Tìm Hiểu Ba Loại Thấu Cảm: Cảm Xúc, Tư Duy, Trắc Ẩn

Bạn có biết ba loại thấu cảm và cách để thể hiện chúng không? Thấu cảm là một kỹ năng phải có để giúp cho cuộc sống và các mối quan hệ của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Khi có học sinh bảo bạn là chúng cảm thấy bị lấn át hay là người yêu của bạn đang làm trực tuyến và cảm thấy bị căng thẳng - bạn có đáp lại tình huống bằng sự thấu cảm không? Bạn có phản ứng không? Bạn sẽ đáp lại ra sao khi người yêu thể hiện sự giận dữ, sợ hãi, và buồn rầu khi bị mất việc? Điều lý tưởng trong các tình huống này và tình huống tương tự là ta nên đáp lại một cách sâu sắc và đồng cảm, nhưng phần lớn chúng ta lại không làm như vậy

Sự thật là, không phải bất kì loại thấu cảm nào cũng giống nhau; cũng như việc không phải ai cũng buồn, vui, hay sợ theo cùng một cách.

Bạn có thể có những câu hỏi như “Liệu một người có thể trở nên thấu cảm quá hay không?” Hay “Nếu tôi thể hiện sự thấu cảm, liệu những gì tôi sẽ nhận lại lại là chính cảm xúc của người khác?” Hay “Sao tôi đã thể hiện sự thấu cảm của mình mà lại không khiến người khác cảm thấy xúc động?” 

Bài viết này sẽ nói về các loại thấu cảm khác nhau để bạn có thể nắm bắt các tình huống và mối quan hệ nào mà bạn nên dùng loại thấu cảm nào.

Sự Thấu Cảm Kết Hợp Cùng Lòng Trắc Ẩn

Đây là một chủ đề mà chúng tôi cực kì tâm huyết, đặc biệt là bởi vì sự thấu cảm rất là quan trọng cho EQ và việc kết nối với những người bạn yêu quý cũng như người làm việc cùng bạn.

Sự thấu cảm có nhiều mặt. Thực chất, từ thấu cảm bắt nguồn từ tiếng Đức là Einfühlung, nghĩa là “cảm nhận vào”. Và cũng như việc có nhiều cách để cảm nhận; có nhiều cách để cảm thấy sự thấu cảm.

Tham khảo: 5 cách dạy con thấu cảm

Hãy Bắt Đầu Với Các Thứ Căn Bản: “Định Nghĩa Cho Sự Thấu Cảm Là Gì?”

Từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu cảm xúc, nó là “khả năng nhận biết được cảm xúc của người khác, cùng với khả năng tưởng tượng rằng họ đang nghĩ hay cảm thấy như thế nào.”

Từ góc nhìn con người và góc nhìn về sự tổn thương và theo như Brené Brown, “Lòng thấu cảm là việc truyền đạt được thông điệp ‘Bạn không một mình.’” 

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là lòng trắc ẩn là một khái niệm tương đối là mới và vẫn đang trong quá trình được các nhà tâm lý học xã hội và nhận thức định nghĩa. Như những gì nhắc đến trong bài báo của The Atlantic mang tên “A Short History of Empathy: “Từ này mới tồn tại được có gần một thế kỷ - nhưng trong cả thời gian nó tồn tại, ý nghĩa của nó đã liên tục thay đổi.”

Lòng thấu cảm CỰC KÌ quan trọng. Và loại thấu cảm thể hiện ra cũng như cảm nhận cũng quan trọng không kém.

Thấu cảm nhận thức, cảm xúc và trắc ẩn đều phát sinh theo các cách khác nhau. Hãy nhìn về trải nghiệm của bạn tại nhà, tại nơi làm việc, hay khi bạn dành thời gian với bạn bè và gia đình để bạn thấy được những loại thấu cảm này trong cuộc sống của bạn. 

Các Loại Thấu Cảm

Thấu Cảm Nhận Thức

  • Định nghĩa: “Đơn giản là việc biết những người khác đang nghĩ gì. Đôi khi còn được gọi là nhập góc nhìn” - Daniel Goleman” (Daniel GoleMan, một nhà tâm lý học nổi tiếng và tác giả của cuốn sách “Emotional Intelligence” từ 1995.)

  • Tập trung về: suy nghĩ, thấu hiểu, trí tuệ

  • Lợi ích: Có ích cho việc thương lượng, động viên người khác, hiểu được các góc nhìn, hiểu về các góc nhìn đa dạng, và lý tưởng cho việc họp online.

  • Thiếu hụt: Có thể không kết nối và lờ đi những cảm xúc sâu; không đặt được bản thân vào góc nhìn của người khác.

Thấu Cảm Nhận Thức dựa vào tư duy cũng như cảm xúc. Nó được định nghĩa bằng việc hiểu biết hoặc nhận thức ở mức độ tri thức. Như phần lớn chúng ta đều biết, việc hiểu được sự buồn bã không đồng nghĩa với việc cảm thấy buồn.

Tôi nghĩ rằng nếu nếu tôi về nhà và cảm thấy buồn bực vì bị mất việc, người yêu sẽ phản ứng theo cách A. Cũng như cách mà bác sĩ có thể quan sát bệnh nhân và cố để hiểu được các chi tiết của căn bệnh thay vì quan tâm đến cảm xúc của bệnh nhân - thấu cảm nhận thức phản ứng với một vấn đề qua trí tuệ. Bộ não của một kỹ sư thường sẽ trở nên nhanh nhẹn trong các tình huống căng thẳng. Có thể nói, một số người được lập trình để hiểu các cảm xúc theo cách họ phản ứng trong các tình cảnh nhất định.

Loại thấu cảm này có thể là một thứ mẫu chốt cho các tình huống mà bạn cần phải “vào được đầu ai đó” hay tương tác một cách tế nhị và cảm thông.

Nhưng nhìn vào mặt khác, theo một vài cách, thấu cảm nhận thức cũng như việc trộn táo và cam. Để hiểu được cảm xúc của người khác, chẳng phải bạn cũng phải cảm nhận được một phần các cảm xúc đó? Vì vậy, những người mà sử dụng thấu cảm nhận thức có thể  rủi ro bị coi là lạnh lùng hay thiếu gắn kết.

Thấu Cảm Cảm Xúc

Định nghĩa: “Khi bạn cảm thấy thoải mái (theo ý nghĩa về mặt sinh học) với người khác, như thể là bạn bị lây cảm xúc của họ.” - Daniel Goleman

Tập trung về: cảm xúc, cảm giác, nơron thần kinh

Lợi ích: Hữu dụng trong các mối quan hệ thân mật và nghề nghiệp như huấn luyện, quảng cáo, quản lý, và nhân sự.

Thiếu hụt: Có thể trở nên thái quá, hoặc là không phù hợp đối với một vài tình cảnh

Thấu cảm cảm xúc, như đúng tên gọi, là việc cảm nhận trực tiếp cảm xúc của người khác. Bạn có thể đã nghe đến từ “empath”, có nghĩa là một người mà có thể cảm nhận được hoàn toàn cảm xúc của người khác. Câu nói liên quan là “Tôi có rất nhiều cảm xúc.”

Loại phản ứng này nghe có vẻ không liên quan đến việc suy nghĩ, nhưng như Goleman đã nói, thấu cảm cảm xúc thực chất có sự kết nối sâu rộng với nơron thần kinh của con người. Tất cả động vật đều có những dây nơron mà kích hoạt theo một cách nhất định khi thấy một con động vật khác hành động, và khiến chúng liên tưởng đến hành động đó với cơ thể và não bộ của chúng. Thấu cảm cảm xúc cũng mang đến những điều tương tự khi một người đối mặt với một sự việc. 

Khi người yêu-hay bất kì ai đấy khác mà bạn yêu quý đến chỗ bạn với hai hàng nước mắt đầm đìa, việc cảm thấy rung động là một phản ứng tự nhiên. Như là việc khóc ở một lễ cưới hay nhăn mặt khi ai đó lỡ vấp chân, các phản ứng này ăn sâu tiềm thức khiến bạn cảm thấy không kiềm chế được.

Giống với thấu cảm nhận thức, thấu cảm cảm xúc cũng có mặt trái của nó. “Một điểm xấu của thấu cảm cảm xúc là khi đối tượng không có khả năng kiểm soát được cảm xúc đau buồn cá nhân,” Goleman viết. “Điều này có thể được thấy trong việc bị kiệt sức tâm lý và dẫn đến burnout.” Cảm nhận nhiều quá có thể khiến những tương tác ngắn khó khăn.

Tham khảo: Kỹ năng tự nhận thức & trí tuệ cảm xúc

Thấu Cảm Trắc Ẩn

Định nghĩa: “Với loại thấu cảm này ta không chỉ hiểu được vấn đề của người khác và cảm thấy đồng cảm, mà bạn còn tự động muốn giúp người khác, nếu cần thiết.” - Daniel Goleman

Tập trung về: trí tuệ, cảm xúc, và hành động.

Lợi ích: quan tâm đến tất cả yếu tố của người.

Thiếu hụt: gần như không có thiếu hụt - là loại thấu cảm mà ta nên nhắm tới.

Với phần lớn trường hợp, thấu cảm trắc ẩn là điều lý tưởng. Thấu cảm nhận thức có thể phù hợp cho nơi làm việc, giao kèo tiền bạc, hay ở văn phòng; Thấu cảm cảm xúc có thể là phản ứng đầu tiên giữa trẻ em và người thân; Thấu cảm trắc ẩn đạt được một sự cân tốt hơn trong hai loại trên. Thực chất, nó có thể được áp dụng cho các bạn tuổi teen hiện nay mà đang phải làm hàng tiếng bài tập online và cảm thấy bị áp lực trong năm học hoặc là thấy chán trong mùa hè. 

Cảm xúc của con tim và suy nghĩ của bộ não không phải là hai cái đối lập. Mà thực chất, chúng có một mối quan hệ mật thiết.

Khi nhân viên hay người thân của bạn tìm đến bạn khi có vấn đề hay khi họ đang khóc, bạn nên tìm hiểu vì sao họ lại đang buồn và bạn cũng muốn trấn an họ bằng cách chia sẻ trải nghiệm cảm xúc với họ theo cách tốt nhất  giúp được họ trong quá trình trấn an và phục hồi. Có rất chi là nhiều thứ để làm.

Phần lớn chúng ta sẽ ngả theo một trong hai phía: nghĩ nhiều hơn hoặc cảm nhận nhiều hơn; sửa chữa nhiều hơn hoặc là đồng cảm hơn. 

Thấu cảm trắc ẩn là đứng ở điểm cân bằng và sử dụng trí tuệ cảm xúc của bạn để phản ứng với một vấn đề một cách hiệu quả và không theo cảm xúc.

Ta không bị cuốn vào và cũng mang gánh nặng lên vai - cảm xúc của người khác. Cân bằng giữa sự tỉnh thức và chăm sóc giàu tình thương và có thể được coi là lòng trắc ẩn khi thể hiện thực lòng.

Bạn bè hay vợ chồng của bạn cần được ôm? Tình huống này có cần hành động nhanh nhẹn không? Hay đôi khi chỉ cần một sự hiện diện yên tĩnh để khiến họ cảm thấy không cô đơn khi thấy đau buồn.

Bằng cách tránh bị choáng ngợp bởi nỗi buồn hay cố giải quyết vấn đề một cách logic, lòng trắc ẩn giúp giải quyết vấn đề một cách tỉnh thức.

Ba loại thấu cảm được đề trên là những cái nền tảng. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ nghe đến những cái tên khác hay tham khảo những cách sử dụng khác của thấu cảm như là đồng cảm tình cảm (một cách gọi khác của thấu cảm cảm xúc), cảm thông thực thể (khi ta cảm nhận được trải nghiệm của người khác qua cơ thể của mình), thấu cảm đánh giá và thấu cảm nhìn nhận (hai dạng khác của thấu cảm nhận thức). Nhìn chung thì đây là những biến thể không cần thiết cho phần lớn mọi người hay cho việc sử dụng hàng ngày nên chúng tôi đã không thêm chúng vào bài viết này. 

Hãy Thành Thực Khi Thấu Cảm Với Người Khác.

Khi tôi nghĩ đến sự thấu cảm, tôi thường nghĩ đến cái bập bênh. Vào sâu quá trong tâm lý của người khác và bạn có thể đánh mất chính mình. Tránh việc thực lòng cảm thấy hứng thú về trải nghiệm của người khác. Cảm nhận nhiều quá thì liệu có không phù hợp, trong khi ít quá thì hơi xúc phạm?

Sự thật là, không phải tình huống nào cũng giống nhau, khiến cho không phải loại thấu cảm nào cũng giống nhau. 

Bất kì loại thấu cảm trắc ẩn nào cũng đều yêu cầu về sự chuẩn bị đối với cảm xúc. Khi bạn tìm thấy được điểm thoải mái mà ở đó giúp bạn đồng cảm một cách hiệu quả, dù là trong việc xác định các khó khăn tại nơi làm việc hay trấn an người thân, nó hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn bỏ ra. 

Nguồn: The Three Kinds of Empathy: Emotional, Cognitive, Compassionate - HeartManity’s Blog

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/