Bạn đang tìm kiếm hạnh phúc? Mặc dù đôi khi bạn cảm thấy hạnh phúc là khó nắm bắt hoặc nằm ngoài tầm với của bạn, nhưng điều đó không khiến nó trở thành một hành trình hoặc mục tiêu không thể đạt được. Ngược lại, hạnh phúc có thể đang chờ bạn ở gần đây thôi nếu bạn cứ tiếp tục tìm kiếm.
Hoặc, nó có thể đơn giản hơn thế. Hạnh phúc có thể đã ở bên bạn suốt cả cuộc đời — bạn có thể chỉ không dành thời gian để nhận ra rằng nó ít phức tạp hơn nhiều so với những gì bạn từng tin tưởng. Bạn có thể biết hạnh phúc không chỉ là lái chiếc xe đời mới nhất hay có tiện ích hiện đại nhất. Nhưng, đâu là điều thực sự thúc đẩy hạnh phúc? Chúng ta hãy xem xét bốn nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới để trả lời câu hỏi này.
- Luôn luôn cải thiện
Một nghiên cứu năm 2007 báo cáo về dữ liệu từ Khảo sát Hộ gia đình của Anh đã tiết lộ một loạt các phát hiện thú vị về nguồn gốc của hạnh phúc.
Điều gì khiến chúng ta hạnh phúc: quá trình đạt được những gì chúng ta muốn hay sở hữu những gì chúng ta muốn? Nghịch lý thay, có vẻ như không phải trạng thái “đã kết hôn” khiến chúng ta hạnh phúc nhất mà lại là những sự kiện năng động như “bắt đầu một mối quan hệ mới”.
Theo cách tương tự, "kiếm được một công việc mới" có ảnh hưởng lớn hơn đến hạnh phúc hơn là tình trạng việc làm. "Mang thai" có ảnh hưởng lớn hơn đến hạnh phúc so với "trở thành cha mẹ". Tương tự, các sự kiện như "bắt đầu một khóa học mới", "vượt qua kỳ thi" hoặc "mua một ngôi nhà mới" cũng đều có mức độ hạnh phúc cao.
Ngược lại, các sự kiện có liên quan thấp đến hạnh phúc bao gồm việc kết thúc mối quan hệ, mất việc làm và mất cha mẹ. Tất cả những điều này có nghĩa là gì, và điều gì đang khiến những người dân ở Anh hạnh phúc? Hãy dành một chút thời gian để tìm ra điều này.
Các sự kiện động tích cực (positive dynamic events) dường như là chìa khóa thay vì các tình huống tĩnh (static situations). Mặc dù điều này nghe có vẻ kém sâu sắc, nhưng nó có ý nghĩa ở một mức độ nhất định nếu bạn coi hạnh phúc chỉ là một trạng thái "nhất thời".
Chúng ta có thể thu thập được gì từ nghiên cứu này? Nếu bạn muốn theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống của mình hay muốn luôn lạc quan, hãy ý thức rằng luôn có khả năng một sự kiện hạnh phúc nào đó đang chờ đợi bạn. Và nếu bạn cảm thấy không muốn chờ đợi - hãy ra ngoài và làm điều gì đó khiến hạnh phúc xảy ra. Như câu nói của Abraham Lincoln, "Cách tốt nhất để dự đoán tương lai của bạn là tạo ra nó."
- Hòa mình với những người hạnh phúc
Một nghiên cứu năm 2008 đã báo cáo dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu Framingham Heart được thực hiện ở Framingham, Massachusetts đã theo dõi 4.739 người từ năm 1983 đến năm 2003 để trả lời một câu hỏi thú vị: hạnh phúc của chúng ta có phụ thuộc vào mức độ hạnh phúc của những người xung quanh chúng ta không?
Thật đáng ngạc nhiên, kết quả của cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính xác là như vậy.
Những người được bao quanh bởi những người hạnh phúc có nhiều khả năng trở nên hạnh phúc trong tương lai. Hơn nữa, phân tích cho thấy rằng hiệu ứng này là kết quả của sự lan tỏa hạnh phúc, không chỉ là một giả lập rằng những người vui vẻ thường có xu hướng đi chơi với nhau.
Theo nghiên cứu này, nếu bạn có một người bạn sống cách bạn một dặm và người bạn đó trở nên hạnh phúc, thì khả năng bạn trở nên hạnh phúc sẽ tăng khoảng 25%. Điều này cũng đúng đối với vợ/ chồng (cải thiện tới 16%), anh chị em sống trong phạm vi một dặm (lên đến 28%) và hàng xóm kế bên (lên đến 70%). Điều thú vị là hạnh phúc của đồng nghiệp không ảnh hưởng đến hạnh phúc của những người xung quanh.
Tất cả điều này có nghĩa là gì? Hãy vây quanh mình với những người hạnh phúc càng nhiều càng tốt, vì rất có thể niềm hạnh phúc của họ sẽ lây lan sang bạn.
- Nhớ lại những kỷ niệm tích cực
Trong một nghiên cứu của Úc trên 300 thanh niên, cho thấy rằng những người nhớ lại ký ức về cách giải quyết vấn đề (thời điểm bạn vượt qua thử thách thành công) hoặc về bản sắc (thứ đã định hình bạn trở thành con người như ngày hôm nay) cho thấy có thể giảm cảm xúc tiêu cực và tương tự, tăng cảm xúc tích cực.
Những phát hiện này cho thấy rằng chỉ cần nghĩ lại khoảng thời gian trong cuộc đời khi bạn vượt qua một thử thách, hoặc thời điểm trải qua một kinh nghiệm sống quan trọng có ích cho bạn, có thể có hiệu quả trong việc thúc đẩy tâm trạng của bạn và do đó, thúc đẩy hạnh phúc của bạn.
- Mục tiêu tập thể hoặc tự tôn bản ngã
Một nghiên cứu năm 2019 ở Hàn Quốc sử dụng dữ liệu từ Khảo sát xã hội chung Hàn Quốc (KGSS) cho thấy những người ưu tiên khía cạnh tâm linh có khả năng hạnh phúc hơn, tiếp theo là những người coi trọng các mối quan hệ xã hội (bạn bè, gia đình, hàng xóm).
Những người đặt nặng thành tích bên ngoài (tiền bạc, học vấn, công việc, giải trí) ít có khả năng hạnh phúc nhất.
Những phát hiện này cho thấy rằng con đường dẫn đến hạnh phúc ở Hàn Quốc không phải là về tất cả những gì lấp lánh bạc vàng - mà là theo đuổi các mục tiêu liên quan đến chủ nghĩa tập thể hoặc tự tôn bản ngã, và chúng có thể là điều quan trọng nhất để thúc đẩy và duy trì hạnh phúc. Những kết quả này phù hợp với những kết quả được tìm thấy trong lĩnh vực tâm lý học tích cực.
Lời kết
Rõ ràng rằng điều khiến bạn hạnh phúc có thể phụ thuộc vào nơi bạn sống trên thế giới này (mặc dù đây là những nghiên cứu hạn chế xem xét các khái niệm khác nhau). Người Anh coi trọng sự thay đổi tích cực, người Mỹ cảm thấy hạnh phúc khi những người xung quanh hạnh phúc, người Úc hạnh phúc khi nhớ về những kỷ niệm tích cực và người Hàn Quốc hạnh phúc nhất khi tham gia vào các hoạt động tập thể và theo đuổi các vấn đề tinh thần, tâm linh.
Tuy nhiên, vấn đề chung là mức độ hạnh phúc luôn thay đổi và đồng hồ đo sự hạnh phúc của bạn luôn có thể được tăng cường. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi hạnh phúc, hãy bao quanh bạn với sự tích cực và nhìn xa hơn hoàn cảnh hiện tại của bạn để hướng tới bức tranh lớn hơn, cả về con người và vị trí của bạn trong vũ trụ rộng lớn hơn.
Nguồn: How to Find Happiness in Your Life, Verywell Mind
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
Hình ảnh một số hoạt động của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: