TRẦM CẢM VÀ CÁC NGÀY LỄ - LÀM SAO ĐỂ ỨNG PHÓ?


Căng thẳng và trầm cảm có thể phá hỏng ngày lễ và làm tổn hại sức khỏe của bạn. Trên thực tế, dự phòng trước và tìm kiếm sự hỗ trợ có thể giúp bạn tránh những điều này.

Chỉ còn vài ngày nữa là sẽ đến lễ Trung thu, nhưng với một số người, những ngày lễ thường mang đến những vị khách không mời - căng thẳng và trầm cảm - do một loạt các nhu cầu chóng mặt như là nấu ăn, mua sắm, hay dọn dẹp. Và khi COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng, bạn sẽ càng căng thẳng và lo lắng về sức khỏe của mình và những người thân yêu. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn bã vì kế hoạch ngày nghỉ lễ của bạn sẽ khác trong đại dịch.
Nhưng với một số mẹo thiết thực, bạn có thể giảm thiểu căng thẳng trong những ngày lễ và tận hưởng chúng nhiều hơn.

Mẹo ngăn ngừa căng thẳng và trầm cảm trong ngày lễ

Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, thật khó để dừng lại. Hãy cố gắng hạn chế căng thẳng và triệu chứng trầm cảm ngay từ đầu, đặc biệt nếu những ngày nghỉ lễ đã từng ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn trước đây.

1. Thừa nhận cảm xúc của bạn. Nếu người thân của bạn gần đây đã qua đời hoặc bạn không thể ở bên cạnh những người thân yêu, hãy biết rằng cảm xúc đau buồn là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dành thời gian để khóc hay giải tỏa cảm xúc của mình. Bạn không cần ép bản thân vui vẻ chỉ vì đang là ngày lễ.

2. Kết nối. Nếu bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, hãy tìm đến cộng đồng, nhóm tôn giáo hay các sự kiện xã hội khác. Nhiều người có trang web, nhóm hỗ trợ online, trang truyền thông xã hội hay sự kiện trực tuyến, có thể cung cấp sự hỗ trợ và đồng hành cho bạn.

Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng trong ngày lễ, việc trò chuyện với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình về mối bận tâm của bạn cũng có thể hữu ích. Hãy thử nhắn tin, gọi điện hoặc trò chuyện video.
Tham gia tình nguyện hoặc làm điều gì đó để giúp đỡ người khác cũng là một cách hiệu quả để nâng cao tinh thần của bạn và làm quen thêm nhiều bạn bè mới.

3. Hãy thực tế. Những ngày lễ không cần phải hoàn hảo hoặc giống như mọi năm. Khi các gia đình thay đổi, các truyền thống và nghi lễ cũng thường thay đổi theo. Chọn giữ một vài điều và sẵn sàng tạo ra những điều mới. Ví dụ, nếu bạn không thể trở về nhà để gặp ba mẹ, hãy tìm những cách mới để ăn mừng cùng nhau, chẳng hạn như chia sẻ hình ảnh hoặc gọi video. Hoặc gặp gỡ bạn bè qua một cuộc gọi điện video. Mặc dù kế hoạch ngày lễ của bạn có thể khác trong năm nay, nhưng bạn vẫn có thể tìm cách để ăn mừng nó.

4. Gạt sự khác biệt sang một bên. Hãy cố gắng chấp nhận các thành viên gia đình và bạn bè như chính con người họ, ngay cả khi họ không đáp ứng được tất cả kỳ vọng của bạn. Tạm gác những bất bình cho đến thời điểm thích hợp hơn để thảo luận. Và hãy cảm thông nếu người khác buồn bực hoặc đau khổ khi có điều tồi tệ xảy ra. Rất có thể họ cũng đang chịu ảnh hưởng bởi sự căng thẳng và lo lắng trong ngày lễ.

5. Chi tiêu hợp lý. Trước khi mua quà và thực phẩm, hãy quyết định xem bạn có thể chi bao nhiêu tiền. Sau đó, hãy chi tiêu hợp lý. Đừng cố mua hạnh phúc bằng một núi quà.

Hãy thử các lựa chọn sau:

- Đóng góp cho tổ chức từ thiện.
- Tặng quà tự làm.
- Trao đổi quà tặng với các thành viên trong gia đình.

6. Lên kế hoạch trước. Hãy dành ra những ngày cụ thể để mua sắm, làm bánh, kết nối với bạn bè và các hoạt động khác. Cân nhắc xem bạn có thể mua sắm online mặt hàng nào. Suy nghĩ về thực đơn và sau đó lập danh sách mua sắm. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn việc phải mua vào phút cuối các nguyên liệu bị quên. Và hãy nhắc nhở những người trong gia đình cùng giúp đỡ chuẩn bị và dọn dẹp bữa ăn.

7. Học cách nói không. Nói có khi bạn nên nói không có thể khiến bạn cảm thấy bực bội và choáng ngợp. Bạn bè và đồng nghiệp sẽ hiểu nếu bạn không thể tham gia vào mọi dự án hay hoạt động. Nếu không thể từ chối khi sếp yêu cầu bạn làm thêm giờ, hãy cố gắng loại bỏ những thứ khác khỏi lịch làm việc của bạn để bù đắp cho khoảng thời gian bị mất.

8. Đừng bỏ quên những thói quen lành mạnh. Đừng để ngày lễ trở thành một ngày hoàn toàn được được buông thả. Điều này chỉ làm bạn thêm căng thẳng và cảm giác tội lỗi.

Hãy thử những điều sau:

- Ăn nhẹ trước bữa ăn trong ngày lễ để bạn không ăn quá nhiều đồ ngọt, hay đồ uống.
- Ăn các bữa ăn lành mạnh.
- Ngủ đủ giấc.
- Bao gồm hoạt động thể chất thường xuyên trong thói quen hàng ngày của bạn.
- Thử các bài tập hít thở sâu, thiền hoặc yoga.
- Tránh sử dụng quá nhiều thuốc lá, rượu và chất kích thích.
- Hãy nhận thức về cách văn hóa thông tin có thể tạo ra căng thẳng quá mức và điều chỉnh thời gian bạn dành để đọc tin tức và mạng xã hội một cách phù hợp.

9. Hãy xả hơi. Dành thời gian cho bản thân. Tìm một hoạt động mà bạn yêu thích. Nghỉ ngơi một mình. Dành 15 phút cho riêng bạn và không bị phân tâm sẽ giúp bạn có đủ sảng khoái để giải quyết mọi việc cần làm. Hãy tìm điều gì đó giúp giảm căng thẳng bằng cách giải tỏa tâm trí, làm chậm nhịp thở và tìm lại sự bình tĩnh trong nội tâm.

Một số lựa chọn bao gồm:

- Đi dạo vào ban đêm và ngắm sao
- Nghe nhạc nhẹ nhàng
- Đọc sách

10. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn cần. Bất chấp những nỗ lực hết mình, bạn vẫn có thể cảm thấy buồn bã hoặc lo lắng, bị quấy rầy bởi những lời phàn nàn, mất ngủ, cáu kỉnh và tuyệt vọng, và không thể hoàn thành những công việc thường ngày. Nếu những cảm giác này kéo dài một thời gian, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Kiểm soát trầm cảm trong ngày lễ

Đừng để những ngày lễ trở thành điều gì đó khiến bạn sợ hãi. Thay vào đó, hãy thực hiện các bước để hạn chế căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm trong những ngày này. Học cách nhận biết các yếu tố gây căng thẳng trong ngày lễ, chẳng hạn như áp lực tài chính hoặc nhu cầu cá nhân, để bạn có thể chống lại chúng trước khi chúng dẫn đến sự sụp đổ tinh thần. Với một chút kế hoạch và suy nghĩ tích cực, bạn có thể tìm thấy sự bình yên và niềm vui trong những kỳ nghỉ lễ.

Nguồn: Stress, depression and the holidays: Tips for coping - Mayo Clinic

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/