20 Cơ Chế Phòng Vệ Thường Gặp Khi Đối Mặt Với Rối Loạn Lo Âu

Cơ chế phòng vệ là những phản ứng tâm lý vô thức nhằm bảo vệ con người khỏi những cảm giác lo âu, những mối đe dọa, và các thứ khác mà cá nhân không muốn nghĩ đến hay không muốn xử lý. Được miêu tả lần đầu tiên trong lý thuyết phân tâm của Sigmund Freud, cơ chế phòng vệ thường hoạt động để bảo vệ con người khỏi cảm giác lo âu.

Bài viết này sẽ thảo luận về cơ chế phòng vệ là gì và chúng hoạt động ra sao. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ miêu tả các cơ chế phòng vệ khác nhau và chũng được sử dụng ra sao.

Cơ Chế Phòng Vệ Tất Yếu

Con gái của Sigmund Freud, Anna Freud, đã miêu tả 10 cơ chế phòng vệ cơ bản của con người. Những nhà nghiên cứu khác cũng có miêu tả thêm một cơ số các cơ chế phòng vệ khác.

  1. Sự Dịch Chuyển

Bạn đã bao giờ có một ngày đi làm tồi tệ và khi về nhà bạn lại trút những cảm xúc đó vào gia đình và bạn bè của bạn chưa? Nếu rồi, thì đó là một dạng cơ chế phòng vệ cái tôi, được gọi là dịch chuyển (displacement).

Sự dịch chuyển cơn giận dữ, sự bức bối, khó chịu của bản thân sang người khác là một ví dụ điển hình cho cơ chế phòng vệ này. Thay vì thể hiện cơn giận của bạn theo cách mà có thể gây ra những hậu quả tiêu cực (chẳng hạn như cãi nhau với sếp), bạn sẽ hướng nó đến một mục tiêu mà không phải là mối đe dọa (thú cưng, đồ vật, người khác,..)

  1. Chối Bỏ

Chối bỏ có lẽ là một trong những cơ chế phòng vệ được biết đến nhiều nhất, và thường được dùng để miêu tả các tình huống mà con người không thể chấp nhận hay không thể đối diện hiện thực.

Chối bỏ là sự phủ nhận hoàn toàn một điều đã hoặc đang xảy ra. Những người nghiện rượu hay thuốc thường phủ nhận việc họ có vấn đề, và những nạn nhân trong các tai nạn kinh hoàng thường phủ nhận là nó chưa từng xảy ra.  

Mục đích của cơ chế chối bỏ là để bảo vệ cái tôi khỏi những thứ mà họ không thể ứng phó được.

Tuy nó có thể tạm thời bảo vệ bạn khỏi sự lo âu và đau đớn, việc chối bỏ cũng tổn hao năng lượng của bạn. Vì điều này, nhiều cơ chế khác cũng được sử dụng để ngăn bản thân nhận thức được những cảm xúc không thể chấp nhận.

Trong nhiều trường hợp, kể cả khi có nhiều bằng chứng thuyết phục, đối tượng vẫn có thể sẽ phủ nhận sự việc vì nó khiến họ cảm thấy quá khó chịu.

Trong nhiều trường hợp khác, nó có thể bao gồm sự chấp nhận tình huống, nhưng xem nhẹ tầm quan trọng của nó. Và đôi lúc, họ sẽ chấp nhận sự thật và tầm quan trọng của nó, nhưng họ lại không chấp nhận vai trò và trách nhiệm của họ, và thay vì đó họ đổ chúng lên đầu người khác hoặc đổ cho những yếu tố khác. 

  1. Kìm Nén Vô Thức Và Ý Thức

Việc kìm nén vô thức giúp không để ta nhận thức tình huống. Tuy vậy, những ký ức đó không hề biến mất, và chúng tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi chúng ta. Lấy ví dụ là với người có ký ức về việc bị bạo hành mà kìm nén vô ý thức, họ có thể có khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ sau này.

Đôi lúc chúng ta có thể cố tình đẩy những thông tin này đi. Việc này được gọi là kìm nén có ý thức. Nhưng trong phần lớn trường hợp, việc loại bỏ các ký ức thường xảy ra một cách vô thức.

  1. Chuyển Đổi

Việc chuyển đổi là cơ chế phòng vệ mà giúp ta thỏa mãn nhưng mong muốn không chấp nhận được bằng cánh biến chúng thành những mong muốn dễ chấp nhận hơn. Lấy ví dụ là với một người có vấn đề kiểm soát cơn giận, họ có thể chọn việc tập kickboxing để xả stress.

Freud tin rằng việc chuyển đổi là một dấu hiệu của sự trưởng thành và là cách để con người sống hòa đồng trong xã hội.

Tham Khảo: Bạn Đang Gặp Căng Thẳng Hay Lo Lắng?

  1. Phép Chiếu

Phép chiếu là việc lấy những cảm xúc trái chiều của bản thân và gắn chúng lên người khác. Lấy ví dụ là nếu bạn cực kì không ưa ai đó, bạn có thể sẽ nghĩ là họ không thích mình. 

Phép chiếu giúp con người thể hiện được những cảm xúc trái chiều đó, nhưng theo cách mà cái tôi sẽ không nhận ra được, nhằm tránh không cảm thấy lo âu.

  1. Tri Thức Hóa

Việc tri thức hóa giúp giảm lo âu bằng cách nhìn nhận tình huống có tính toán với một cái đầu lạnh. 

Cơ chế phòng vệ này giúp ta tránh việc phải cảm nhận những stress từ yếu tố cảm xúc trong một tình huống, mà thay vào đó chỉ tập trung vào tính tri thức của nó.

Lấy ví dụ là một người có bệnh nan y có thể sẽ tập trung vào việc tìm hiểu nhiều nhất có thể về căn bệnh để tránh stress và tránh việc đối diện với thực tế cũng như cảm xúc của họ về nó.

  1. Hợp Lý Hóa

Hợp lý hóa là cơ chế nhằm giải thích một tình huống hoặc cảm xúc khó chấp nhận một cách hợp lý và logic, để tránh việc chấp nhận lý do thật sự của chúng.

Lấy ví dụ một học sinh có thể đổ lỗi cho giáo viên là nguyên nhân khiến họ bị điểm kém chứ không phải vì lý do họ đã không ôn tập bài kỹ lưỡng.

Việc hợp lý hóa không chỉ giúp tránh lo âu mà còn giúp bảo vệ niềm tự trọng và quan niệm cá nhân.

Khi cố giải thích thành công và thất bại cá nhân, con người thường sẽ nói rằng họ thành công vì những lý do cá nhân và thất bại vì những lý do bên ngoài. 

  1. Thoái Lui

Khi gặp phải những tình huống căng thẳng, đôi lúc con người sẽ dừng những cơ chế phòng vệ mà thay vì đó họ sẽ “thoái lui” các hành vi về thời điểm khi còn trẻ.

Anna Freud gọi cơ chế phòng vệ này là thoái hóa, vì họ sẽ có những hành vi ở những giai đoạn phát triển tâm sinh lý đã định hình. Lấy ví dụ là với một người trải qua một giai đoạn tâm sinh lý phát triển sớm hơn có thể sẽ khóc và dỗi khi nghe tin buồn. 

Theo như Freud, các hành vi của cơ chế này phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn tâm sinh lý được định hình của họ. 

Một ví dụ nữa là với những người có giai đoạn tâm sinh lý được định hình ở giai đoạn miệng (oral stage) có thể sẽ là các hành vi ăn uống hay hút nhiều, hoặc là hay văng tục. 

  1. Phản Ứng Đối Lập

Phản ứng đối lập giúp giảm lo âu bằng việc có cảm xúc, hành vi và sự bốc đồng ngược lại. Một ví dụ cho việc này là khi bạn trở nên cực kì thân thiện với một người bạn ghét để chối bỏ những điều bạn đang nghĩ.

Tại sao con người lại hành động như vậy? Theo như Freud, họ đang dùng phản ứng đối lập để che giấu cảm xúc thật sự của bản thân.

  1. Những Cơ Chế phòng vệ Khác

Kể từ lúc Freud viết về những cơ chế phòng vệ đầu tiên đó, các nhà nghiên cứu khác cũng đã miêu tả thêm các cơ chế khác cho việc giảm lo âu, ví dụ như:

  • Bộc lộ phi ngôn ngữ: Ứng phó với stress qua các hành động thay vì thừa nhận hoặc thể hiện cảm xúc một cách cụ thể. Ví dụ là thay vì nói vói ai đó là bạn đang giận họ, bạn có thể hét hoặc ném đồ về phía họ. 

  • Mục tiêu tạm ứng: Chấp nhận việc thay đổi của mục tiêu ban đầu của bạn. Ví dụ như là trở thành huấn luyện viên bóng rổ cho trường trung học phổ thông thay vì là trở thành vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp.

  • Bác ái: Thỏa mãn những nhu cầu cá nhân bằng cách giúp người khác. Lấy ví dụ là một người đang cai nghiện có thể sẽ lấy vai trò giúp một người cai nghiện khác để ứng phó với cơn thèm thuốc.

  • Né tránh: Từ chối hoàn toàn việc xử lý hoặc đối diện với một thứ hay tình huống nào đó. Ví dụ, để tránh không phải giải quyết mâu thuẫn với ai đó, bạn có thể tránh người đó hoàn toàn để không bao giờ phải đối diện với vấn đề.

  • Bù đắp: Trở nên cực kì thành công trong một lĩnh vực nào đó để bù đắp cho một điểm yếu nào đó. Ví dụ, một người thấy không tự tin về mặt học tập sẽ tập trung vào việc rèn luyện thể thao.

  • Phân ly: Làm giảm kết nối của bản thân với một trải nghiệm. Khi phải đối đầu với một vấn đề căng thẳng, bạn có thể trở nên tách rời khỏi vấn đề về mặt tâm lý và cảm xúc.

  • Ảo tưởng: Thoát khỏi thực tại bằng cách rút về một nơi an toàn trong tâm trí. Nếu có gì đó đang khiến bạn lo, bạn có thể sẽ chạy về nơi an toàn trong bạn, nơi mà mối lo đó không thể chạm đến.

  • Khiếu hài hước: Chỉ ra những cái điều buồn cười hay mỉa mai tình huống. Một ví dụ của việc này là việc đùa cợt trong một tình huống căng thẳng hoặc gây sốc.

  • Gây hấn thụ động: Thể hiện sự giận dữ một cách thụ động. Thay vì là bảo với ai đó là bạn đang giận họ, bạn lơ họ đi hoàn toàn.

  • Hối lỗi: Cố chuộc lỗi vì những gì bạn nghĩ là hành vi, suy nghĩ và cảm xúc không phù hợp. Ví dụ là nếu bạn làm tổn thương cảm xúc của ai đó, bạn có thể sẽ đề xuất việc bạn làm gì đó tốt để làm giàm sự ăn năn và lo âu của mình.

Tuy cơ chế phòng vệ thường được coi là những phản ứng tiêu cực, mọi người đều cần chúng để tạm thời giảm stress và bảo vệ lòng tự trọng trong những thời điểm quan trọng, điều đó giúp chúng ta tập trung vào những thứ cần thiết.

Một số những cơ chế nói trên có thể hữu ích và một số thì không. Ví dụ, việc đùa cợt để vượt qua một tình huống căng thẳng và gây sốc có thể là một cơ chế phòng vệ phù hợp. 

Tham Khảo: Lo Âu Và Trầm Cảm Khác Nhau Ở Đâu?

Cơ Chế Phòng Vệ Hoạt Động Ra Sao?

Theo mô hình tính cách của Sigmund Freud, cái tôi là một phần của tính cách dùng để tương tác với thực tế. Trong quá trình đó, cái tôi luôn phải đáp ứng với những yêu cầu đối lập của id (cái ấy) và superego (siêu tôi).

  • Id: phần mà muốn thỏa mãn tất cả những nhu cầu, mong muốn, và bộc phát của tính cách. Id là phần căn bản, nguyên thủy nhất của tính cách con người và nó không hề cân nhắc đến tiêu chuẩn xã hội, đạo đức, và thực tế của việc thỏa mãn mong muốn và mong ước.

  • Superego: Phần của tính cách cố gắng khiến cái tôi hành động một cách đạo đức và lý tưởng. Superego là sự kết hợp tất cả những giá trị đạo đức mà ta đã nhận được từ cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, xã hội, và ảnh hưởng tôn giáo.

Để đương đầu với lo âu, Freud tin rằng các cơ chế phòng vệ giúp bảo vệ cái tôi khỏi những xung đột gây ra bởi id, superego, và thực tế. Vậy chuyện gì sẽ diễn ra nếu cái tôi không thể theo được những mong muốn của bản thân, những giới hạn của thực tại, và cả những tiêu chuẩn đạo đức cá nhân?

Theo như Freud, lo âu là một trạng thái không thoải mái mà con người thường tránh né. Sự lo âu là dấu hiệu cho cái tôi thấy rằng mọi thứ đang không diễn ra trôi chảy. Và từ đó, cái tôi áp dụng một cơ chế phòng vệ nào đó để giúp giảm thiểu sự lo âu.

Các Loại Lo Âu

Các loại lo âu không được sinh ra bình đẳng. Và chúng cũng đều không bắt nguồn từ một nguồn. Freud đã xác định được 3 dạng:

  • Lo âu đạo đức: Nỗi sợ vi phạm tiêu chuẩn đạo đức cá nhân.

  • Lo âu thần kinh: Sự lo âu trong tiềm thức rằng bản thân sẽ mất kiểm soát những bộc quát của id và dẫn đến việc bị trừng phạt cho những hành động không phù hợp.

  • Lo âu thực tế: Nỗi sợ những điều xảy ra trong thực tế. Nguyên nhân cho dạng này thường dễ nhận biết được. Ví dụ, một người có thể sợ bị chó cắn khi họ lại gần một con chó đáng sợ. Cách phổ biến nhất để giảm nỗi lo này là né tránh thứ bắt nguồn nỗi lo đó.

Tuy ta có thể nhận thức được việc ta đang sử dụng các cơ chế phòng vệ để kiểm soát nỗi lo, trong nhiều trường hợp thì cơ chế sẽ hoạt động vô thức để thay đổi thực tại.

Những vấn đề lớn nhất xảy ra khi những cơ chế phòng vệ bị lạm dụng quá nhiều để tránh việc xử lý vấn đề. Trong phân tâm học, mục tiêu có thể là để giúp thân chủ phát hiện những cơ chế phòng vệ vô thức này và tìm những cách lành mạnh và hiệu quả hơn để ứng phó với nỗi lo âu và sợ hãi.

Tham Khảo: Bồn Chồn & Lo Âu: Đâu Là Điểm Khác Biệt

Kết Lại

Một số những cơ chế phòng vệ nổi bật nhất đã trở thành một phần trong những trao đổi hằng ngày. Lấy ví dụ là bạn có thể miêu tả ai đó đang “chối bỏ” một vấn đề họ đang gặp phải, hoặc là ai đó lại  “ngựa theo đường cũ”.

Hãy nhớ, cơ chế phòng vệ có thể là cả tốt lẫn xấu.

Chúng có thể đóng vai trò hữu ích bằng cách bảo vệ cái tôi của bạn khỏi bị căng thẳng và cho bạn một cách giải tỏa lành mạnh. Nhưng trong một số trường hợp khác, chúng có thể không cho phép bạn đối diện thực tế và trở thành một cách để đánh lừa bản thân.

Nếu bạn để ý thấy việc lạm dụng một số những cơ chế phòng vệ đang ảnh hưởng cuộc sống của bạn một cách tiêu cực, hãy cân nhắc việc được tham vấn bởi một chuyên gia tâm lý sức khỏe. Trị liệu tâm lý có thể hữu ích dù bạn muốn trò chuyện trực tiếp hay là trực tuyến.

Nguồn: 20 Common Defense Mechanisms Used for Anxiety - Verywellmind (2021)

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/