Hầu hết mọi người đều cho rằng lòng trắc ẩn (compassion) với người khác là một phẩm chất đáng khen ngợi. Đó là: lòng tốt, sự nhân từ, dịu dàng, thấu hiểu, đồng cảm và cảm thông những con người hay động vật đang gặp nạn.
Nhưng chúng ta dường như còn nghi ngại khi nói về lòng trắc ẩn tự thân (self-compassion) – khi cá nhân dành sự trắc ẩn cho chính mình.
Đối với nhiều người, trắc ẩn tự thân nghĩa là tự thương hại, buông thả, ích kỷ. Hoặc một số người cho rằng việc tự trừng phạt bản thân là cần thiết để tránh nguy cơ suy đồi về mặt đạo đức, trốn chạy chủ nghĩa tự cao và sự kiêu ngạo giả dối. Những điều này có thật không? Sự thật về lòng trắc ẩn tự thân là gì?
1. Trắc ẩn tự thân là một dạng tự thương hại
Nhiều người lầm tưởng trắc ẩn tự thân là tự thương hại chính mình. Trên thực tế, trắc ẩn tự thân chính là “liều thuốc giải độc” cho sự tự thương hại hay xu hướng than vãn.
Trắc ẩn tự thân khiến chúng ta sẵn sàng chấp nhận, trải nghiệm và thừa nhận những cảm xúc khó khăn một cách tử tế hơn — và từ đó có thể xử lý và buông bỏ chúng trọn vẹn hơn.
Nghiên cứu của Đại học Leuven trên các sinh viên cho thấy, những người có mức độ trắc ẩn tự thân cao hơn có xu hướng ít than vãn hơn về những bất hạnh của họ. Hơn nữa, họ cho thấy ít triệu chứng lo lắng và trầm cảm hơn.
2. Trắc ẩn tự thân là yếu đuối
Thay vì là một điểm yếu, các nhà nghiên cứu đang khám phá ra rằng, trắc ẩn tự thân là một trong những năng lực mạnh mẽ nhất để đối phó và phục hồi trước các biến cố. Khi chúng ta trải qua những khủng hoảng lớn trong cuộc sống, trắc ẩn tự thân có thể giúp ta tồn tại và thậm chí phát triển.
David Sbarra và các đồng nghiệp tại Đại học Arizona đã nghiên cứu liệu lòng trắc ẩn tự thân có giúp tăng mức độ thích nghi của những người ly hôn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thể hiện lòng trắc ẩn hơn khi nói về cuộc chia tay của họ thể hiện sự điều chỉnh tâm lý tốt hơn đối với cuộc ly hôn.
Cách bạn kết nối và trân trọng bản thân khi mọi việc trở nên khó khăn — với tư cách là đồng minh hay kẻ thù nội tâm của chính mình — sẽ quyết định khả năng ứng phó trước những biến cố của bạn.
3. Trắc ẩn tự thân sẽ khiến tôi tự mãn
Nhiều người cho rằng trắc ẩn tự thân sẽ làm suy yếu động lực thúc đẩy phát triển, nỗ lực làm tốt hơn của chúng ta. Ý tưởng này cho rằng nếu bạn không tự phê bình bản thân, bạn sẽ trở nên lười biếng.
Nhưng hãy suy nghĩ về cách cha mẹ động viên con cái thành công. Nếu người lớn chỉ trích con trẻ, dòng chảy xấu hổ sẽ chỉ khiến trẻ tiếp tục mất niềm tin vào bản thân, và cuối cùng trẻ sẽ ngừng cố gắng hoàn toàn. Dĩ nhiên chúng ta cần thừa nhận một cách trung thực về những thất bại, nhưng sự cảm thông và tự khuyến khích sẽ giúp ta vượt qua khúc mắc.
Nếu chúng ta có thể nhìn nhận những thất bại và sai lầm của mình một cách tử tế, hơn là phán xét, chúng ta sẽ tiếp xúc với những khía cạnh khác của bản thân, những khía cạnh như sự quan tâm và mong muốn mọi người, kể cả bản thân, được khỏe mạnh và hạnh phúc nhất có thể.
4. Trắc ẩn tự thân là lòng tự trọng
Trắc ẩn tự thân khác với lòng tự trọng (self-esteem). Mặc dù cả hai đều có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tâm thần, song lòng tự trọng là sự đánh giá tích cực về giá trị bản thân; trong khi tự trắc ẩn hoàn toàn không phải là sự phán xét hay đánh giá.
Lòng tự trọng vốn dĩ mỏng manh, trồi sụt lên xuống tùy theo thành công hay thất bại gần nhất của chúng ta. Lòng tự trọng là một người bạn tựa thời tiết, luôn ở bên chúng ta vào những thời điểm thuận lợi và có thể bỏ rơi chúng ta khi hết vận may. Nhưng lòng trắc ẩn luôn ở đó bên chúng ta, một nguồn hỗ trợ đáng tin cậy, thậm chí khi thế giới sụp đổ.
Ngay cả khi niềm kiêu hãnh của ta bị tiêu tan, ta vẫn có thể tử tế với chính mình bởi chúng ta biết và cảm thông với nỗi đau của bản thân.
5. Trắc ẩn tự thân là ích kỷ
Nhiều người nghi ngờ trắc ẩn tự thân bởi vì họ coi đó là sự ích kỷ. Trên thực tế, khi chúng ta có thể tử tế và nuôi dưỡng bản thân, nhiều nhu cầu cảm xúc của chúng ta được đáp ứng, chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn để tập trung vào nhu cầu của người khác.
Thật không may, nhiều người cho rằng quan tâm đến lợi ích của người khác có nghĩa là chúng ta phải đối xử tệ với bản thân. Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ, nghiên cứu chỉ ra phụ nữ có xu hướng trắc ẩn tự thân thấp hơn một chút so với nam giới – một điều không quá bất ngờ, vì phụ nữ được xã hội hóa để trở thành những người chăm sóc – nhưng không được dạy cách chăm sóc bản thân.
Thực tế, nghiên cứu tại Đại học Texas, Austin trên hơn 100 cặp đôi cho thấy những người có mức độ trắc ẩn tự thân cao được đối tác của họ mô tả là quan tâm hơn, chấp nhận và ủng hộ hơn so với những người có xu hướng tự chỉ trích bản thân.
LỜI KẾT
Khi chúng ta dịu dàng, bao dung và quan tâm đến bản thân trước những đau khổ trong cuộc sống, trái tim chúng ta sẽ mở ra. Lòng trắc ẩn tự thân sẽ đưa chúng ta đến với tình yêu thương, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm và sự rộng lượng.
Sức mạnh của trắc ẩn tự thân giờ đây đang được soi sáng bởi các phương pháp khoa học thực nghiệm có tính thực tế cao, và ngày càng nhiều tài liệu nghiên cứu đang chứng minh một cách chắc chắn rằng trắc ẩn tự thân có thể được bồi dưỡng thông qua học tập và thực hành, giống như rất nhiều thói quen tốt khác.
Điều quan trọng cần biết rằng, các nhà trị liệu đã chứng minh sự tử tế với bản thân không phải là một điều xa xỉ ích kỷ, mà là một món quà giúp chúng ta hạnh phúc hơn.
Nguồn: The Five Myths of Self-Compassion, Kristin Neff, Ph.D., Greater Good Science Center
Nhưng chúng ta dường như còn nghi ngại khi nói về lòng trắc ẩn tự thân (self-compassion) – khi cá nhân dành sự trắc ẩn cho chính mình.
Đối với nhiều người, trắc ẩn tự thân nghĩa là tự thương hại, buông thả, ích kỷ. Hoặc một số người cho rằng việc tự trừng phạt bản thân là cần thiết để tránh nguy cơ suy đồi về mặt đạo đức, trốn chạy chủ nghĩa tự cao và sự kiêu ngạo giả dối. Những điều này có thật không? Sự thật về lòng trắc ẩn tự thân là gì?
1. Trắc ẩn tự thân là một dạng tự thương hại
Nhiều người lầm tưởng trắc ẩn tự thân là tự thương hại chính mình. Trên thực tế, trắc ẩn tự thân chính là “liều thuốc giải độc” cho sự tự thương hại hay xu hướng than vãn.
Trắc ẩn tự thân khiến chúng ta sẵn sàng chấp nhận, trải nghiệm và thừa nhận những cảm xúc khó khăn một cách tử tế hơn — và từ đó có thể xử lý và buông bỏ chúng trọn vẹn hơn.
Nghiên cứu của Đại học Leuven trên các sinh viên cho thấy, những người có mức độ trắc ẩn tự thân cao hơn có xu hướng ít than vãn hơn về những bất hạnh của họ. Hơn nữa, họ cho thấy ít triệu chứng lo lắng và trầm cảm hơn.
2. Trắc ẩn tự thân là yếu đuối
Thay vì là một điểm yếu, các nhà nghiên cứu đang khám phá ra rằng, trắc ẩn tự thân là một trong những năng lực mạnh mẽ nhất để đối phó và phục hồi trước các biến cố. Khi chúng ta trải qua những khủng hoảng lớn trong cuộc sống, trắc ẩn tự thân có thể giúp ta tồn tại và thậm chí phát triển.
David Sbarra và các đồng nghiệp tại Đại học Arizona đã nghiên cứu liệu lòng trắc ẩn tự thân có giúp tăng mức độ thích nghi của những người ly hôn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thể hiện lòng trắc ẩn hơn khi nói về cuộc chia tay của họ thể hiện sự điều chỉnh tâm lý tốt hơn đối với cuộc ly hôn.
Cách bạn kết nối và trân trọng bản thân khi mọi việc trở nên khó khăn — với tư cách là đồng minh hay kẻ thù nội tâm của chính mình — sẽ quyết định khả năng ứng phó trước những biến cố của bạn.
3. Trắc ẩn tự thân sẽ khiến tôi tự mãn
Nhiều người cho rằng trắc ẩn tự thân sẽ làm suy yếu động lực thúc đẩy phát triển, nỗ lực làm tốt hơn của chúng ta. Ý tưởng này cho rằng nếu bạn không tự phê bình bản thân, bạn sẽ trở nên lười biếng.
Nhưng hãy suy nghĩ về cách cha mẹ động viên con cái thành công. Nếu người lớn chỉ trích con trẻ, dòng chảy xấu hổ sẽ chỉ khiến trẻ tiếp tục mất niềm tin vào bản thân, và cuối cùng trẻ sẽ ngừng cố gắng hoàn toàn. Dĩ nhiên chúng ta cần thừa nhận một cách trung thực về những thất bại, nhưng sự cảm thông và tự khuyến khích sẽ giúp ta vượt qua khúc mắc.
Nếu chúng ta có thể nhìn nhận những thất bại và sai lầm của mình một cách tử tế, hơn là phán xét, chúng ta sẽ tiếp xúc với những khía cạnh khác của bản thân, những khía cạnh như sự quan tâm và mong muốn mọi người, kể cả bản thân, được khỏe mạnh và hạnh phúc nhất có thể.
4. Trắc ẩn tự thân là lòng tự trọng
Trắc ẩn tự thân khác với lòng tự trọng (self-esteem). Mặc dù cả hai đều có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tâm thần, song lòng tự trọng là sự đánh giá tích cực về giá trị bản thân; trong khi tự trắc ẩn hoàn toàn không phải là sự phán xét hay đánh giá.
Lòng tự trọng vốn dĩ mỏng manh, trồi sụt lên xuống tùy theo thành công hay thất bại gần nhất của chúng ta. Lòng tự trọng là một người bạn tựa thời tiết, luôn ở bên chúng ta vào những thời điểm thuận lợi và có thể bỏ rơi chúng ta khi hết vận may. Nhưng lòng trắc ẩn luôn ở đó bên chúng ta, một nguồn hỗ trợ đáng tin cậy, thậm chí khi thế giới sụp đổ.
Ngay cả khi niềm kiêu hãnh của ta bị tiêu tan, ta vẫn có thể tử tế với chính mình bởi chúng ta biết và cảm thông với nỗi đau của bản thân.
5. Trắc ẩn tự thân là ích kỷ
Nhiều người nghi ngờ trắc ẩn tự thân bởi vì họ coi đó là sự ích kỷ. Trên thực tế, khi chúng ta có thể tử tế và nuôi dưỡng bản thân, nhiều nhu cầu cảm xúc của chúng ta được đáp ứng, chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn để tập trung vào nhu cầu của người khác.
Thật không may, nhiều người cho rằng quan tâm đến lợi ích của người khác có nghĩa là chúng ta phải đối xử tệ với bản thân. Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ, nghiên cứu chỉ ra phụ nữ có xu hướng trắc ẩn tự thân thấp hơn một chút so với nam giới – một điều không quá bất ngờ, vì phụ nữ được xã hội hóa để trở thành những người chăm sóc – nhưng không được dạy cách chăm sóc bản thân.
Thực tế, nghiên cứu tại Đại học Texas, Austin trên hơn 100 cặp đôi cho thấy những người có mức độ trắc ẩn tự thân cao được đối tác của họ mô tả là quan tâm hơn, chấp nhận và ủng hộ hơn so với những người có xu hướng tự chỉ trích bản thân.
LỜI KẾT
Khi chúng ta dịu dàng, bao dung và quan tâm đến bản thân trước những đau khổ trong cuộc sống, trái tim chúng ta sẽ mở ra. Lòng trắc ẩn tự thân sẽ đưa chúng ta đến với tình yêu thương, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm và sự rộng lượng.
Sức mạnh của trắc ẩn tự thân giờ đây đang được soi sáng bởi các phương pháp khoa học thực nghiệm có tính thực tế cao, và ngày càng nhiều tài liệu nghiên cứu đang chứng minh một cách chắc chắn rằng trắc ẩn tự thân có thể được bồi dưỡng thông qua học tập và thực hành, giống như rất nhiều thói quen tốt khác.
Điều quan trọng cần biết rằng, các nhà trị liệu đã chứng minh sự tử tế với bản thân không phải là một điều xa xỉ ích kỷ, mà là một món quà giúp chúng ta hạnh phúc hơn.
Nguồn: The Five Myths of Self-Compassion, Kristin Neff, Ph.D., Greater Good Science Center
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn