I. GIỚI THIỆU
Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) là gì? Tại sao phương pháp trị liệu này được các nghiên cứu công nhận và khuyến khích sử dụng cho Trầm cảm và Rối loạn Lo âu? Làm thế nào để bạn có thể tích hợp nó vào tiến trình trị liệu một cách hiệu quả?
Khóa học LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI (CBT) TRONG TRỊ LIỆU TRẦM CẢM VÀ LO ÂU do Viện Tâm lý Việt – Pháp tổ chức là một khóa học mang tính ứng dụng cao, giúp học viên có những kiến thức nền tảng CBT – một liệu pháp mang tính khoa học và được sử dụng phổ biến trong quá trình cải thiện một số vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Khóa học được thiết kế nhằm trang bị các lý thuyết về CBT và hướng dẫn các kỹ thuật chính của CBT như Tái cấu trúc nhận thức, Kích hoạt hành vi và Phơi nhiễm trong việc trị liệu các vấn đề Trầm cảm và Lo âu. Trong mỗi học phần lý thuyết, giảng viên sẽ hướng dẫn cách áp dụng qua các ca lâm sàng thực tế để học viên có thể nắm được các kỹ năng ứng dụng CBT trong thực hành lâm sàng. Sau khóa học, học viên sẽ được trang bị những kiến thức về Trầm cảm, Lo âu và CBT cũng như được phát triển năng lực thực hành các kỹ thuật của CBT trong quá trình trị liệu cho thân chủ.
Sau khi hoàn thành khóa học và đáp ứng đủ điều kiện đánh giá cuối khóa, người học sẽ được nhận Chứng nhận từ Viện Tâm lý Việt - Pháp.
II. MỤC TIÊU
Khóa học được xây dựng với mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT), cho phép học viên hoàn thiện các lý thuyết về liệu pháp này và ứng dụng trong tiến trình trị liệu vấn đề Trầm cảm và Lo âu.
Sau khóa học, học viên sẽ:
Nắm vững lý thuyết nền tảng của CBT
Nâng cao hiểu biết về vấn đề Trầm cảm và Rối loạn Lo âu: các dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán phân biệt
Xác định cách phân tích các triệu chứng và vấn đề khó khăn theo mô hình CBT
Mô tả được các kiểu suy nghĩ và dạng hành vi cụ thể có thể duy trì triệu chứng Trầm cảm và Lo âu bằng các kỹ thuật CBT
Nắm được các kỹ thuật can thiệp quan trọng và tiêu biểu nhất của CBT khi ứng dụng trị liệu cho người có Trầm cảm và Lo âu
Có nền tảng để tiếp tục theo học các chương trình đào tạo CBT cho các vấn đề tâm bệnh khác
III. ĐỐI TƯỢNG
Đây là khóa học dành cho những người có trình độ chuyên môn cơ bản về tâm lý – tâm thần. Một số đối tượng tuyển sinh gồm có:
Chuyên viên tâm lý, nhà tâm lý học đường, bác sĩ tâm thần
Sinh viên năm 3 – 4, học viên cao học chuyên ngành Tâm lý, Tâm thần, CTXH • Giảng viên chuyên ngành Tâm lý, Tâm thần
Nhân viên CTXH
Nhân viên tổ chức xã hội làm việc với đối tượng dễ bị tổn thương tâm lý
IV. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 35 học viên/ khóa học
V. THÔNG TIN CHI TIẾT KHÓA HỌC
1. Thời gian và hình thức dự kiến
Thời gian: 5 ngày, các buổi học sẽ được diễn ra từ 14h00 – 17h00 và 19h00 – 21h00
Ngày 1: Ngày 18/06/2022
Ngày 2: Ngày 07/07/2022
Ngày 3: Ngày 08/07/2022
Ngày 4: Ngày 21/07/2022
Ngày 5: Ngày 28/07/2022
Hình thức tổ chức: Online qua Zoom
Ngôn ngữ: Tiếng Pháp (có phiên dịch Tiếng Việt).
Học viên sẽ được nhận tài liệu chất lượng bao gồm các slides và biểu mẫu để chuẩn bị học tập trước mỗi buổi học.
2. Đánh giá và cấp chứng nhận sau khóa học
Để được cấp chứng nhận sau khóa học, học viên cần đáp ứng 02 điều kiện:
• Tham gia ít nhất 4 trên 5 ngày học.
• Đạt mức trên trung bình với bài kiểm tra trắc nghiệm online cuối khóa về các kiến thức và kỹ năng được dạy trong các buổi học.
VI. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
GS. Abdel H. Boudoukha

Thầy Abdel là Giáo sư tại Khoa Tâm lý học Lâm sàng và Tâm bệnh, Đại học Nantes. GS là một nhà tâm lý lâm sàng, nhà giám sát cho các Luận án Tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Tâm lý học Pays de la Loire. Thầy cũng là Đại diện tại Pháp cho Hiệp hội Trị liệu Nhận thức và Hành vi Châu Âu (EABCT).
Nghiên cứu của GS tập trung vào ứng dụng liệu pháp CBT, ảnh hưởng của một số sự kiện và trải nghiệm nhất định (căng thẳng, sang chấn) tới việc phát triển các chứng rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo âu, sang chấn, nghiện rượu, rối loạn ăn uống, v.v.).
GS có hơn 40 bài báo khoa học về Tâm lý học và Tâm lý học lâm sàng, một số chủ đề bao gồm: kiệt sức, căng thẳng hậu sang chấn, kiệt sức và sang chấn tâm lý. Đồng thời, thầy cũng xuất bản nhiều cuốn sách như “22 khái niệm chính về tâm lý học và tâm lý học” (Dunod, 2014), “Thử nghiệm CBT” (DeBoek, 2021).
Tìm hiểu thêm về GS. Abdel. H. BOUDOUKHA tại: https://www.univ-nantes.fr/abdel-halim boudoukha
TS. Thomas Langlois

Thầy Thomas là Tiến sĩ chuyên ngành Tâm thần học tốt nghiệp Khoa Tâm lý, Đại học Toulouse Jean-Jaurès và nhận bằng tốt nghiệp về Liệu pháp Hành vi và Nhận thức tại Khoa Y, Đại học Paul Sabatier. Hiện nay, thầy đang công tác tại Trung tâm Trị liệu Nhận thức và Hành vi.
TS có kinh nghiệm làm việc tại Khoa Tâm thần học người lớn và Trung tâm Tâm lý, Bệnh viện Fonction Publique trong vai trò Chuyên viên tâm lý. Thầy cũng là Giảng viên tại Khoa Y, Đại học Paul Sabatier; Khoa Tâm lý, Đại học Toulouse Jean-Jaurès và Viện Đào tạo Điều dưỡng, giảng dạy cho các sinh viên, học viên cao học về các môn như “Tâm bệnh và liệu pháp tâm lý”, “Liệu pháp Nhận thức và Hành vi”, “Tâm lý học thần kinh”, “Phục hồi Tâm lý Xã hội trong Tâm thần học”.
TS là Thành viên hội đồng khoa học của Liên đoàn Nghiên cứu về Tâm thần học (Fédération de Recherche en Psychiatrie Occitanie - FERREPSY), thành viên ủy ban khoa học của Trường Đại học. Đồng thời, thầy cũng đảm nhận vai trò giám sát (được chứng nhận bởi Hiệp hội Quốc gia Pháp về CBT – AFTCC) cho các nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần.
TS. Frédéric Chapelle

Thầy Frédéric là Bác sĩ Y khoa chuyên ngành tâm thần, Tiến sĩ Tâm thần học danh dự tại Đại học Toulouse II. Thầy là Giảng viên tại các khoa khác nhau thuộc Đại học Lille II, Đại học Toulouse II và III, Đại học Paris VII và Đại học Chambéry, giảng dạy các bộ môn về Tâm thần học, Tâm lý và Y học, Quản lý khoa học và giáo dục.
Được đào tạo về các hình thức trị liệu tâm lý khác nhau trong suốt sự nghiệp chuyên môn của mình, TS đã có nhiều nghiên cứu về liệu pháp CBT và từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia Pháp về CBT (AFTCC) trong 4 năm (2007 – 2011). TS đồng thời là nhà quản lý bộ phận khoa học và chuyên môn cho APPSY – ứng dụng khoa học cho các nhà trị liệu tâm lý và bệnh nhân nhằm sử dụng các công cụ CBT một cách tốt nhất.
TS đã xuất bản các sách về chủ đề căng thẳng, giấc ngủ, lo âu và các giai đoạn, rối loạn ám ảnh và rối loạn cưỡng chế. Đặc biệt thầy tham gia biên soạn nhiều cuốn sách về CBT như “Những lưu ý về CBT” (Aide-mémoire des TCC) xuất bản năm 2011, tái bản vào năm 2014 và 2018, NXB Dunod, bao gồm các cách tiếp cận chính trong CBT và cách triển khai chúng trên các vấn đề tâm bệnh. Cuốn “Liệu pháp hành vi và nhận thức: cơ sở lý thuyết và ứng dụng lâm sàng” (Dunod, 2016) của thầy cũng được sinh viên sử dụng để theo đuổi và phát triển liệu pháp này trong việc thực hành.
VII. ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Để đăng ký nhận tư vấn chi tiết về khóa học, vui lòng điền thông tin TẠI ĐÂY.
Viện Tâm lý Việt - Pháp kính mời các nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ, học viên cao học và sinh viên tham dự chương trình đào tạo.