Cảm giác tội lỗi là cảm giác liên quan đến nỗi đau mà bạn đã gây ra cho ai đó hoặc khi bạn vi phạm quy tắc đạo đức của chính bản thân. Đây được coi là hai trong số những lý do cốt lõi khiến bạn có thể cảm thấy tội lỗi.
Cho dù bạn làm gãy cây bút yêu thích của bạn cùng lớp, hay quên một ngày kỷ niệm quan trọng, hoặc thậm chí là dùng thủ đoạn bẩn thỉu để được thăng chức, thì cảm giác làm điều sai trái cũng mang tới những cảm giác tội lỗi.
Nói cách khác, cảm giác tội lỗi là phản ứng cảm xúc đi kèm với cảm giác phải chịu trách nhiệm về một kết quả tiêu cực.
Sai lầm là một phần của cuộc sống và việc cảm thấy tội lỗi khi các quyết định hoặc hành động của bạn gây ra hậu quả tiêu cực là điều rất bình thường. Trên thực tế, cảm giác tội lỗi có thể là một công cụ học hỏi hiệu quả để phát triển cá nhân. Nhưng cảm giác tội lỗi cũng có thể liên quan đến các sự kiện mà bạn không kiểm soát được hoặc có thể gắn với những ý định xấu của bạn.
Vậy tội lỗi là gì?
Giải Thích
Cảm giác tội lỗi là cảm giác tự ý thức và trải qua cảm giác đau khổ về trách nhiệm tiềm ẩn của bạn đối với một kết quả tiêu cực.
Giống như tất cả những cảm xúc mà bạn tự ý thức, cảm giác tội lỗi bắt nguồn từ quá trình tự đánh giá (self-evaluation) và xem xét nội tâm (introspection, hay còn gọi là nội quan). Nó có thể liên quan đến nhận thức của bạn về cách người khác đánh giá bạn.
Nhà phân tâm học Sigmund Freud ban đầu đề xuất rằng con người lần đầu tiên cảm thấy tội lỗi vì sợ hãi sự trừng phạt của cha mẹ. Các mô hình tâm lý khác của khái niệm này gợi ý rằng cảm giác tội lỗi xuất phát từ ý thức cá nhân về tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với người khác, và đó là kết quả của việc cảm thấy phải chịu trách nhiệm về việc làm tổn hại đến thứ mà bạn coi trọng hoặc có giá trị.
Phân Loại
Nhiều mô hình tâm lý về khái niệm tội lỗi đã tồn tại, và mỗi loại có thuật ngữ khác nhau dù có các khái niệm tương tự.
Một số nghiên cứu đã xác định hai hình thức tội lỗi chính:
Deontological: Cảm giác tội lỗi do vi phạm các giá trị hoặc đạo đức cá nhân.
Altruistic: Cảm giác tội lỗi khi gây hại cho người khác.
Dạng tội lỗi thứ ba, tội lỗi hiện sinh (existential guilt), cũng thường xuyên được đề cập và định nghĩa là cảm giác tội lỗi vì đã không sống theo mong đợi và mục đích sống của mình.
Các nhà nghiên cứu khác đề xuất rằng cảm giác tội lỗi cũng có thể được chia thành các loại phụ khác, bao gồm:
Cảm giác tội lỗi không liên quan (Non-related guilt): Cảm giác tội lỗi phát sinh mà không có mối quan hệ rõ ràng giữa hành động của bạn và kết quả (ví dụ: cảm giác tội lỗi của người sống sót).
Cảm giác tội lỗi do bất bình đẳng: Cảm giác tội lỗi dựa trên hoàn cảnh không công bằng (ví dụ: thành kiến giới hoặc phân biệt chủng tộc).
Tham khảo: Khái niệm về bản thân
Cảm Thấy Tội Lỗi Khi Đó Không Phải Lỗi Của Bạn
Lý do rất rõ ràng khi bạn cảm thấy tội lỗi vì điều gì đó bạn đã làm. Ví dụ, bạn viện cớ để xin thêm một ngày nghỉ việc, trong khi bạn biết rằng điều đó sẽ khiến mọi người phải làm việc nhiều hơn. Bạn nhận ra quyết định của mình ảnh hưởng trực tiếp đến đồng nghiệp và đó là lý do tại sao bạn cảm thấy có lỗi.
Nhưng sẽ thế nào nếu bạn cảm thấy tội lỗi trong khi đó không phải lỗi của bạn (những việc bạn không làm)? Ví dụ, cảm giác tội lỗi của người sống sót là một loại cảm giác tội lỗi xuất phát từ việc biết những người khác có thể sẽ hoặc đã trải qua những sự kiện đau buồn còn bạn thì không. Hoặc, loại cảm giác tội lỗi này có thể đến từ cảm giác không xứng đáng với vận may của bạn. Đó là một cảm xúc chung giữa những người đã sống sót sau các vụ khủng bố, thiên tai hoặc các loại thảm kịch khác.
Tham khảo: Vai trò của cảm xúc
Dấu Hiệu Của Cảm Giác Tội Lỗi
Các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:
lòng tự trọng thấp
những nỗ lực quá mức trong việc sửa chữa
không thể bắt gặp ánh mắt của ai đó
đỏ bừng mặt
sự lo ngại
khó ngủ
buồn nôn
nhức đầu
tâm trạng chán nản
tránh những người, địa điểm hoặc sự kiện liên quan đến nguyên nhân của cảm giác tội lỗi
sự thay đổi mức năng lượng
bộc phát cảm xúc
thay đổi khẩu vị
Ảnh Hưởng
Cảm giác tội lỗi không phải là xấu. Colleen Wenner, cố vấn sức khỏe tâm thần từ Fort Walton Beach, Florida, cho biết cảm giác tội lỗi có thể thúc đẩy bạn thay đổi hành vi của mình một cách tích cực để tránh cảm thấy tội lỗi lần nữa.
Cô ấy chỉ ra rằng cảm giác tội lỗi thường liên quan đến các hiệu ứng cảm xúc như:
sự phẫn nộ
sự sầu não
nỗi sợ
xấu hổ
sự lúng túng
ghê tởm
ghét bỏ
cảm giác thấp kém
Cảm giác tội lỗi cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các cá nhân của bạn. Wenner chỉ ra những tác động xã hội phổ biến của cảm giác tội lỗi bao gồm:
rút lui khỏi các hoạt động xã hội
hiếu chiến
báo thù
đổ lỗi
bạo lực
Ứng Phó Với Cảm Giác Tội Lỗi
Thỉnh thoảng cảm thấy tội lỗi là điều tự nhiên; có nhiều cách giúp bạn vượt qua cảm xúc khi bạn cảm thấy “mắc kẹt”.
Sử dụng cảm giác tội lỗi để tạo ra hành vi tích cực
Cảm giác tội lỗi xuất hiện khi chúng ta cố gắng đáp ứng kỳ vọng của một ai đó. Tuy nhiên, cảm giác tội lỗi cũng có thể hỗ trợ sự phát triển cá nhân. Trong quá trình này, chúng ta sẽ cố gắng thử mọi cách, và rõ ràng bằng cách viết ra những hành vi và giải pháp thay thế khả thi, chúng ta có thể trau dồi những kỹ năng và thói quen có ích.
Thể hiện cảm xúc đúng cách
Giữ cảm giác tội lỗi của bạn bên trong có thể làm tăng thêm cảm giác lo lắng và đau khổ. Tiến sĩ Hong khuyên bạn nên nói chuyện với một thành viên gia đình hoặc bạn bè đáng tin cậy hoặc thực hiện các cách như ghi nhật ký để giải tỏa cảm xúc của bạn.
Thay đổi
Mặc dù có thể khó đối mặt trực tiếp với những bất cập được nhận thức, nhưng đôi khi thay đổi là tất cả những gì cần thiết.
“Thay đổi và bước tiếp. Thay đổi có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được thực hiện thông qua hành động. Tự hỏi bản thân xem có thể làm gì để “làm cho mọi việc trở nên đúng đắn” cũng có thể giúp bạn có những gợi ý để thay đổi.
Tham khảo: Từ bỏ thói quen xấu như thế nào?
Kết Lại
Cảm giác tội lỗi cho thấy rằng bạn thấy bản thân phải chịu trách nhiệm về một kết quả tiêu cực, dù nó có thực sự là do bạn hay không. Khi bạn cảm thấy tội lỗi, việc thay đổi và bày tỏ cảm xúc của mình có thể giúp giảm bớt gánh nặng cảm xúc.
Nếu cảm giác tội lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn hoặc bạn luôn cảm thấy tội lỗi, thì việc nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp khám phá các yếu tố cơ bản. Liên hệ ngay 0977.729.396 để được sắp xếp lịch hẹn với các chuyên gia tâm lý hàng đầu.
Nguồn: What Is Guilt and How Do You Manage It? - Psycentral