Ghen Tuông, Ganh Tị, Đố Kỵ: Cảm Xúc Gắn Với Sự So Sánh & Tương Phản

Bạn có đang khao khát sự chú ý từ một người mà người này luôn chú ý đến người khác không? Bạn có bao giờ mong muốn sở hữu một thứ mà người khác có? Khi bạn cảm thấy ganh tị, ghen tuông hoặc đố kị, bạn đã đo lường ý thức về bản thân mình dựa trên hình ảnh của bạn về một người khác và đi đến một kết luận được thúc đẩy bởi tín hiệu sinh học về ảnh hưởng của sự xấu hổ. Về cơ bản, theo quan điểm của lý thuyết ảnh hưởng (affect theory) (Tomkins, 2008), ảnh hưởng là phần sinh học của cảm xúc của chúng ta. Như vậy, đố kị và ghen tuông là những biến đổi cảm xúc của sự xấu hổ tới từ ảnh hưởng.

Cảm xúc gắn với sự đố kỵ thường bị nhầm lẫn với ghen tuông. Sự đố kỵ nhắm vào người khác, mong muốn những thứ như chất lượng, sự thành công hoặc những thứ thuộc sở hữu của người khác. Ghen tuông liên quan đến việc nghĩ rằng bạn sẽ đánh mất hoặc đã đánh mất một số tình cảm hoặc sự an toàn từ người khác. 

Cả ghen tuông và đố kị đều liên quan đến so sánh và tương phản. So sánh cho thấy sự giống nhau hoặc tương đương, trong khi độ tương phản tập trung vào sự khác biệt. Đôi khi bạn có thể so sánh mình với người khác, nhưng thường thì bạn sẽ tập trung vào sự tương phản dựa trên cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy thế nào về bản thân phần lớn được quyết định bởi sự so sánh và đối chiếu giữa ý thức về bản thân của bạn với những gì bạn coi là lý tưởng của mình, điều có thể được phóng chiếu lên người khác. 

Tham khảo: Phân biệt thái độ và cảm xúc

Đối lập bản thân với hình ảnh lý tưởng hóa của người khác sẽ làm tăng thêm sự xấu hổ có thể đe dọa sự ổn định của bạn. Bất kỳ mối đe dọa nào đối với lòng tự trọng của bạn—ý thức về bản thân đã được thiết lập— sẽ có khả năng sẽ kích hoạt sự xấu hổ (Catherall, 2012), và khi bạn thiếu sót trong những điều kiện tương phản như vậy, sự xấu hổ được coi là sự đố kỵ hoặc ghen tuông với người khác.

Bạn có thể lý tưởng hóa người khác khi bạn đố kỵ; tưởng tượng rằng thứ gì đó do người khác sở hữu sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc hoặc sự thỏa mãn. Đố kỵ là trạng thái mà bạn cảm thấy mình thiếu một thứ gì đó mà nếu có nó thì bạn sẽ được ngưỡng mộ nhiều như khi bạn thầm ngưỡng mộ người sở hữu thứ mà bạn đố kỵ. Lo sợ sự kém cỏi hoặc thất vọng về bản thân có thể thúc đẩy bạn tự bảo vệ mình bằng cách hạ thấp tầm quan trọng của người mà bạn đố kỵ hoặc bằng cách hạ thấp giá trị của họ. Và theo đó, bạn trở nên coi thường người khác.

Ví dụ, những điều bạn sẽ chỉ trích về những người mà bạn ganh tị có thể là những gì mà bạn tin rằng người khác ngưỡng mộ ở họ. Mối bận tâm về một người khác đáng bị đố kỵ có thể khiến bạn liên tục đo lường giá trị bản thân dựa trên hình ảnh của bạn về giá trị của họ. Tuy nhiên, mặc dù lòng đố kỵ có thể thúc đẩy bạn làm tổn hại đến vị trí của người bị đố kỵ, dù là trong trí tưởng tượng hay trong thực tế, nhưng lòng đố kỵ cũng có thể khiến bạn làm việc chăm chỉ hơn để đạt được những gì mà người bị đố kỵ sở hữu.

Khi bạn cảm thấy ghen tuông, bạn có thể cho rằng người khác đang nhận được sự quan tâm, tình yêu hoặc sự ngưỡng mộ mà bạn muốn người đó dành cho chính mình. Sự xấu hổ chính là cơ sở của sự ghen tuông và nó cảnh báo bạn về mối đe dọa đối với mối quan hệ của bạn với một người mà bạn coi trọng. Do đó, các phản ứng tự bảo vệ điển hình đối với sự xấu hổ này gồm: rút lui, trốn tránh hoặc bày tỏ sự tức giận với bản thân hoặc người khác (Nathanson, 1992). Khi sự ghen tuông thể hiện rõ trong một mối quan hệ, phản ứng tức giận có thể dẫn đến hành vi hung hăng và xúc phạm. Bạn có thể muốn làm tổn thương người mà bạn coi như một “đối thủ” và cư xử theo cách kiểm soát với người mà bạn cho rằng họ nên dành mối quan tâm cho bạn nhiều hơn. Trở nên trốn tránh khi bạn ghen tuông, hoặc rút lui khỏi mối quan hệ, có thể đi kèm với hy vọng rằng người đó sẽ chú ý và thiết lập lại mối quan hệ với bạn. Mặc dù vậy, trốn tránh và rút lui có thể dẫn đến nỗi buồn hoặc sự cô đơn dựa trên những kinh nghiệm có trong quá khứ. Ghen tuông cũng có thể khiến bạn choáng ngợp bởi sự không chắc chắn về mối quan hệ và nỗi sợ xấu hổ có thể dẫn đến lo lắng hoặc sự ám ảnh.

Khi cảm thấy đố kỵ hoặc ganh tị, bạn có cơ hội tìm hiểu về bản thân bằng cách tự hỏi mình một số câu hỏi, thay vì chìm đắm trong câu trả lời xấu hổ: Bạn có nhận thấy rằng mình đang thiếu một số phẩm chất mà bạn muốn phát triển cho bản thân không? Bạn có đang cảm thấy ghen tuông bởi vì thực ra bạn muốn một thứ gì đó nhiều hơn từ mối quan hệ của mình mà bạn không thể có được từ người đó? Bạn nghĩ gì về bản thân và bạn muốn làm gì với cuộc sống của mình? Bạn có thể nghĩ rằng việc gần gũi với người khác có thể là cách tốt để quên đi, nhưng thực tế thì nó có thể gây ra sự xấu hổ và sau đó là cảm xúc ghen tuông hoặc đố kỵ, đặc biệt nếu bạn không coi trọng bản thân hoặc đã trải qua thời thơ ấu mất mát hay bị bỏ rơi. Do đó, bạn có thể cần nhận ra rằng cảm xúc của bạn liên quan nhiều hơn đến bản thân trong mối quan hệ với người khác.

Nguồn: PsychologyToday - Jealousy and Envy: The Emotions of Comparison and Contrast

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/