I. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
Khóa học được xây dựng nhằm đào tạo người học các kiến thức và kỹ năng tham vấn tâm lý, bao gồm: giới thiệu chung các yêu cầu/các vấn đề của một ca tham vấn chuyên nghiệp để xác định tầm quan trọng của các kỹ năng tham vấn. Qua đó, khóa học sẽ hướng dẫn thực hành sử dụng các kỹ năng tham vấn một cách chuyên nghiệp.
Sau khóa học, học viên sẽ phát triển năng lực thực hành trò chuyện với khách hàng, có khả năng tổ chức và thực hiện các ca tham vấn tâm lý theo quy trình khoa học và hiệu quả.
Chuẩn đầu ra
Diễn đạt được (nắm được) các kiến thức nền tảng và các cách tiếp cận một ca tham vấn tâm lý; hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa và nhiệm vụ của một nhà tham vấn tâm lý trong làm việc với khách hàng có vấn đề về sức khoẻ tâm thần;
Nắm vững các các kỹ năng trò chuyện trong thực hành khai thác thông tin để xác định vấn đề của khách hàng;
Nắm được quy trình thực hiện một ca tham vấn tâm lý và cách viết phúc trình ca để có thể tự giám sát việc thực hiện các kỹ năng trong một ca tham vấn cụ thể.
Tiêu chí dành cho người ứng tuyển
Người có trình độ chuyên môn cơ bản về tâm lý và tâm thần, như: sinh viên ngành Tâm lý học, Công tác xã hội, người đang thực hành tham vấn tâm lý trong cộng đồng, trường học hay trong bệnh viên, hoặc làm việc trong các lĩnh vực liên quan liên quan đến con người.
II. GIẢNG VIÊN
GS.TS. Trần Thị Minh Đức
Nguyên chủ nhiệm bộ môn Tâm lý học Tham vấn, Khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. Phó chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam.
Đã và đang giảng dạy các học phần thực hành trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học trường học và Công tác xã hội (tại các trường đại học): Tham vấn và trị liệu tâm lý, Đạo đức nghề tham vấn, Kỹ năng tham vấn, Giám sát lâm sàng, Tham vấn nhóm.
Đã và đang dạy thực hành cho các Tổ chức về: Tham vấn cá nhân; Tham vấn nhóm; Tham vấn sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn các công cụ làm việc với trẻ em; Hướng dẫn các công cụ làm việc với trẻ em bị xâm hại tình dục; Xác định vấn đề của thân chủ; Đào tạo giám sát và không loại trừ.
Là nhà giám sát chuyên môn độc lập cho các tham vấn viên Tổng đài điện thoại Quốc gia 111; đào tạo thực hành và giám sát chuyên môn cho các nhà tâm lý trẻ chuẩn bị và đang làm nghề.
Tác giả cuốn giáo trình Tham vấn Tâm lý – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều công trình khoa học khác liên quan tới tham vấn Tâm lý.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Thông tin chung
Khai giảng: 19h30 ngày 09/08/2022
Thời lượng bồi dưỡng:
Từ 09/08 đến 11/10/2022
02 buổi đào tạo/tuần, 02 giờ/buổi, từ 19h30 – 21h30
Tổng thời lượng: 16 buổi (32 giờ, gồm 24 giờ lý thuyết, 08 giờ thực hành)
Hình thức: đào tạo trực tuyến qua nền tảng Zoom
2. Nội dung dự kiến
Học phần 1. Giới thiệu chung về kỹ năng trò chuyện nâng đỡ khách hàng
Thời gian: 19h30 – 21h30, 2 buổi/tuần vào các ngày: 09/08/2022; 11/08/2022; 16/08/2022; 18/08/2022
Học phần 2. Các kỹ năng tham vấn
Thời gian: 19h30 – 21h30, 2 buổi/tuần vào các ngày: 23/08/2022; 25/08/2022; 30/08/2022; 01/09/20220
Học phần 3. Phân tích lỗi ca và viết phúc trình ca
Thời gian: 19h30 – 21h30, 2 buổi/tuần vào các ngày: 06/09/2022; 08/09/2022; 13/09/2022; 15/09/2022
Học phần 4. Thực hành kỹ năng tham vấn
Thời gian: 19h30 – 21h30, 1 buổi/tuần vào các ngày: 20/09/2022; 27/09/2022; 04/10/2022; 11/10/2022
IV. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
Để được cấp chứng nhận tham gia khoá đào tạo, học viên cần đạt đủ các yêu cầu như sau:
Học viên cần tham gia tối thiểu 70% thời lượng khoá học
Học viên cần có ít nhất một báo cáo ca thực hành gửi tới tệp (folder) chung của lớp.
V. ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Quý học viên vui lòng đăng ký khóa học TẠI ĐÂY.
Mọi thắc mắc về khóa học, vui lòng liên hệ 0912.012.684 để được tư vấn tốt nhất.
Viện Tâm lý Việt - Pháp kính mời các học viên tham gia chương trình đào tạo.