PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ QUÁ NHIỀU HỐI TIẾC

Trong đời người, chúng ta thường có những lần phải vật lộn để tìm cách vượt qua những suy nghĩ và cảm giác hối tiếc: “Giá như tôi nhận ra người yêu đã lừa dối” hoặc “Ước gì tôi đã là một người mẹ tốt và kiên nhẫn hơn đối với con trai mình” và “Giá như tôi học hành chăm chỉ hơn thì tôi đã có thể có cuộc sống tốt hơn bây giờ”.

Hối tiếc là cảm giác của sự mất mát, thất vọng hoặc không thỏa mãn. Sự hối tiếc có thể làm sức khỏe bạn giảm sút nếu cứ để cảm giác dằn vặt leo thang, ảnh hưởng đến cuộc sống. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đối mặt và quản lý cảm xúc hối tiếc, hãy tham khảo chiến lược sau: đặt câu hỏi và chấp nhận. Những chiến lược này sẽ giúp thúc đẩy bạn suy nghĩ và hành xử khác đi trước những điều gây hối tiếc.



Đặt câu hỏi cho bản thân


Hãy bắt đầu với câu hỏi sau:

"Bạn có nhận thấy cảm giác hối tiếc ảnh hưởng đến những gì bạn đang làm và những điều bạn nói như thế nào không?"

Các câu trả lời thường sẽ cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sự hối tiếc, chẳng hạn như suy giảm sự tự tin, không muốn ở bên cạnh người khác và tự chỉ trích, phán xét bản thân.

Sau đó, hãy tự hỏi những câu hỏi sau để khám phá thêm một số tình huống cụ thể:

1. “Liệu tôi có thể hành động khác đi vào giai đoạn đó trong cuộc đời, với những thông tin hoặc kinh nghiệm mà tôi có vào lúc ấy không?”

Nếu bạn tự hỏi bản thân câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã làm những gì mà bất kỳ người nào trong bối cảnh này có thể làm với nền tảng, trạng thái và thông tin bạn có.

2. "Liệu có phải lỗi lầm là do tôi hoàn toàn? Có điều gì hoặc ai khác góp phần vào sai lầm này?"

Những người đang chìm đắm trong cảm giác hối hận thường cho rằng bản thân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai lầm của họ. Điều họ cần là xem xét bất kỳ yếu tố nào khác đã gây ra vấn đề.

3. "Có điều gì tôi đã làm đúng trong tình huống mà khiến tôi hối tiếc không?"

Điều này có thể không dễ trả lời. Bạn sẽ cần khám phá tình huống kỹ hơn để tìm hiểu và nhận ra những gì bạn đã làm đúng.

4. “Từ sau trải nghiệm đáng tiếc này, có phải tôi đã đổi cách cư xử và ứng phó với những tình huống tương tự không?”

Rất có thể bạn sẽ nhận ra, rằng bạn đã học được một số bài học quan trọng trong cuộc sống. Và bạn đã trở nên tốt hơn nhờ chính những trải nghiệm mà bạn hối tiếc.

5. "Có bất kỳ điều gì bây giờ mà tôi có thể làm để tạo ra sự khác biệt về cách tôi suy nghĩ và cảm nhận về trải nghiệm này không?"

Điều này có thể giúp bạn nhận diện một số hành động sửa chữa đối với những điều bạn đã hối tiếc trong một thời gian dài. Chẳng hạn như bày tỏ sự xin lỗi với người mà bạn đã làm tổn thương. Hoặc đánh giá lại các lựa chọn hiện tại và thực hiện các hành động để hướng tới các mục tiêu mà bạn hối tiếc vì đã không đạt được sớm hơn.

Chấp nhận

Sẽ ổn thôi nếu bạn là một người không hoàn hảo, vì tất cả chúng ta không ai là hoàn hảo.

Sự hối tiếc quá mức thường có liên quan đến việc cảm thấy không ổn, khó chịu khi mắc sai lầm. Vì vậy, giải pháp để không hối tiếc thái quá là đừng cố gắng trở nên hoàn hảo. Đôi khi mắc sai lầm cũng chẳng sao, đơn giản vì con người không có lỗi lầm mới là điều bất thường.

Nguồn: Suma Chand, PhD. How to Handle Regret, ADAA

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/