Phản Ứng Luồn Cúi (Fawn) Trong Sang Chấn Tâm Lý

Ở bài về ba phản ứng căng thẳng khi đối mặt với mối đe dọa, bạn có thể đã được nghe về phản ứng (hoặc tạm gọi là hành vi) luồn cúi (fawn) thường xảy ra trong sang chấn tâm lý, đặc biệt với các trường hợp chịu hoàn cảnh ngược đãi, hoặc bị gia đình ngược đãi. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu phản ứng luồn cúi (fawn) là gì và ảnh hưởng của nó đối với tâm lý và thể chất của chúng ta. 

Phản Ứng Fawn Là Gì?

Hành vi luồn cúi (Fawn) đề cập đến việc sẵn sàng từ bỏ nhu cầu của bản thân để phục vụ người khác để tránh các xung đột, chỉ trích hoặc sự phản đối. Nó còn được gọi là hành vi “làm vui lòng và xoa dịu” và có liên quan đến việc làm hài lòng người khác cũng như có người có phản ứng này thường phụ thuộc vào mọi người.

“Những người có hành vi luồn cúi tìm kiếm sự an toàn bằng cách hòa nhập với mong muốn, nhu cầu và đòi hỏi của người khác. Họ hành động như thể họ tin tưởng một cách vô thức rằng cái giá của việc duy trì bất kỳ mối quan hệ nào là bị tước bỏ mọi nhu cầu, quyền lợi, sở thích và ranh giới của họ, ” Pete Walker viết - nhà trị liệu tâm lý, MA, về lĩnh vực hôn nhân gia đình, người được cho là đã đặt ra thuật ngữ fawn, trong cuốn sách “Complex PTSD: From Surviving to Thriving.”

Nghiên cứu từ năm 2020 cho thấy sang chấn có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm tính cách như cảm thấy dễ chịu, là người dễ xúc động và các rối loạn thần kinh mà ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp xúc với người khác cũng như các mối quan hệ của chúng ta.

Các Dấu Hiệu Của Phản Ứng Fawn

Bạn đã thực sự hiểu về phản ứng luồn cúi? Dưới đây là một số ví dụ: 

  • "Tôi hy vọng rằng với những gì tôi thể hiện sự quan tâm của mình đến họ, họ có thể quan tâm đến tôi."

  • "Tôi chưa bao giờ thể hiện cảm xúc thật của mình vì sợ bị họ ghét."

  • “Tôi luôn cố gắng kìm nén cảm xúc của mình: và thực sự không biết khi nào thì chúng bùng nổ.” 

  • "Tôi đã phải thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng của họ."

Có thể các ví dụ này chưa rõ ràng về dấu hiệu của phản ứng fawn. Bạn có thể liên hệ với các dấu hiệu được đưa ra dưới đây. 

  • Bạn nhìn người khác để xác định bạn nên cảm thấy thế nào trong một mối quan hệ hoặc một tình huống

  • Rất khó để xác định cảm xúc của bạn, ngay cả khi bạn ở một mình

  • Bạn thường cảm thấy như bạn không có nét riêng biệt

  • Bạn không ngừng cố gắng để làm hài lòng những người trong cuộc sống của bạn

  • Khi có dấu hiệu xung đột đầu tiên, bản năng đầu tiên của bạn là xoa dịu người đang tức giận

  • Bạn bỏ qua niềm tin, suy nghĩ và sự thật của chính mình và chấp nhận những điều đó của những người xung quanh bạn

  • Bạn có thể trải qua những phản ứng cảm xúc bất thường khi các vấn đề không liên quan đến những người quan trọng trong cuộc sống của bạn. Điều này có thể bao gồm cảm xúc bộc phát trước người lạ hoặc buồn bã đột ngột suốt cả ngày.

  • Nói không với những người xung quanh bạn là một thách thức.

  • Đôi khi bạn bị quá tải và điều này tiếp tục được nhân lên nếu bạn được yêu cầu nhiều hơn.

  • Bạn thiếu ranh giới và thường bị lợi dụng trong các mối quan hệ

  • Bạn không thoải mái hoặc bị đe dọa khi được yêu cầu đưa ra ý kiến

Vì Sao Chúng Ta Có Phản Ứng Luồn Cúi?

Nghiên cứu 2020 nói trên, được công bố trên Tạp chí Journal of Personality and Individual Differences, cũng tìm thấy mối quan hệ giữa chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và cách một người xử lý căng thẳng.

Trong bối cảnh mối quan hệ có thể bị rối loạn, chức năng trong mối quan hệ với vợ/chồng hoặc cha mẹ, nỗ lực quản lý căng thẳng, ở mức cơ bản, có thể dẫn đến việc điều chỉnh tính cách của bạn để phục vụ cho người thân yêu của bạn, và bạn thường phải trả giá bằng chính bạn.

Sang chấn tâm lý thường là gốc rễ của phản ứng luồn cúi. Nghiên cứu từ năm 1999 cho thấy sự phụ thuộc vào người khác có thể phát triển khi một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường dựa trên sự xấu hổ và khi chúng phải đảm nhận một số vai trò của cha mẹ như là sự nuôi dạy con cái.

Phân tích trường hợp này, có thể thấy những đứa trẻ có chấn thương tâm lý tuổi thơ có phản ứng luồn cúi thường: 

  • theo đuổi một nghề nghiệp nhất định chủ yếu để làm vui lòng cha mẹ

  • không nói về sở thích của chúng

  • bỏ lỡ công việc để có thể chăm sóc người khác

  • khen ngợi kẻ bạo hành để xoa dịu họ, mặc dù chính mình là người phải chịu đựng

Điều quan trọng là không nên nhầm lẫn phản ứng luồn cúi với việc thể hiện lòng vị tha, nhân hậu hay từ bi. Hành vi luồn cúi rất phức tạp và liên quan đến sang chấn tâm lý. Nó còn có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm giới tính, tình dục, văn hóa và chủng tộc.

Loại Sang Chấn Nào Gây Ra Phản Ứng Fawn

Phản ứng luồn cúi thường liên quan nhiều hơn đến chấn thương thời thơ ấu và các sang chấn phức tạp - các loại sang chấn phát sinh từ các sự kiện lặp lại, chẳng hạn như bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi thời thơ ấu so với các sang chấn có tính đơn lẻ như tai nạn.

Phản ứng luồn cúi có liên quan đặc biệt đến sang chấn trong mối quan hệ (Relational Trauma) hoặc chấn thương tâm lý xảy ra trong bối cảnh của một mối quan hệ, chẳng hạn như mối quan hệ của bạn với cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Làm Thế Nào Để Hồi Phục Từ Sang Chấn Tâm Lý Với Phản Ứng Fawn?

Nhận Thức Hành Động Của Bản Thân

Để ý các cách mà bạn phản ứng với người khác là một bước ngoặt giúp bạn vượt qua sự luồn cúi. Khi bạn nghi ngờ mình đang luồn cúi, hãy thử tự hỏi bản thân:

  • Tôi đang nói/thực hiện điều này để làm hài lòng người khác? Và tôi có đang trả giá bằng chính bản thân mình? 

  • Hành động của tôi hiện tại có phù hợp với giá trị cá nhân của tôi không?

  • Tôi có đang thực hiện các hành động vì lợi ích của người khác?

Khi bạn nhận thấy rằng bạn đang rơi vào mẫu người làm hài lòng mọi người, hãy thử thúc nhẹ bản thân để suy nghĩ về những lời nói/hành động mà bạn thực sự muốn.

Xác Định Các Trải Nghiệm Của Bản Thân 

Những người trải qua phản ứng luồn cúi có thể đã lớn lên trong khi cảm xúc của họ không được ghi nhận bởi chính những người chăm sóc họ. Để đảo ngược trải nghiệm này và lập trình lại suy nghĩ của mình, hãy tìm cách xác định những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân. 

Ví dụ, hãy thử nói với bản thân:

  • “Bất chấp những lời chỉ trích gay gắt của chính mình, tôi biết mình đang làm công việc có giá trị.”

  • “Tôi sẽ kiên nhẫn với bản thân khi tôi đang dần được chữa lành.”

  • “Những gì đã xảy ra với tôi thực sự khó khăn. Tôi thừa nhận những thách thức mà tôi phải đối mặt ”.

  • “Tôi trở nên dũng cảm bằng cách thử một cái gì đó mới.”

Hãy Xây Dựng Những Mối Quan Hệ Lành Mạnh

Nếu bạn phục vụ nhu cầu của người khác, nhu cầu của chính bạn có thể không được đáp ứng. Việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, thỏa mãn đôi bên có thể mất nhiều thời gian nhưng nó mang lại lợi ích lâu dài. Các lợi ích từ những mối quan hệ này sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng và tạo điều kiện chữa lành khỏi các tình trạng như PTSD. (theo một bài báo nghiên cứu năm 2008)

Thể hiện khác biệt trong các mối quan hệ như tạo ra các ranh giới hoặc hạn chế tiếp xúc với những người không đáp ứng nhu cầu của bạn là những điều mà bạn nên làm. 

Xem Trọng Bản Thân

Những người luôn cố gắng làm hài lòng người khác có thể đang tìm kiếm việc được người khác coi trọng. Tuy nhiên, việc xem trọng bản thân cũng là một phần không kém trong việc nhận được sự tôn trọng từ người khác.  Một số cách để làm điều đó có thể bao gồm:

  • Theo đuổi mục tiêu và ước mơ cá nhân của bạn

  • Tham gia vào những sở thích khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, ngay cả khi chúng không phải là những thứ bạn bè hoặc nửa kia của bạn thích

  • Chấp nhận rằng không phải ai cũng sẽ thích, quý, mến bạn

  • Lập danh sách những đặc điểm tích cực của bạn mà không gắn với bất cứ ai. 

Kết Lại

Nhận diện được phản ứng luồn cúi (fawn) rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức để thoát khỏi các sang chấn tâm lý. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thoát khỏi sự luồn cúi, hãy tìm đến các chuyên gia, nhà trị liệu tâm lý để có được những hỗ trợ tốt nhất. 

Nguồn: 

  1. Dr. Arielle Schwartz - The Fawn Response in Complex PTSD 

  2. PsychCentral - The Fawn Response: How Trauma Can Lead to People-Pleasing

  3. PsychologyToday - Understanding Fight, Flight, Freeze and the Fawn Response

  4. Healthline - 7 Subtle Signs Your Trauma Response Is People-Pleasing

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/