Theo thuật ngữ sức khỏe tâm thần, khủng hoảng không nhất thiết phải đề cập đến một tình huống hoặc sự kiện đau thương, mà là phản ứng của một người đối với một sự việc. Một người có thể bị ảnh hưởng sâu sắc trong khi một người khác chịu ít hơn hoặc không bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Từ “khủng hoảng” trong tiếng Trung được hình thành với các ký tự chỉ “sự nguy hiểm” và “cơ hội”, thể hiện rõ nội hàm của một cuộc khủng hoảng.
Khủng hoảng mang đến những trở ngại, đau thương, hoặc mối đe doạ, nhưng nó cũng tạo cơ hội cho sự phát triển hoặc suy đồi.
Những Định Nghĩa Khác Nhau Của Khủng Khoảng
Những chuyên gia khác nhau định nghĩa khủng hoảng như thế nào? Có một số cách tiếp cận và giải thích khác nhau về vấn đề này. Nhiều hướng tập trung vào cách con người đối mặt với sự việc hơn là chính sự việc đó.
“Con người rơi vào trạng thái khủng hoảng khi họ đối mặt với một thử thách trước những mục tiêu quan trọng của cuộc sống - trở ngại mà, sau một thời gian, không thể vượt qua nếu chỉ giải quyết một cách thông thường.” (Caplan, 1961)
“... là sự phá vỡ cân bằng khi một người thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo kiểu truyền thống dẫn đến sự đảo lộn, vô vọng, buồn bã, hoang mang, và hoảng sợ.” (Lillibridge and Klukken, 1978)
“...khủng hoảng là nhận thức hoặc trải nghiệm về một sự kiện hoặc tình huống khi mà một khó khăn không thể chịu đựng được vượt khả năng đối phó của người đó. " (James và Gilliland, 2001)
Cách Loại Khủng Hoảng
Chúng ta thường liên tưởng tới một thảm hoạ bất ngờ khi nghĩ về khủng hoảng, như là một vụ tai nạn xe hơi, thiên tai, hay một trận đại hồng thuỷ. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng có thể thay đổi đáng kể tuỳ loại và mức độ nghiêm trọng.
Một số loại khủng hoảng:
Khủng hoảng phát triển: Những khủng hoảng này xảy ra như một phần của quá trình lớn lên và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Đôi khi khủng hoảng là một phần có thể dự đoán được của vòng đời, chẳng hạn như khủng hoảng được mô tả trong các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson.
Khủng hoảng hiện sinh: Xung đột nội tâm liên quan đến những điều như là mục đích sống, phương hướng và tâm linh. Khủng hoảng tuổi trung niên là ví dụ về một cuộc khủng hoảng thường bắt nguồn từ sự lo lắng hiện sinh.
Khủng hoảng hoàn cảnh: Những cuộc khủng hoảng đột ngột và bất ngờ này bao gồm tai nạn và thiên tai. Gặp tai nạn xe hơi, trải qua lũ lụt hoặc động đất, hay là nạn nhân của tội ác chỉ là một vài loại của khủng hoảng hoàn cảnh.
Một cuộc khủng hoảng đôi khi có thể khá hiển nhiên, chẳng hạn như một người mất việc, ly hôn hoặc dính vào một vụ tai nạn nào đó. Trong những trường hợp khác, khủng hoảng cá nhân có thể ít rõ ràng hơn nhưng vẫn có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi và tâm trạng.
Dấu Hiệu Của Một Cuộc Khủng Hoảng
Các dấu hiệu phổ biến của một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần bao gồm:
Thay đổi cân nặng
Giảm hiệu suất ở trường hoặc nơi làm việc
Thay đổi đáng kể trong thói quen ngủ
Bỏ bê vệ sinh cá nhân
Thay đổi tâm trạng đột ngột
Dừng lại những hoạt động thông thường
Nên Làm Gì Khi Rơi Vào Khủng Hoảng
Nếu bạn đang đối diện với một cuộc khủng hoảng, cho dù đó là cảm xúc hay tình huống, có những điều bạn có thể làm để giúp giữ gìn sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn trong thời gian khó khăn này của cuộc đời.
Ưu Tiên Thời Gian Của Bạn
Tập trung vào những gì quan trọng lúc này. Điều này có nghĩa là đưa bản thân thoát khỏi tình huống không an toàn hoặc chỉ tập trung vào những điều cơ bản để bạn có thể vượt qua mỗi ngày. Tránh tham gia vào quá nhiều thứ và tiết kiệm năng lượng để bạn có thể đối phó với vấn đề bạn đang gặp phải.
Tìm Sự Trợ Giúp Và Hỗ Trợ
Việc dựa vào bạn bè, gia đình và những người thân yêu trong khủng hoảng là rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia nếu cần thiết. Cân nhắc nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn đang trải qua. Bác sĩ của bạn có thể giúp đỡ hoặc đề xuất sự giúp đỡ từ các các nguồn lực trong cộng đồng, hoặc họ có thể giới thiệu một chuyên gia sức khỏe tâm thần giúp đỡ bạn. Các nguồn lực cộng đồng như trung tâm khủng hoảng và các nhóm hỗ trợ rất hữu ích.
>>> Tham Khảo: Chuyên Gia Về Trị Liệu Tâm Lý Là Ai?
Quan Tâm Đến Bản Thân
Hãy tìm cách để giảm bớt căng thẳng, cho dù nhờ những người khác chia sẻ gánh nặng của mình hay sử dụng những phương pháp cân bằng như thiền hoặc hít thở sâu. Luyện tập thật tốt việc chăm sóc bản thân, ăn uống khoa học, điều độ và cố gắng ngủ đủ giấc mỗi đêm.
>>> Tham Khảo: Làm Thế Nào Để Ngủ Ngon?
Giúp Đỡ Người Khác Đối Mặt Với Khủng Hoảng
Nếu bạn bè hay người thân đang trải qua một cuộc khủng hoảng tình cảm hay hoàn cảnh, bạn có thể làm một số việc để hỗ trợ họ một cách thiết thực và tâm lý.
Hãy Là Một Người Lắng Nghe Tốt
Thông cảm và lắng nghe những suy nghĩ, nỗi sợ, sự đau buồn hoặc lo lắng của bạn bè là một điều vô cùng quan trọng. Tập trung vào việc hỗ trợ và khuyến khích; thay vì đưa ra các giải pháp dễ bị nhầm với việc phán xét, thậm chí là coi thường. Hãy để bạn bè của bạn chia sẻ những cảm xúc của họ và cho họ biết rằng bạn luôn ở đó vì họ.
Hỗ Trợ Các Nhu Cầu Thiết Yếu
Hỗ trợ những vấn đề thiết yếu rất quan trọng đối với một người đang rơi vào khủng hoảng. Giúp đỡ các công việc hàng ngày như làm việc nhà, đi chợ, nấu ăn hoặc chạy việc vặt có thể giúp bạn của bạn trút bỏ những gánh nặng trong thời gian đương đầu với khủng hoảng.
Khuyến Khích Sự Hỗ Trợ Chuyên Nghiệp
Nếu bạn bè hoặc người thân của bạn đang gặp khó khăn, hãy khuyến khích họ liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ và tư vấn thêm. Bạn có thể giúp họ tìm kiếm một nhà trị liệu hoặc thậm chí đề nghị đưa họ đến cuộc hẹn.
Tư vấn về khủng hoảng ngắn hạn có thể giúp ích khi một cá nhân đang đương đầu với một điều gì đó quá sức. Mục đích của tư vấn khủng hoảng là để đưa ra giải pháp với tình trạng hiện tại của một cá nhân đang trải qua khủng hoảng. Tiếp xúc lâu dài với sự căng thẳng hay tổn thương có thể dẫn đến bệnh tâm lý. Nhân viên tư vấn về khủng hoảng có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để giúp thân chủ đối phó với các tác nhân gây căng thẳng và tổn thương hiện tại.
Tư vấn về khủng hoảng không nhằm cung cấp liệu pháp tâm lý mà thay vào đó đưa ra sự can thiệp ngắn hạn để giúp thân chủ nhận được sự trợ giúp, hỗ trợ, nguồn lực và sự ổn định.
>>> Tham Khảo: Tham Vấn & Trị Liệu Tâm Lý
Nguồn: Psychological Crisis Types and Causes, VerywellMind
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0977.729.396 (Zalo, 24/7)
Email: info@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn