Câu Hỏi Dẫn Dắt (Leading Question) Là Gì?

Câu hỏi dẫn dắt hay leading question hoặc còn được gọi là các câu hỏi nhằm thuyết phục người khác để đưa ra một câu trả lời cụ thể. 

Bạn có lẽ đã từng gặp rất nhiều các câu hỏi dẫn dắt trong đời sống qua các bối cảnh như khi đang tranh luận với cấp dưới, khi đang cố gắng thuyết phục vợ mình rằng nên mua sản phẩm đó, hoặc khi con của bạn muốn thuyết phục bố mẹ cho chúng đi chơi qua đêm. 

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các câu hỏi dẫn dắt và phân loại chúng.

Câu Hỏi Dẫn Dắt Là Gì?

Câu hỏi dẫn dắt (leading question) là các câu hỏi nhằm khuyến khích hoặc hướng người trả lời vào một câu trả lời mà người hỏi mong muốn. Chúng thường được đóng khung theo một cách cụ thể để gợi ra những câu trả lời xác nhận các khái niệm định sẵn và thường mang lại kết quả mà người hỏi mong muốn.  

Đôi khi, các câu hỏi dẫn dắt được sử dụng có chủ ý để thuyết phục người trả lời đưa ra câu trả lời theo một cách nhất định, ví dụ: câu hỏi nhắm tới việc chọn giữa hai lựa chọn. 

Tham Khảo: Câu hỏi đóng & câu hỏi mở

Phân Loại & Ví Dụ

1. Câu hỏi dẫn dắt dựa trên giả định

Các câu hỏi dẫn dắt dựa trên giả định sẽ giả định điều gì đó về người trả lời. Những loại câu hỏi này thường được thấy trong các cuộc khảo sát phỏng vấn nhằm đánh giá nhận thức về sản phẩm, dịch vụ hoặc một trải nghiệm nhất định. 

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Phương pháp tập luyện mới của bạn hữu ích như thế nào? (Ở đây, giả định đã tự động cho rằng người trả lời cảm thấy món đồ của họ hữu ích)

  • Tương tác trực tuyến giữa bạn và sếp đã diễn ra thú vị như thế nào? (Ở đây, giả định tự cho rằng người trả lời coi sự kiện này là thú vị.)

Mẹo tránh: Nếu bạn muốn tránh các câu hỏi dẫn dắt dựa trên giả định, hãy đảm bảo rằng câu hỏi bao gồm một loạt các tùy chọn phù hợp – bao gồm các tùy chọn trung lập – để người trả lời có thể lựa chọn theo đúng quan điểm và suy nghĩ cá nhân.

2. Câu hỏi dẫn dắt mang tính ép buộc

Một câu hỏi dẫn dắt có tính chất ép buộc là câu hỏi mà người trả lời chỉ có thể đưa ra một đáp án duy nhất. Điển hình của dạng này là câu hỏi “có" hoặc “không". 

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Bạn dự định tiếp tục làm việc cho công ty này, đúng không?

  • Bạn không có nhu cầu được thể hiện cảm xúc ra ngoài, phải không?

3. Câu hỏi dẫn dắt hàm ý trực tiếp

Một câu hỏi dẫn dắt hàm ý trực tiếp đặt ra cho người trả lời những hành vi trong tương lai (ngay cả khi họ chưa nghĩ theo cách đó).

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Nếu bạn ghét anh ta, bạn sẽ tránh việc phải nói chuyện với anh ta chứ?

  • Bị trầm cảm như vậy, bạn có thường xuyên tức giận chứ? 

Tham khảo: Khác nhau giữa bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý

4. Câu hỏi dẫn dắt với các câu liên kết với nhau

Loại câu hỏi dẫn dắt cuối cùng này khiến người trả lời bối rối bằng cách đưa ra một tuyên bố và sau đó hỏi một câu hỏi tiếp theo.

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Nhiều người bị đóng băng khi phải đối mặt với bạo lực gia đình Bạn có như thế chứ?

  • Mọi người đều thích thiền chánh niệm bởi lợi ích nó mang lại. Bạn có thích chứ?

Các câu liên kết với nhau làm giảm tính rõ ràng của câu hỏi và ngược lại, làm rối các câu trả lời mà người trả lời sẽ nghĩ đến.

Lời Kết

Câu hỏi dẫn dắt là một trong những loại câu hỏi được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Trong bối cảnh trị liệu tâm lý, điều quan trọng là nhà tâm lý cần phải nhận thức rằng câu hỏi dẫn dắt liệu có tước đi quyền tự quyết của thân chủ hay không.

Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.