Các Nhà Tâm Lý Học Định Nghĩa Sự Chú Ý Như Thế Nào?

Sự chú ý là khả năng chủ động xử lý một thông tin cụ thể trong môi trường trong khi kết hợp với các hành vi khác của cơ thể. Sự chú ý bị hạn chế cả về khả năng thực hiện và thời gian thực hiện. 

Trong cuốn sách “The Principles of Psychology” (1980), nhà tâm lý học William James đã viết rằng sự chú ý “là việc bạn bị tâm trí chiếm hữu, thể hiện trong một dạng thức rất rõ ràng, là một hoặc đồng thời một  vài đối tượng hay những dòng suy nghĩ,... Điều này ngụ ý rằng tâm trí chúng ta rút lui khỏi một số thứ để làm việc hiệu quả hơn với thứ mà chúng ta chú ý." 

Chú Ý Là Gì?

Hãy coi sự chú ý như một điểm nhấn. Khi bạn đọc một đoạn văn, phần văn bản được tô sáng sẽ nổi lên khiến bạn tập trung sự chú ý vào những dòng đó. 

Nó không chỉ là sự tập trung vào một thứ cụ thể; nó cũng liên quan đến việc bỏ qua rất nhiều thông tin và những kích thích xảy ra cùng lúc khác. Sự chú ý cho phép bạn "từ chối tiếp nhận (tune out)" với thông tin, với cảm giác và những nhận thức không liên quan vào ngay thời điểm đó và tập trung nhiều hơn vào những thông tin quan trọng.

Hệ thống chú ý của chúng ta không chỉ cho phép chúng ta tập trung vào điều gì đó cụ thể trong môi trường, mà còn ảnh hưởng đến nhận thức về các kích thích xung quanh.

Vai Trò Của Sự Chú Ý Trong Học Tập & Tư Duy

Sự chú ý là một phần cơ bản trong sinh học của chúng ta, xuất hiện ngay khi vừa ra đời. Phản xạ có định hướng giúp chúng ta xác định những sự kiện nào cần phải tham gia, một quá trình hỗ trợ khả năng tồn tại của chính chúng ta.

Sự chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống bao gồm trường học, công việc và các mối quan hệ. Nó cho phép tập trung vào thông tin để tạo ra ký ức. Nó cũng cho phép mọi người tránh bị phân tâm để có thể tập trung và hoàn thành các công việc cụ thể.

Phân Loại Sự Chú Ý

Sự Chú Ý Có Tính Duy Trì

Hình thức chú ý này, còn được gọi là sự tập trung, là khả năng tập trung vào một thứ trong một khoảng thời gian liên tục, trong đó, chúng ta tập trung vào nhiệm vụ trước mắt và tiếp tục thực hiện một hành vi cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành hoặc một khoảng thời gian nhất định đã trôi qua.

Theo đó, nghiên cứu cho thấy sự chú ý có tính duy trì của con người có thể đạt đến đỉnh vào đầu những năm 40 và sau đó giảm dần khi già đi. 

Sự Chú Ý Có Tính Luân Phiên

Loại chú ý này liên quan đến tính đa nhiệm (multitasking) hoặc sự dễ dàng trong việc chuyển sự chú ý giữa hai hoặc nhiều thứ với những nhu cầu nhận thức khác nhau. Đừng hiểu nhầm loại chú ý này có nghĩa là tập trung vào nhiều việc cùng một lúc. Nó chính xác là dừng chú ý vào một việc và sau đó chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Sự Chú Ý Có Tính Chất Chọn Lọc

Vì sự chú ý của chúng ta có mức hạn chế, chúng ta thường phải chọn lọc về những gì chúng ta quyết định tập trung vào. 

Sự chú ý có chọn lọc liên quan đến việc có thể chọn lựa và chú ý những kích thích nhất định trong môi trường đồng thời điều chỉnh những sự quan tâm với những thứ khác. Ví dụ: bạn vừa có thể lựa chọn chú ý vào cuốn sách mà bạn đang đọc trong khi tai bạn vẫn đang nghe thấy tiếng còi xe của nhà hàng xóm bên cạnh. 

Loại chú ý này đòi hỏi bạn phải có khả năng điều chỉnh các kích thích bên ngoài không liên quan, cũng như các yếu tố gây xao nhãng bên trong như suy nghĩ và cảm xúc để tập trung vào công việc một cách có chọn lọc.

Tập Trung Chú Ý

Loại chú ý này liên quan đến việc có thể đột ngột bị thu hút bởi một kích thích thị giác, thính giác hoặc xúc giác cụ thể như tiếng ồn lớn hoặc một tia sáng. Đó là một cách phản ứng nhanh chóng với các kích thích bên ngoài, có thể đặc biệt quan trọng trong các tình huống mà một thứ gì đó trong môi trường đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức và hành động nhanh chóng.

Sự Chú Ý Ở Mức Hạn Chế

Là một dạng chú ý cũng liên quan đến đa nhiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự chú ý được phân chia giữa nhiều nhiệm vụ. Thay vì chuyển trọng tâm, mọi người chú ý đến những kích thích cùng một lúc và có thể đáp ứng đồng thời nhiều nhu cầu.

>>> Tham Khảo: Deep Work

Tập Trung & Chú Ý Khác Gì Nhau?

Chú Ý

Nếu bạn đang chú ý ngay bây giờ, sẽ có những thay đổi có thể phát hiện được trong nhịp tim, nhịp thở và lưu lượng máu của bạn. Nếu điều đó nghe có vẻ quen thuộc, đó là bởi vì những thay đổi sinh lý tương tự xảy ra trong quá trình kích thích, điều này cần thiết cho sự tỉnh táo và chú ý.

Để đưa ra quyết định về những việc cần làm, bạn cần tập trung vào những gì đang xảy ra trong môi trường, đặc biệt là khi gặp bất kỳ điều gì có liên quan đến mục tiêu của bạn. 

Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là chạy trốn khỏi một con gấu đang giận dữ, bạn cần phải cảnh giác và chú ý đến nơi bạn đang chạy để không bị vấp ngã. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng trạng thái kích thích tăng tốc độ xử lý và cải thiện khả năng hiểu các chi tiết về môi trường. Nếu không, bộ não của bạn sẽ cần một lượng thời gian và năng lượng vô hạn để xử lý tất cả các đầu vào cảm giác của nó (âm thanh, hình ảnh, mùi và các cảm giác khác), bởi vì môi trường luôn thay đổi.

Tập Trung

Ngay cả khi có thể đa nhiệm, não bộ cũng không thể xử lý tất cả các đầu vào cảm giác của nó. Thay vào đó, mọi người tập trung sự chú ý của họ vào một thứ tại một thời điểm. Sự chú ý là một khả năng hấp dẫn, bởi vì nó cho phép bạn kiểm soát rất nhiều và khả năng đồng điệu sự tập trung của bạn về không gian, thời gian và cả các chủ đề khác nhau. 

Hãy xem xét trang bạn đang đọc ngay bây giờ. Mặc dù bạn có thể xem toàn bộ trang, nhưng bạn chỉ tập trung vào một dòng tại một thời điểm. Ngoài ra, bạn có thể chuyển sự chú ý của mình về quá khứ khi bạn đọc phần đầu của trang này. Hoặc bạn có thể bỏ qua hoàn toàn các câu và tập trung vào số lần từ “bạn” xuất hiện trên trang này. Các nhà khoa học nhận ra hai loại chú ý, liên quan đến các quá trình khác nhau của não: chú ý tự nguyện (nội sinh) và chú ý không tự nguyện (ngoại sinh).

Sự chú ý tự nguyện xảy ra khi bạn chọn điều gì để tập trung vào - như tìm một người thân yêu trong đám đông. Vỏ não trước và não hoạt động khi bạn kiểm soát sự chú ý của mình hoặc hướng nó về một đối tượng hoặc vị trí cụ thể. Sự chú ý không tự nguyện xảy ra khi một thứ gì đó trong môi trường (như tiếng ồn hoặc chuyển động đột ngột) thu hút sự chú ý của bạn. Sự chú ý không tự nguyện là sự xao nhãng khỏi các mục tiêu bạn đã chọn và trên thực tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các đối tượng gây xao nhãng trong các thí nghiệm về sự chú ý. Những tác nhân gây mất tập trung có thể là cảm xúc, như hình ảnh về gia đình, hoặc hình ảnh không có cảm xúc nổi bật so với các tác nhân kích thích khác, ví dụ như một vòng tròn màu đỏ được bao quanh bởi các hình vuông màu xám. Các vùng não ở bán cầu não phải tạo thành một hệ thống xử lý các kích thích mới và thú vị khiến bạn mất tập trung vào công việc đang làm. Nghiên cứu về sự chú ý có thể giúp chúng ta hiểu các nhiệm vụ thị giác, học tập, sự phát triển của trẻ và các rối loạn về sự chú ý.

Bạn có thể đang muốn tìm hiểu 6 thói quen của những người có tập trung cao. Tham khảo bài viết tại đây.

Cải Thiện Sự Chú Ý Của Bạn

Khả năng tập trung sự chú ý của chúng ta vào một thứ trong khi cố gắng ngăn cản sự phân tâm dường như là một bản năng tự động. Tuy nhiên, khả năng con người tập trung sự chú ý có chọn lọc vào một chủ đề cụ thể trong khi gạt bỏ những thứ khác là rất phức tạp.

Tuy nhiên, để cải thiện sự chú ý, bạn có thể thử:

Tránh Đa Nhiệm

Nếu bạn muốn cải thiện khả năng chú ý của mình, hãy cố gắng tránh đa nhiệm. Việc thực hiện nhiều nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, vì vậy bạn có thể tận dụng tối đa quá trình nghiên cứu tập trung có giới hạn của mình bằng cách chỉ làm một việc tại một thời điểm.

Ngủ Đủ Giấc

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc là điều cần thiết để duy trì mức độ chú ý vừa phải, tối ưu. Không chỉ vậy, cả hai dường như có một mối quan hệ hai chiều; giấc ngủ giúp cải thiện sự chú ý, nhưng nhu cầu chú ý cũng có thể đóng một vai trò trong giấc ngủ.

Vậy làm thế nào để ngủ ngon? Tìm hiểu tại đây.

Thực Hành Chánh Niệm

Chánh niệm, liên quan đến việc chú ý đến khoảnh khắc hiện tại, đôi khi được quan niệm như một cách rèn luyện sự chú ý. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rèn luyện chánh niệm có thể mang lại những lợi ích thực sự lớn. 

Kết Lại

Nghiên cứu về sự chú ý và tập trung hứa hẹn mang tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho những người đang đối phó với các tình trạng rối loạn có liên quan. Ví dụ như một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 đã chỉ ra rằng mạch thần kinh (các đường dẫn trong não) liên quan đến sự chú ý có liên quan mật thiết đến các tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Nguồn: 

  1. Verywellmind - How Psychologists Define Attention

  2. Brain Fact - Attention and Focus

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở chinh & Trung tâm trị liệu tại Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trung tâm trị liệu tại TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/