Bạn Đang Giải Quyết Vấn Đề Hay Lo Lắng Về Chúng?

Tất cả chúng ta đều gặp phải những vấn đề, đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng đôi khi, việc cố gắng tập trung sức lực vào giải quyết những vấn đề này lại biến điều đó thành một việc kém hiệu quả hơn nhiều: lo lắng

Trong các tài liệu, lo lắng được định nghĩa là một kiểu suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại về các vấn đề chưa được giải quyết và có nguy cơ kết thúc tồi tệ. Đó không chỉ là việc bạn có một suy nghĩ tiêu cực kiểu:“Ồ không, tôi đã quên viết báo cáo đó vào thứ hai!”; mà thay vào đó, lo lắng là khoảng thời gian duy trì suy nghĩ tiêu cực về vấn đề và thường tập trung vào kết quả trong trường hợp xấu nhất. ví dụ: “Nếu tôi không thể hoàn thành đúng hạn thì sao? Nếu điều đó rất tồi tệ thì sao? Mọi người sẽ nghĩ gì về tôi ? Tôi có thể bị sa thải! ” Và vô vàn điều tệ hại khác nữa.
nham lan lo lang va giai quyet van de tam ly viet phap
Nhiều người vẫn nhầm lẫn việc lo lắng với giải quyết vấn đề. Nhưng không may là, bất chấp những ý định tốt nhất của chúng ta, sự lo lắng thực sự sẽ làm chệch hướng quá trình chúng ta giải quyết vấn đề.

Là những người nghiên cứu về sự lo lắng, Michelle và tôi đã tìm hiểu kỹ các tài liệu về chủ đề này, và cũng đã tiến hành nghiên cứu của riêng mình. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi cho một số câu hỏi phổ biến và quan niệm sai lầm về lo sự lắng khi gặp phải vấn đề so với việc giải quyết vấn đề đó.

Khi tôi đang lo lắng về vấn đề của mình là tôi đang cố gắng giải quyết các vấn đề đó đúng hay không?


Tất nhiên là không. Lo lắng về vấn đề không giống giải quyết vấn đề. Nhưng có vẻ như rất nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn khi phân biệt sự khác nhau đó. Ví dụ, khi một số người được hỏi “tại sao họ lo lắng?”, nhiều người đã trả lời rằng họ lo lắng bởi vì tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề. Điều này có thể đúng với một số trường hợp những người lo lắng quá nhiều: Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, thường xuyên lo lắng có liên quan đến việc bạn tin rằng cần phải suy nghĩ lâu hơn để đưa ra được giải pháp tốt nhất.


Tuy nhiên, nhận ra sự phân biệt, tránh khỏi lo lắng và chuyển sang hướng suy nghĩ hiệu quả hơn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách bạn giải quyết vấn đề.
giai quyet van de va lo lang van de khac nhau the nao

Việc thực sự giải quyết thay vì chỉ lo lắng về vấn đề khác nhau như thế nào?

Trong các tài liệu nghiên cứu, giải quyết thành công một vấn đề được mô tả theo các bước sau: định vị và xác định vấn đề. Định rõ những gì bạn hy vọng tìm kiếm được giải pháp, đưa ra các giải pháp đồng thời đánh giá chất lượng các giải pháp đó (brainstorming), cân nhắc các giải pháp dựa trên ưu và nhược điểm, rồi xác định giải pháp tối ưu (D'Zurilla & Goldfried, 1971). Nhìn chung, những người giải quyết vấn đề tốt nhất cũng có quan điểm tích cực đối với vấn đề của họ - chấp nhận rằng những khó khăn nhất định sẽ xảy ra theo thời gian và tin rằng họ có khả năng ứng phó một cách thích hợp.


Mặt khác, lo lắng khiến bạn tập trung hơn vào những điều sai sót. Chúng ta xác định các mối đe dọa: (ví dụ: công việc chúng ta đã quên làm), nhưng sau đó gặp khó khăn trong việc thuật lại chính mối đe dọa đó (“Tôi không thể tin rằng mình đã quên nó! Làm thế nào điều này lại xảy ra? Tôi thật vô trách nhiệm”) hoặc là nghiền ngẫm những hậu quả có thể xảy ra (“Sếp của tôi sẽ rất thất vọng. Điều này thực sự sẽ làm hỏng dự án. Đồng nghiệp sẽ giận tôi”). Khi lo lắng, chúng ta tập trung vào những điều này đến mức có thể không bao giờ nghĩ ra được giải pháp.

Tại sao chúng ta nhầm lẫn giữa 2 quá trình này?


Vì suy nghĩ về các vấn đề của chúng ta có thể khiến bản thân cảm thấy lo lắng, ta có thể nhầm lẫn quá trình suy nghĩ như vậy với sự lo lắng. Điều này đặc biệt đúng đối với những người lo lắng nhiều. Những người lo lắng có thể có niềm tin khá tiêu cực về khả năng giải quyết vấn đề, nhận thấy vấn đề khá đáng sợ và không cảm thấy tự tin rằng mình có thể xử lý được.

Vì vậy, nếu là một người hay lo lắng, bạn có thể thấy rằng khi bạn suy nghĩ về các vấn đề của mình có thể khiến bạn không yên, sau đó có thể dẫn đến lo lắng về vấn đề đó thay vì tập trung vào nó một cách khách quan.

Một lý do khác đối với nhiều người trong chúng ta, lo lắng tạo cảm giác phong phú. Chúng ta tập trung vào những thứ có tính đe dọa, lặp đi lặp lại và cân nhắc về những kết quả có thể xảy ra (chủ yếu là những kết quả tồi tệ) và dành rất nhiều thời gian, năng lượng tinh thần để làm điều đó. Nhưng chúng ta sẽ chẳng đạt được điều gì. Nó giống như việc bạn nhấn ga thật mạnh trong khi chiếc xe đang ở số 0. Bạn có thể tiêu tốn hàng tấn năng lượng và cảm thấy như hoàn toàn kiệt sức nhưng bạn vẫn chẳng di chuyển nổi 1m.
lo lang co phai la phan ung te

Liệu lo lắng có thực sự là một phản ứng tệ?


Câu trả lời ngắn gọn là: có. Mặc dù cảm thấy lo lắng khi lần đầu tiên xác định được mối đe dọa hoặc xác định được vấn đề, nhưng sẽ không hữu ích lắm nếu bạn vẫn tiếp tục lo lắng trong khi tìm cách khắc phục vấn đề.

Đây là lý do tại sao lo lắng không tốt cho việc giải quyết vấn đề.

Đối với một người, lo lắng có thể khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác tồi tệ có thể ảnh hưởng đến những phán đoán và việc ra quyết định của chúng ta. Đó là một trạng thái tiêu cực của tâm trí có thể khiến chúng ta cảm thấy bi quan hơn và có nhiều khả năng loại bỏ bất kỳ giải pháp nào mà chúng ta cho rằng không đủ tốt.

Hơn nữa, khi chúng ta lo lắng, ta phải cố gắng để tâm trí ngừng tập trung vào những mối đe dọa và chuyển sang suy nghĩ hướng có mục đích hơn. Điều này có nghĩa là ta còn ít sức lực dành cho việc giải quyết vấn đề hơn.
ngung tap trung vao nhung moi de doa
Để tìm ra gốc rễ của vấn đề, Michelle và tôi gần đây đã thực hiện một nghiên cứu (mà chúng tôi cũng đề cập ở đây) để kiểm tra trực tiếp tác động của lo lắng đối với việc giải quyết vấn đề.

Chúng tôi đã hỏi một số người đang lo lắng và một số người đang không lo lắng về vấn đề hiện tại họ băn khoăn ( ví dụ: tập trung vào việc chia nhỏ các phần và nghĩ đến mục tiêu cuối cùng, bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực. Sau đó, khi chúng tôi yêu cầu mọi người đưa ra giải pháp, lo lắng đã xảy ra. Những người hay lo lắng không chỉ đưa ra các giải pháp kém hiệu quả hơn, những người này còn suy đoán rằng họ có ít xu hướng đề xuất các giải pháp hành động. Đối với những người tham gia có mức độ lo lắng cao, lo lắng cũng có tác động đáng kể đến sự tự tin của họ.


Về bản chất, chúng tôi nhận thấy rằng lo lắng làm giảm khả năng giải quyết vấn đề khi đem so sánh với suy nghĩ khách quan hơn, ít cảm xúc hơn.
cach nhan biet khi nao ban lo lang

Dưới đây là một số gợi ý về cách nhận biết khi nào bạn lo lắng mà không phải là tìm cách giải quyết vấn đề và cách thay đổi.


1.Khi bạn nghĩ về tình huống hoặc vấn đề, hãy dành một chút thời gian để đánh giá lại xem bạn cảm thấy thế nào. Bạn có đang căng thẳng, đau buồn, khó chịu không? nếu có, bạn có thể đang lo lắng.

Thay vào đó, hãy hít thở chậm và thư giãn. Nếu điều này không giúp ích được gì, hãy chỉ quay lại vấn đề khi bạn khi bạn đã ổn định (ví dụ: đi chạy, tắm,...). Hãy chắc chắn rằng thực sự đã đến lúc quay lại với nó.

2. Bạn có đang dành rất nhiều thời gian để tập trung vào việc mọi thứ có thể diễn ra khủng khiếp như thế nào? Nếu có, bạn đang lo lắng.

Nhớ rằng, tập trung vào những điều bạn không muốn nó xảy ra làm tốn thời gian suy nghĩ hiệu quả hơn. Thay vào đó, hãy tập trung vào mục tiêu của bạn - điều này có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra lộ trình để đạt được chúng hơn.

3. Khi brainstorming, bạn có thấy rằng mình ngay lập tức loại bỏ các giải pháp không hiệu quả không? Nếu có, có thể bạn đang lo lắng.

Hãy nhớ rằng, lo lắng khiến chúng ta cảm thấy bi quan về quá trình động não của mình. Đưa ra nhiều giải pháp (ngay cả khi một số giải pháp không thực sự tuyệt vời)là một phần quan trọng của việc giải quyết vấn đề. Chỉ cần chấp nhận khi chúng đến, bạn có thể đánh giá và điều chỉnh chúng sau này.

Đây là điểm mấu chốt:


Khi bạn định ngồi xuống và tập trung vào một vấn đề, hãy cố gắng làm điều đó một cách cởi mở, bình tĩnh và không phán xét. Xác định rõ vấn đề, xác định mục tiêu cuối cùng và suy nghĩ tích cực! Nhưng nếu bạn thấy mình rơi vào suy nghĩ tiêu cực (ví dụ: suy nghĩ về mọi thứ có thể xảy ra sai lầm), đừng nản lòng hay bỏ cuộc. Chỉ cần cố gắng để những suy nghĩ đó qua đi và tập trung lại tâm trí của bạn vào chính vấn đề.

Và hãy nhớ rằng, dù bạn nghe được bất cứ điều gì, không có gì gọi là “lo lắng tốt” đặc biệt là khi bạn gặp vấn đề. Có nhiều cách hiệu quả hơn để sử dụng thời gian của bạn.

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/