris Brantner, một huấn luyện viên khoa học về giấc ngủ cho biết, 75% các cặp vợ chồng không đi ngủ cùng nhau, và điều này có tác động tiêu cực. Những người có thời gian ngủ không phù hợp cho biết họ có nhiều xung đột, ít trò chuyện và ít quan hệ hơn những người đi ngủ cùng nhau
Nghiên cứu cho thấy rằng các cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Một bài báo gần đây của Pew Research cho thấy rằng mọi người cảm thấy khó chịu khi bạn đời dành nhiều thời gian cho thiết bị điện tử.
51% những người đã kết hôn,đang sống chung hoặc trong một mối quan hệ gắn bó cho biết họ dễ bị phân tâm bởi điện thoại di động khi cố gắng trò chuyện cùng nhau. Ít nhất cứ 10 người thì có 4 người đôi khi bị làm phiền bởi tần suất sử dụng điện thoại di động của người kia.
- Trở nên dễ tổn thương
Meredith Resnick, LCSW, người sáng tạo của Shamerecovery.com, khuyên rằng: “Các cặp đôi có thể thấy điều đó thật ngạc nhiên, nhưng nếu mỗi người tò mò về điểm mù của chính mình, khám phá ra chúng, và sau đó đủ can đảm để chia sẻ lỗ hổng đó, điều đó có thể giúp tạo ra kết nối sâu sắc hơn. Một điểm mù không nhất thiết có nghĩa là lỗi lầm hay điểm yếu, mà là niềm tin sâu sắc về bản thân hoặc về cách một mối quan hệ được cho là sẽ diễn ra, hoặc cách thể hiện tình yêu. Điểm mù là khi nềm tin quá sâu sắc, chúng ta thậm chí không nhận ra mình có nó.”
Ví dụ về điểm mù trong các mối quan hệ là gì? Resnick cho rằng, “Ví dụ, một người có thể phát hiện ra rằng xu hướng quản lý chi li có thể liên quan đến nỗi sợ bị bỏ rơi của họ, dẫn đến việc kiểm soát lịch trình của người kia như một cách để không bao giờ cô đơn.”
Chia sẻ những điểm dễ tổn thương này với đối tác có thể là bước đầu tiên để thay đổi mô hình này. Đây phải là một quá trình yêu thương nhằm xây dựng lòng tin, chứ không phải là một quá trình gây ra sự xấu hổ.
- Tạo trải nghiệm mới lạ
Mặc dù việc ăn chiếc bánh pizza yêu thích của bạn vào mỗi tối thứ Bảy và kết hợp các thói quen trong cuộc sống sẽ củng cố các mối quan hệ, nhưng sự nhàm chán vẫn len lỏi đâu đó. Hãy chuẩn bị cho những đêm hẹn hò không thể đoán trước và những khoảnh khắc vui vẻ.
Theo chuyên gia về mối quan hệ, Giáo sư Terri Orbuch, việc tiếp tục duy trì sự tự nhiên trong nhiều năm ở một cuộc hôn nhân là điều quan trọng.
Cuốn sách gần đây nhất của cô, “5 bước đơn giản để đưa cuộc hôn nhân của bạn từ tốt đến tuyệt vời”, dựa trên nghiên cứu với 373 cặp vợ chồng đã kết hôn từ năm 1986 đến nay, chỉ ra rằng nhiều người vợ hoặc chồng cảm thấy như họ gắn bó hơn với nhau.
Nếu những cuộc hẹn hò mạo hiểm như leo núi hoặc cùng học một ngôn ngữ mới là khó nhằn, bạn có thể mua một trò chơi trong nhà hoặc làm điều gì đó bất ngờ không? Có thể, bạn hãy thử tìm những cách khác để mang lại hứng thú cho mối quan hệ của mình.
Các nhà tâm lý học nói rằng hãy tập trung vào những yếu tố sau:
- Sự mới lạ
- Đa dạng
- Sự ngạc nhiên
Trong một bài báo gần đây của Psychology Today về việc tiếp thêm sức sống cho các mối quan hệ lâu dài, tác giả gợi ý bạn nên thử các hoạt động mới hoặc cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ đầy thử thách. Các nghiên cứu cho thấy sau nhiều tuần hẹn hò thú vị, những người tham gia đã nhen nhóm tình yêu của họ và các cặp đôi cảm thấy gần gũi hơn.
5. Tạo bất ngờ bằng những điều nhỏ nhặt
Những cử chỉ nhỏ giữ ngọn lửa tình yêu và nhắc nhở nửa kia của bạn rằng bạn đang nghĩ về họ. Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường đối xử tốt với nhau. Nhờ vả hoặc tình nguyện giúp đỡ là một điểm cộng. Trên thực tế, những hành động tử tế và không tính toán trước có xu hướng thúc đẩy hạnh phúc.
Hãy tôn trọng ngôn ngữ tình yêu của bạn đời. Ví dụ, anh ấy ôm bạn vì anh ấy coi trọng sự đụng chạm cơ thể. Còn bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu anh ấy dọn dẹp phòng khách thay dính lấy bàn làm việc vì bạn coi trọng những hành động trách nhiệm và thời gian chất lượng bên nhau. Trong các mối quan hệ, hãy tìm hiểu cách thể hiện tình yêu của bạn và đối phương, và thực hiện những cách mà đối phương coi trọng.
Năm Ngôn ngữ Tình yêu được phát triển bởi Tiến sĩ Gary Chapman, một tác giả và cố vấn, mà bạn có thể tham khảo gồm:
- Sự xác nhận
- Thời gian chất lượng
- Tiếp xúc thể chất
- Hành động trách nhiệm
- Quà tặng
Các cách để gây ngạc nhiên cho đối tác của bạn
- Làm cho họ một tách cà phê tận giường
- Tình nguyện làm một trong những công việc nhà
- Gửi một tin nhắn yêu thương
- Ôm người yêu của bạn
- Gặp gỡ người yêu của bạn tại nơi làm việc
- Tặng socola cho họ
- Để nội y trên giường
- Giao tiếp mắt và tích cực lắng nghe
- Gói một món quà nhỏ
- Viết "I love you" bằng son môi trên gương phòng tắm
- Để lại một tờ giấy note dễ thương trên xe
6. Tranh luận đúng cách
Mặc dù không ai muốn tranh cãi với người mình yêu, nhưng thực tế thì việc có những bất đồng là lành mạnh. Điều quan trọng là cách bạn phản ứng và đáp trả một cách công bằng và mang tính xây dựng.
John Gottman, người đã dành bốn mươi năm làm nghiên cứu và là bác sĩ lâm sàng nghiên cứu hơn 3.000 cặp vợ chồng, cho rằng nên hình thành một phong cách tranh luận với nhiều sự yêu thương. Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm lúc đó là đảo mắt hoặc tỏ thái độ khinh thường. Vậy điều tốt nhất bạn nên làm khi tranh luận là gì?
Bắt đầu một cách mềm mỏng
Điểm nhấn là giọng điệu và ý định của bạn. Hãy nói năng nhẹ nhàng và lịch thiệp. Lịch sự trong suốt quá trình. Điều quan trọng là nói mà không đổ lỗi. Tránh nhận xét phòng thủ hoặc chỉ trích một chiều có thể khiến xung đột leo thang.
Cân nhắc những gì bạn nói
Đừng thốt ra mọi suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt là khi bạn thảo luận về các chủ đề nhạy cảm. Hãy nhớ rằng bạn yêu đối phương và duy trì sự tôn trọng đối với họ.
Đưa ra các nỗ lực sửa chữa
Nỗ lực sửa chữa lỗi lầm là một tuyên bố hoặc hành động nhằm chứng minh một lập luận. Điều này có thể được hiện thực bằng sự hài hước,hoặc đưa ra một nhận xét đồng cảm hoặc quan tâm như, "Điều này hẳn là khó khăn đối với anh / em.".
Bạn cũng có thể tìm thấy điểm chung như nói, "Chà, chúng ta có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả hai ta đều muốn điều giống nhau." Hoặc đưa ra các dấu hiệu bạn đánh giá cao người đó trong suốt cuộc trò chuyện.
Trong cuốn sách “Bảy nguyên tắc giúp hôn nhân thành công”, Gottman gọi những nỗ lực sửa chữa là vũ khí bí mật của những cặp vợ chồng thông minh về mặt cảm xúc. Nghiên cứu đột phá của ông cho thấy "sự thành công hay thất bại trong nỗ lực sửa chữa của một cặp vợ chồng là một trong những yếu tố chính quyết định cuộc hôn nhân có khả năng nảy nở hay lụi tàn."
Tập trung vào những điều tích cực
Cuộc hôn nhân lành mạnh và hạnh phúc thường mang đến một bầu không khí tích cực. Đối với một cuộc hôn nhân ổn định và hạnh phúc, cứ mỗi tương tác tiêu cực trong khi xung đột thì nên có từ năm tương tác tích cực trở lên.
Vì vậy, hãy cố gắng đưa ra những phát biểu tích cực nhiều gấp năm lần tiêu cực trong các cuộc thảo luận của bạn, bao gồm cả những tranh luận và bất đồng. Ví dụ, một cặp vợ chồng hạnh phúc sẽ nói "Chà, chúng tôi cười rất nhiều" thay vì "Chúng tôi không bao giờ có bất kỳ niềm vui nào."
7. Chia sẻ một câu chuyện yêu thương
Mặc dù nó có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng hồi tưởng có thể giúp thúc đẩy mối quan hệ của bạn. Các cuộc trò chuyện bắt đầu bằng “Nhớ hồi chúng ta…” và đi ngược dòng ký ức về buổi hẹn hò đầu tiên, ngôi nhà đầu tiên và những kỷ niệm vui, chúng sẽ đưa cả hai trở lại cảm xúc tốt đẹp. Bạn đời của bạn sẽ được nhắc nhở về lý do tại sao họ đã yêu bạn ngay từ đầu.
Lời kết
Vì mức độ căng thẳng cao có thể dẫn đến mất kết nối, chúng ta có xu hướng tập trung vào những câu chuyện tiêu cực và những gì đối tác của bạn không làm. Nếu bạn cảm thấy không được đánh giá cao, hãy đánh giá cao những người khác trước. Rèn luyện lại sự chú ý của bạn về sự kết nối và những câu chuyện tích cực.
Những kỹ thuật đáng ngạc nhiên trên đây có thể giúp bạn cải thiện mối quan hệ của mình. Một nghiên cứu cho thấy không phải tính cách hay sự tương thích mới giúp các cặp đôi ở bên nhau. Đó là cách một cặp vợ chồng tương tác — cách họ nói chuyện với nhau, cách họ hòa hợp với nhau — và nếu họ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ cùng nhau sẽ tạo ra mối quan hệ thành công.
Nguồn: 7 Surprising Ways To Make Your Relationship Better
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
Hình ảnh một số hoạt động của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: